Chuyện về khu mộ địa thái giám duy nhất ở Việt Nam
Dù có được sủng ái đến đâu, thái giám mãi mãi chỉ là những kẻ nô bộc tầm thường, suốt kiếp bị miệng đời khinh rẻ.
Cảnh rêu phong, hoang lạnh của khu mộ địa thái giám duy nhất ở Việt Nam
Đến lúc mất đi, thi hài thái giám không được chôn gần lăng tẩm hay các nơi linh thiêng. Một số thái giám không nhận được con nuôi, khi về với đất, phải chịu cảnh bát nhang lạnh lẽo đến muôn đời…
Bí mật về thái giám trong cung triều Nguyễn
Theo một số tài liệu nghiên cứu về thái giám triều Nguyễn, thì thái giám thường có hai hệ là “giám sinh” và “giám lặt”. “Giám sinh” là những người con trai bẩm sinh đã bị khiếm khuyết ở bộ phận sinh dục. Theo quy định dưới thời phong kiến, gia đình nào sinh ra một người con như vậy phải lập tức báo cáo với quan chức trong làng. Tên tuổi, quê quán đứa trẻ được Bộ Lễ lưu vào sổ theo dõi. Đến lúc đứa trẻ lên 10 sẽ được đón vào cung nuôi nấng. Và khi trưởng thành, Bộ Lễ sẽ đưa vào nội cung để làm thái giám.
Còn “giám lặt” là những thiếu niên bị thiến từ nhỏ rồi sau đó được đưa vào cung nuôi. Khi tiến hành tịnh thân (cắt bỏ bộ phận sinh dục), người ta cho thiếu niên uống một thứ thuốc có tác dụng gây tê toàn thân, hoàn toàn không còn cảm giác đớn trong một thời gian ngắn. Sau đó, buộc chặt bụng và đùi của thiếu niên vào một cái bàn. Trước khi tiến hành, thiếu niên được hỏi “có bằng lòng tịnh thân (thiến) hay không?”. Nếu gật đầu đồng ý thì công đoạn tiếp theo sẽ được thực hiện. Tất cả những bộ phận của cơ quan sinh dục nam bị cắt bỏ được đem đi sao tẩm để cất giữ lâu dài. Khi người thái giám được thăng chức, các quan trong kho lưu trữ sẽ đem “thứ ấy” ra để trình làm vật chứng. Với thái giám, phần bị cắt bỏ đi đã trở thành bảo vật với họ, và sau khi mất đi “bảo vật ấy sẽ được đem chôn cùng thi thể.
Video đang HOT
Các thái giám triều Nguyễn trong đại nội
Thái giám trong nội cung là người sai vặt, hầu hạ cho vua, hoàng hậu, phi tần. Ngoài ra, thái giám còn phải đảm nhận rất nhiều công việc cực nhọc khác để phục dịch cho đời sống xa hoa trong cung cấm. Nhưng nhiệm vụ đặc biệt nhất mà chỉ có mình thái giám mới được thi hành là sắp đặt việc ân sủng phi tần cho nhà vua mỗi đêm. Ở triều nhà Nguyễn, có một phòng kín dùng để chứa thẻ ngọc lưu tên phi tần mỹ nữ của nhà vua. Khi vua yêu thích và muốn ân ái cùng mỹ nữ nào sẽ úp tấm thẻ ngọc có ghi tên mỹ nữ ấy xuống. Đến giờ, thái giám sẽ vào phòng, ghi nhớ tên phi tần được chọn. Sau, thái giám cầm một tấm vải đỏ đến phòng phi tần được chọn. Lúc này, bà phi sẽ trút hết xiêm y, chỉ được khoát lên mình tấm vải đỏ thái giám đã mang tới, rồi được thái giám hộ tống đến phục vụ nhà vua. Khi trời vừa mờ sáng, nhà vua dời gót, cũng là lúc thái giám đến đưa bà phi về phòng. Danh tính của các vị phi tần được nhà vua ân sủng đều phải tuyệt đối giữ bí mật để tránh sự đó kỵ lẫn nhau trong hậu cung. Ngoài ra thái giám còn là người ghi lại ngày, giờ, nhà vua đã ân ái cùng phi tần nào, để khi phi tần có bầu, sinh con sẽ mang ra đối chiếu, tránh việc “đánh tráo con rồng”. Việc chọn lựa người để ân ái là do vua quyết định. Nhưng các thái giám cũng có nhiều “mánh khóe” để có tác động đến việc vua sẽ chọn mỹ nữ nào. Do đó, thái giám thân cận vua thường rất giàu có do được các bà hoàng, bà phi tranh thủ đút lót để được nói tốt trước mặt nhà vua. Có rất nhiểu trường hợp phi tần, mỹ nữ do khing thường thái giám mà chôn tuổi xuân cả đời trong cung cấm vẫn không một lần được nhà vua ân sủng.
Thái giám khi đưa vào nội cung, đa phần sống một cuộc đời buồn tủi, tẻ nhạt, bị người đời khinh khi, trong cung coi rẻ. Phần vì khi đã trưởng thành, hiểu hết về thân phận lạ kỳ của mình nên hầu như thái giám luôn sống trong tâm trạng yếm thế, không cần biết đến hậu vận, bởi suốt đời họ chỉ được ở trong cung cấm, không thể lập gia đình, sinh con cái nối dõi. Họ chỉ canh cánh một nỗi lo về hậu sự của mình. Đối với thái giám chết ở đâu, chết lúc nào … không quan trọng bằng việc được an táng toàn thây. Nghĩa là được chôn cùng thứ đã bị cắt bỏ ở cái thuở còn chưa biết nghĩ suy. Thái giám luôn tin rằng, có như vậy, khi về thế giới bên kia họ mới được diêm vương, quỷ sứ thừa nhận là con người, và hồn phách sẽ lành lặn như thuở mới sinh ra. Chính vì thế, nên vào cái ngày “kinh đô thất thủ” (1885), trận phục thù của tướng quân Tôn Thất Thuyết thất bại, quân Pháp ùa vào nội thành Huế tàn sát đẫm máu, chiếm lấy kinh đô. Trong cái cảnh hoang tàn, máu lửa, hoảng loạn đến tột độ ấy, hầu hết các quan lại, triều thần, phi tần mỹ nữ, nô tỳ, … đều tìm mọi cách để thoát khỏi thành nội. Chỉ có các thái giám vẫn còn kiên trì ở lại để tìm cho ra “bảo vật” đã bị cắt bỏ của mình, để đến khi chết được làm con ma lành lặn…
Chùa Từ Hiếu – nơi lưu dấu những di tích cuối cùng về thái giám trong vương triều Việt
Khu mộ địa bị lãng quên
Là thái giám, không ít người may mắn được kề cận nhà vua, được vua yêu mến và trọng dụng. Cũng có không ít thái giám vì khéo ăn, khéo nói mà được lòng các bà hoàng, phi tần và thường xuyên được ban thưởng vàng bạc châu báu, của cải cả đời không dùng hết. Nhưng dù có được sủng ái đến đâu, thái giám mãi mãi chỉ là kẻ nô bộc tầm thường, suốt kiếp bị miệng đời khinh rẻ. Đến lúc mất đi, thi hài thái giám không được chôn gần lăng tẩm hay các nơi linh thiêng. Để kiếm người nhang khói cho mình khi nhắm mắt xuôi tay, các thái giám thường tích lũy rất nhiều tiền để mua, hoặc xin con nuôi. Một số thái giám cấp thấp hơn, chẳng đủ tiền để mua, hay không thể tìm được con nuôi, khi về với đất, họ phải chịu cảnh bát nhang lạnh lẽo đến muôn đời…
Và cũng vì lo lắng cho phần hậu sự bi thảm của mình, nên Châu Phước Năng, một thái giám dưới triều vua Thiệu Trị, đã đứng ra quyên tiền trùng tu chùa Từ Hiếu, đến lúc trút hơi thở cuối cùng, ông được chôn cất tại đây. Về sau, các thái giám có phần công đức tại chùa Từ Hiếu khi mất đi sẽ được mang về đây an táng. Từ đó, trong dân gian gọi chùa Từ Hiếu là “chùa thái giám”, và đây cũng là khu nghĩa trang dành cho thái giám duy nhất còn sót lại tại Việt Nam. Đáng tiếc khu mộ địa này từ lâu rêu phong bám phủ, và đang dần bị lãng quên…
Chùa Từ Hiếu ở Dương Xuân, Dương Thủy, tỉnh Thừa Thiên – Huế, cách thành phố Huế khoảng 5 cây số. Chúng tôi đến viếng chùa Từ Hiếu trong những ngày Huế mưa gió dầm dề. Cách khu chánh điện khoảng 30 mét về phái bên trái là khu nghĩa trang thái giám. Khu mộ được xây theo lối kiến trúc cổ, có quynh thành bao quanh, bia ghi công đức các vị thái giám và tổng cộng có khoảng 22 ngôi mộ được chôn thành 3 hàng. Trước cổng dẫn vào khu mộ địa thái giám, có một tấm bia mà lời đề của nó khiến hậu thế không khỏi chạnh lòng. Bia viết bằng chữ Hán trang trọng, và theo bản dịch, bia đề: “Trong đời sống, chúng tôi tìm thấy ở đây sự yên bình. Khi ốm đau, chúng tôi lui về đây và sau khi chết, chúng tôi sẽ được chôn chung ở đây. Dù sống hay chết, chúng tôi vẫn tìm thấy được ở đây sự yên bình”.
Huế ngày mưa, khu mộ địa lại càng thêm hiu hắt. Bốn góc quanh thành hầu như gần đổ nát, xác lá tả tơi, rêu phong xanh um trên những nấm mộ tường xây bị bào mòn trơ trọi. Vài nắm hương tắt ngúm, xiêu vẹo, lưa thưa càng khiến những nấm mồ côi trở nên hoang tàn, lạnh lẽo. Những người lại qua chắc hẳn sẽ không khỏi chạnh lòng cho những người đã sống một cuộc đời đầy tủi nhục, đến lúc mất đi, nơi nấm mồ cô quạnh không một người thân đoái hoài nhang khói. Nhưng may mắn thay, các tăng ni trong chùa Từ Hiếu vẫn thường xuyên quét dọn cho khu nghĩa trang thái giám này. Và theo tục lệ, cứ đến rằm tháng 11 hằng năm, chùa Từ Hiếu lại tổ chức ngày giỗ chung để tưởng nhớ những người đã mất, và trong đó cũng có phần của các thái giám được chôn cất nơi đây. Âu, cũng là chút an ủi cho linh hồn những người khi còn sống, đã phải gánh chịu quá nhiều sự khắc nghiệt của số phận rủi may.
Theo Xahoi
Siết chặt hoạt động của tàu cánh ngầm
Tàu cao tốc gắn thiết bị giám sát hành trình của ô tô; tuyến đường thủy nội địa chưa có bản đồ số nên khi xảy ra sự cố, công tác cứu hộ chậm trễ... là những tồn tại của hàng trăm tàu cánh ngầm đang hoạt động hiện nay.
Tàu cao tốc cánh ngầm bấy lâu nay vẫn chưa được chú trọng quản lý
Cứu hộ không kịp
Trước tình hình TNGT đường thủy diễn biến phức tạp thời gian qua, Bộ GTVT đã quyết định thành lập 2 đoàn kiểm tra điều kiện an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của tàu cao tốc cánh ngầm; điều kiện về đảm bảo an toàn đối với luồng hàng hải, cảng, bến thủy nội địa phục vụ tàu cao tốc cánh ngầm đón, trả hành khách tại 3 địa phương Hải Phòng, TP Hồ Chí Minh và Bà Rịa - Vũng Tàu. Ông Nguyễn Văn Thuấn, Vụ trưởng Vụ ATGT, Bộ GTVT cho biết, đoàn kiểm tra phát hiện một số tàu gắn thiết bị giám sát hành trình của ôtô. Do đó, khi tàu rời bến, hành trình của tàu sẽ được hiển thị trên cạn, trong khi tuyến đường thuỷ nội địa chưa có bản đồ số nên rất khó xác định vị trí, hành trình của tàu. "Đặc biệt, khi xảy ra sự cố thì công tác cứu hộ sẽ không kịp thời... Ngoài ra, hoạt động giám sát, quản lý của các cảng vụ, các đơn vị quản lý luồng, bến cũng còn nhiều bất cập".
Với thực trạng trên, Bộ GTVT đã yêu cầu các chủ tàu (công ty) khai thác tàu cao tốc cánh ngầm buộc phải lắp đặt hệ thống tự động nhận dạng (AIS) để các cơ quan chức năng quản lý và giám sát hoạt động của tàu trên tuyến luồng. Ông Nguyễn Xuân Sang, Giám đốc Cảng vụ Hàng hải TP Hồ Chí Minh, một trong những địa phương quản lý nhiều tàu cao tốc cánh ngầm nhất cả nước cho biết, khi các tàu cánh ngầm có lắp hệ thống AIS, Cảng vụ sẽ quản lý được tuyến hành trình, tốc độ, vị trí, khuyến cáo hoặc phát hiện các vi phạm về tốc độ... cũng như phát hiện kịp thời tình trạng bất thường như sự cố máy, lái... tạo điều kiện thuận lợi trong công tác quản lý phương tiện trong khu vực.
Tàu cao tốc sẽ bị khống chế tốc độ
Nhằm bảo đảm an toàn cho người và phương tiện tàu hoạt động, Bộ GTVT giao Cục Hàng hải Việt Nam chỉ đạo các Cảng vụ Hàng hải TP Hồ Chí Minh, Vũng Tàu và Hải Phòng quy định các khu vực khống chế tốc độ của tàu cao tốc cánh ngầm trên luồng hàng hải, hoàn thành trước ngày 31-11-2013. Lãnh đạo Bộ GTVT nhấn mạnh, không cấp giấy phép rời cảng, bến cho tàu cao tốc cánh ngầm khi chưa đáp ứng điều kiện theo quy định.
Liên quan đến hoạt động của loại tàu cánh ngầm, Bộ GTVT đang chủ trì xây dựng Dự thảo Nghị định quy định về niên hạn sử dụng phương tiện thủy cao tốc chở khách tại Việt Nam. Theo đó, Bộ GTVT đã trình 2 phương án quy định niên hạn sử dụng tàu cao tốc chở khách, thời hạn áp dụng và cách tính tuổi tàu. Ý kiến tham vấn của các các Bộ, ngành và Sở GTVT các tỉnh, thành đều cho rằng, tất cả các phương tiện thủy cao tốc chở khách nên quy định niên hạn sử dụng không quá 25 năm.
Mới đây, tại Chỉ thị 20 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường thực hiện các giải pháp cấp bách nhằm ngăn chặn TNGT hàng hải và đường thủy nội địa, Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ GTVT, khẩn trương rà soát, sửa đổi, bổ sung văn bản quy phạm pháp luật về giao thông hàng hải và đường thủy nội địa. Siết chặt các điều kiện về an toàn trong hoạt động vận tải bằng tàu cao tốc, đặc biệt là tàu cao tốc cánh ngầm, đồng thời có quy định cụ thể về niên hạn sử dụng tàu cao tốc.
Ngân Tuyền
Theo ANTD
Bộ GTVT yêu cầu tàu cao tốc cánh ngầm lắp đặt AIS Chủ tàu cao tốc cánh ngầm một máy phải hoàn thành việc lắp đặt hệ thống từ động nhận dạng AIS trước khi đưa tàu vào hoạt động trở lại. Chủ tàu cao tốc cánh ngầm hai máy phải hoàn thành việc lắp đặt AIS trước ngày 1/11/2013. Kiểm tra hoạt động tàu cao tốc tại Thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa-Vũng...