Chuyện về Khách sạn lớn nhất Triều Tiên
Khách sạn Ryugyong, được đặt theo tên của một biệt danh lịch sử của Bình Nhưỡng có nghĩa là “thủ đô của những cây liễu”, được cho là sẽ hoàn thành sau 2 năm. Nhưng đến nay nó vẫn chưa hoàn thành.
Khách sạn với cấu trúc có một không hai ở Triều Tiên và trên thế giới. Ảnh: Getty Images.
Lễ khởi công của khách sạn lớn nhất thủ đô Bình Nhưỡng của Triều Tiên được diễn ra năm 1987. Tòa nhà chọc trời với vóc dáng của một kim tự tháp với chiều cao hơn 300 m và được thiết kế với 3.000 phòng với ít nhất 5 nhà hàng và tầm nhìn toàn cảnh thủ đô.
Khách sạn Ryugyong, được đặt theo tên của một biệt danh lịch sử của Bình Nhưỡng có nghĩa là “thủ đô của những cây liễu”, được cho là sẽ hoàn thành sau 2 năm. Nhưng đến nay nó vẫn chưa hoàn thành.
Trong khi kiến trúc này đạt chiều cao theo thiết kế vào năm 1992, nó vẫn trơ trọi không được lắp cửa sổ và trống không thêm 16 năm nữa, những lớp bê tông trần trụi của nó lộ ra, sừng sững như một con quái vật đang đe dọa và nhìn ra thành phố. Trong thời gian đó, tòa nhà khiến mọi thứ xung quanh trở nên nhỏ bé, đã được người dân gọi với cái tên “khách sạn hủy diệt”.
Sau này, khách sạn được bao bọc bởi những lớp thủy tinh và kim loại, gần đây là gắn thêm hệ thống đèn LED để biến nó trở thành một “kỳ quan” đầy màu sắc trong đêm tối. Quá trình xây dựng khách sạn từng cứ bắt đầu rồi phải ngắt quãng nhiều lần. Cho đến nay, nó vẫn đóng cửa và trở thành tòa nhà không có người ở cao nhất thế giới.
Tòa nhà khiến tất cả mọi thứ xung quanh như trở nên nhỏ bé hơn. Ảnh Getty Images.
Khách sạn Ryugyong là sản phẩm của cuộc cạnh tranh trong Chiến tranh Lạnh giữa Hàn Quốc được hỗ trợ bởi Mỹ và miền Bắc do Liên Xô hậu thuẫn. Một năm trước khi công trình bắt đầu, một công ty Hàn Quốc đã xây dựng khách sạn cao nhất thế giới lúc bấy giờ, khách sạn Westin Stamford ở Singapore. Thủ đô Seoul của “miền Nam Hàn” trong khi đó đã sẵn sàng để tổ chức Thế vận hội Mùa hè 1988.
Là một phần trong những phản ứng chính trị của Triều Tiên với các thành tựu đáng nể mà Hàn Quốc đạt được, Bình Nhưỡng đã tổ chức Liên hoan Thanh niên và Sinh viên Thế giới 1989. Do đó, nước này lên kế hoạch xây dựng một khách sạn đồ sộ để phục vụ sự kiện này, chiếm lấy kỷ lục thế giới từ người láng giềng miền Nam.
Nhưng do vấn đề kỹ thuật, khách sạn này đã không hoàn thành đúng thời gian cho sự kiện. Chính phủ đã đổ hàng tỷ USD vào sự kiện này, xây dựng một sân vận động mới, mở rộng sân bay của Bình Nhưỡng và mở đường mới. Điều đó gây sức ép không hề nhỏ cho nền kinh tế yếu lúc này của Triều Tiên, trong bối cảnh sự sụp đổ của Liên Xô khiến nước này bị mất đi viện trợ và đầu tư quan trọng.
Triều Tiên đối mặt với một cuộc khủng hoảng kinh tế. Mặc dù cấu trúc bên ngoài đã được hoàn thành, việc xây dựng đã bị dừng lại vào năm 1992 và một cần cẩu đã bị bỏ rơi trên đỉnh tòa nhà.
Tòa nhà với màn “biểu diễn” đèn LED vào buổi tối. Ảnh Getty Images.
Tòa nhà bao gồm ba cánh, mỗi cánh nghiêng một góc 75 độ, hội tụ thành một hình nón bao quanh 15 tầng trên cùng, dành cho các nhà hàng và tầng quan sát.
Hình dạng kim tự tháp không chỉ là về mặt thẩm mỹ, đó là bởi vì Ryugyong, một hình dạng hiếm gặp đối với một tòa nhà chọc trời, được làm bằng bê tông cốt thép chứ không phải bằng thép.
Video đang HOT
Calvin Chua, một kiến trúc sư tại Singapore, người đã nghiên cứu quá trình xây dựng đô thị của Bình Nhưỡng, cho biết tào nhà “được xây dựng như thế này bởi vì các tầng trên cần phải nhẹ hơn”. “Họ không có vật liệu xây dựng tiên tiến, vì vậy nó được xây dựng hoàn toàn bằng bê tông. Bạn không thể đạt được một tòa tháp thanh mảnh theo cách đó, bạn cần phải có một cơ sở đồ sộ với đỉnh thon”.
“Nếu bạn nhìn vào lịch sử xây dựng ở Triều Tiên kể từ khi kết thúc Chiến tranh Triều Tiên, hầu hết các tòa nhà đều được làm bằng bê tông: Đó là vật liệu mà họ quen thuộc”, Chua cho biết thêm.
Theo Chua, người từng làm việc ở Triều Tiên với các kiến trúc sư địa phương, Ryugyong có thể được thiết kế trông giống như một ngọn núi, không phải là một kim tự tháp, bởi vì những ngọn núi đóng vai trò quan trọng trong biểu tượng của đất nước.
Cấu trúc bê tông khổng lồ nằm trơ trọi đến tận năm 2008. Ảnh Getty Images.
Năm 2008, sau 16 năm tạm dừng, việc xây dựng bất ngờ được nối lại, như một phần của thỏa thuận với Orascom, một tập đoàn Ai Cập được ký hợp đồng xây dựng mạng 3G tại Triều Tiên.
Chiếc cần cẩu rỉ sét đã đứng trên tòa nhà trong gần 2 thập kỷ cuối cùng đã được gỡ bỏ. Các công nhân được các kỹ sư Ai Cập hỗ trợ lắp đặt các tấm kính và kim loại cho kết cấu bê tông với chi phí 180 triệu USD, tráng men hoàn toàn và tạo cho tòa nhà một vẻ ngoài bóng bẩy.
Dự án, được hoàn thành vào năm 2011, thúc đẩy sự đầu cơ về việc khai trương của khách sạn. Vào cuối năm 2012, tập đoàn khách sạn hạng sang của Đức Kempinski tuyên bố rằng Ryugyong sẽ mở một phần dưới sự quản lý của mình vào giữa năm 2013, nhưng vài tháng sau đó đã rút lui, với lý do việc gia nhập thị trường hiện là “không thể”.
Ảnh Getty Images.
Có một tin đồn từ lâu rằng tòa nhà có cấu trúc không tốt và kỹ thuật xây dựng kém. Năm 2014, một tòa nhà chung cư 23 tầng đã sụp đổ ở Bình Nhưỡng vì việc xây dựng “không được thực hiện đúng cách”, theo báo cáo của truyền thông nhà nước Triều Tiên.
Hình ảnh về nội thất của khách sạn từ năm 2012 cho thấy, bên trong, rất ít công việc đã được thực hiện. Những hình ảnh được chụp bởi Simon Cockerell, tổng giám đốc của Koryo Group, một công ty có trụ sở tại Bắc Kinh chuyên về các chuyến du lịch Bắc Triều Tiên, và một trong số rất ít người nước ngoài đã vào khách sạn Ryugyong.
Ryugyong “tái sinh” vào năm 2018, khi đèn LED được lắp đặt ở mặt tiền của nó, biến tòa nhà thành chương trình ánh sáng lớn nhất của Bình Nhưỡng. Một chương trình dài bốn phút về lịch sử của Triều Tiên và một loạt các khẩu hiệu chính trị được chiếu, trong khi hình nón ở trên đỉnh tòa nhà một lá cờ của Triều Tiên khổng lồ.
Ảnh Getty Images.
Trong những năm gần đây, nhiều công việc đã được thực hiện tại các khu vực xung quanh khách sạn, cho phép mọi người có thể đi bộ ngay đến lối vào phía trước (nhưng không vào được). Vào tháng 6-2018, một bảng hiệu đề tên “Khách sạn Ryugyong” đã được thêm vào trước tòa nhà.
Tuy nhiên, nhiều người vẫn đặt câu hỏi: Liệu khách sạn này có bao giờ mở? Khách sạn Ryugyong không còn là tòa nhà cao nhất ở Bán đảo Triều Tiên: Lotte World Tower ở Seoul, hoàn thành vào năm 2017, cao hơn nó gần 240 m. Đây vẫn là tòa nhà cao nhất ở Triều Tiên, mặc dù Bình Nhưỡng đã chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của các tòa tháp dân cư cao tầng trong thời gian gần đây, tòa tháp cao nhất chỉ thấp hơn 60 m so với Ryugyong.
Duy Tiến
Theo cand.com.vn
Sau 30 năm, khách sạn cao nhất Triều Tiên vẫn chưa hẹn ngày mở cửa
sạn Ryugyong được đặt theo tên một di tích lịch sử ở thủ đô Bình Nhưỡng. Khách sạn cao 300 m dự kiến mở cửa đón những vị khách đầu tiên chỉ trong vòng 2 năm kể từ ngày khởi công.
Thế nhưng, bánh xe lịch sử đã trêu đùa với số phận của khách sạn Ryungyong. Bất ổn kinh tế, xã hội của Liên Xô và khối Đông Âu, những nhà tài trợ và đối tác chính của Triều Tiên, khiến Bình Nhưỡng không có đủ tiền để thanh toán chi phí khổng lồ xây dựng khách sạn này.
Năm 1992, tức 4 năm sau ngày khởi công, khách sạn mới đạt đến chiều cao như dự tính. Kể từ thời điểm đó, công tác thi công đã đình trệ, khiến Ryugyong trở thành công trình trơ trọi kết cấu xi măng trong suốt 16 năm tiếp theo, và bị gọi với cái tên là "khách sạn bị nguyền rủa".
Di sản Chiến tranh Lạnh
Dẫu chưa bao giờ được Triều Tiên công nhận, việc khởi công xây dựng khách sạn Ryugyong được giới quan sát quốc tế coi là một sản phẩm biểu tượng cho sự đối đầu giữa Hàn Quốc, được Mỹhậu thuẫn, và Triều Tiên, do Liên Xô viện trợ.
Một năm trước ngày Ryugyong được xây dựng, tập đoàn SangYong của Hàn Quốc đã xây dựng thành công tòa nhà Westin Stamford tại Singapore, khi đó được coi là khách sạn cao nhất thế giới. Cùng lúc đó, thủ đô Seoul của Hàn Quốc cũng đang chuẩn bị tổ chức Olympics mùa hè năm 1988.
Nhằm đáp trả lại những thành tựu phát triển kinh tế, khoa học, kỹ thuật của Seoul, Bình Nhưỡng đã đăng cai tổ chức Lễ hội Thanh niên và sinh viên thế giới năm 1989, phiên bản Olympics dành riêng cho các nước thuộc khối xã hội chủ nghĩa.
Để phục vụ sự kiện này, khách sạn Ryugyong được xây dựng, nhằm chiếm lấy ngôi khách sạn cao nhất thế giới từ tay người Hàn Quốc. Thế nhưng, vì nhiều lý do kỹ thuật, công trình đã không thể được hoàn thiện đúng thời gian của Lễ hội năm 1989.
Khách sạn Ryugyong chưa được trang trí ngoại thất năm 2008. Ảnh: Getty.
Ngoài Ryugyong, chính quyền Triều Tiên cũng chi hàng tỷ USD để xây dựng một sân vận động mới, mở rộng sân bay quốc tế ở thủ đô Bình Nhưỡng, xây dựng nhiều hệ thống đường xá đồ sộ.
Những khoản chi tiêu khổng lồ phục vụ mục tiêu chính trị của Bình Nhưỡng đã đặt những gánh nặng tài chính chồng chất lên nền kinh tế vốn đã không ổn định của Triều Tiên, trong bối cảnh Liên Xô dần suy yếu và sụp đổ, khiến nước này mất đi những nguồn viện trợ và đầu tư sống còn.
Sau khi Liên Xô tan rã, Triều Tiên lâm vào khủng hoảng kinh tế trầm trọng. Đối với Ryugyong, khách sạn này bị đình chỉ thi công từ năm 1992. Cấu trúc bên ngoài của khách sạn đã hoàn thành, nhưng nội thất hoàn toàn không có, trong khi cần cẩu xây dựng bỏ không trên đỉnh tòa nhà suốt hàng chục năm.
Khởi công lần 2
Sau 16 năm tạm dừng, việc thi công hoàn thiện khách sạn Ryugyong bất ngờ được tái khởi động vào năm 2008, với sự hỗ trợ từ Orascom, một tập đoàn Ai Cập được Bình Nhưỡng lựa chọn để giúp xây dựng mạng 3G của Triều Tiên.
Sau gần 2 thập kỷ phơi sương chịu nắng, cần cẩu đứng trơ trọi trên mái của khách sạn Ryugyong được dỡ bỏ. Các công nhân Triều Tiên, dưới sự hỗ trợ của kiến trúc sư Ai Cập, đã lắp đặt kính và những tấm kim loại vào bề mặt bên ngoài của tòa nhà chọc trời.
Dự án cải tạo trị giá 180 triệu USD, hoàn thành năm 2011, đã khoác lên khách sạn Ryugyong một diện mạo mới sáng loáng bóng bẩy, không thua kém bất cứ tòa nhà cao tầng nào ở thủ đô Seoul của nước láng giềng Hàn Quốc, đồng thời làm dấy lên hy vọng khách sạn này sẽ sớm đi vào hoạt động.
Cuối năm 2012, tập đoàn khách sạn hạng sang Kempinski của Đứctuyên bố Ryugyong sẽ mở cửa một phần vào giữa năm 2013, dưới sự quản lý của Kempinski. Tuy nhiên, tập đoàn này rút khỏi dự án hợp tác chỉ vài tháng sau đó, tuyên bố việc tham gia thị trường Triều Tiên ở thời điểm đó là "bất khả thi".
Khách sạn Ryugyong được hoàn thành lớp kính bao ngoài năm 2011. Ảnh: Getty.
Sự rút lui của tập đoàn Đức càng làm dấy lên những nghi vấn về chất lượng thi công và vật liệu sử dụng tại khách sạn Ryugyong. Nghi vấn này càng có cơ sở khi năm 2014, một căn khu vực ở tầng 23 của khách sạn đã bị sập. Truyền thông Triều Tiên xác nhận vụ việc xảy ra do công tác thi công "không được thực hiện phù hợp".
"Nhìn từ bên ngoài, cấu trúc tòa nhà trông rất ổn, tuy nhiên cấu trúc bên trong thì lại là câu chuyện khác. Do được xây dựng bằng bê tông và đã được thiết kế với thông số kỹ thuật từ thập kỷ 1980, sẽ mất nhiều thời gian để lắp đặt các dịch vụ và hệ thống hỗ trợ cần thiết", Calvin Chua, một kiến trúc sư người Singapore từng tới thăm khách sạn Ryugyong, cho biết.
Simon Cockerell, quản lý trưởng của tập đoàn du lịch Koryo có trụ sở tại Trung Quốc, là một trong số ít người nước ngoài từng được vào bên trong tòa nhà này. Hình ảnh chụp bên trong Ryugyong năm 2012 do Cockerell cung cấp cho thấy khách sạn này hầu như chưa được thi công nội thất.
"Chúng tôi đi lên phía trên bằng thang máy. Đó là thang máy xây dựng, không phải loại thang máy hiện đại như ở nơi khác, vì vậy mất nhiều thời gian hơn. Có một người vận hành sẽ quyết định thang máy dừng ở những đâu. Chúng tôi đi lên trên cùng, khoảng 99 tầng, chụp vài bức ảnh và quay lại sảnh", Cockerell miêu tả.
Tương lai liệu có tươi sáng?
Ryugyong một lần nữa gây sự chú ý khi đèn LED được lắp đặt ở mặt tiền của khách sạn, biến tòa nhà trở thành màn trình diễn ánh sáng cao nhất thủ đô Bình Nhưỡng. Từ đây, những chương trình tuyên truyền về lịch sử Triều Tiên và những biểu ngữ chính trị lớn liên tục được trình chiếu.
Vài năm qua, nhiều hoạt động xây dựng đã diễn ra tại khu vực xung quanh khách sạn. Hiện nay, người ta có thể đi lại xung quanh và thậm chí tiến vào ngay trước mặt tiền của tòa nhà, tuy nhiên không được phép vào bên trong. Tháng 6/2018, một tấm biển với dòng chữ "Khách sạn Ryugyong" viết bằng tiếng Anh và tiếng Triều Tiên đã được gắn vào tòa nhà.
Khách sạn được lắp đặt đèn LED vào năm 2018. Ảnh: Getty.
"Rất khó để trả lời (khi nào khách sạn này mở cửa), bởi dù nó được bao bằng kính, người ta không thể nhìn vào bên trong. Không nghi ngờ gì chuyện đang có gì đó diễn ra. Đây là một tòa nhà rất lớn. Có khả năng là một số phần của khách sạn sẽ được mở cửa trước khi toàn bộ tòa nhà đi vào hoạt động. Nếu đây là tòa nhà của tôi, tôi sẽ tập trung vận hành phần mái và các tầng thấp trước", ông Cockerell nói.
Khách sạn Ryugyong giờ đã không còn là tòa nhà cao nhất trên bán đảo Triều Tiên. Tháp thế giới Lotte ở thủ đô Seoul hoàn thành năm 2017 đã vượt qua Ryugyong gần 240 m về chiều cao. Tuy nhiên, Ryugyong vẫn là tòa nhà cao nhất ở Triều Tiên.
Trong nhiều năm, để tránh sự khó xử, chính quyền Triều Tiên đã loại bỏ khách sạn Ryugyong khỏi những bức hình chính thức về thủ đô Bình Nhưỡng. Tuy nhiên, việc lắp dàn đèn LED khổng lồ cho khách sạn Ryugyong là dấu hiệu cho thấy Bình Nhưỡng có thể đã lên kế hoạch mới cho tòa nhà này.
"Tôi nghĩ chính phủ Triều Tiên chắc chắn muốn làm gì đó đối với tòa nhà. Tôi đoán là khi họ hoàn thiện tòa nhà, ông Kim Jong Un thực hiện chuyến thị sát và truyền thông nhà nước đưa tin, tòa nhà sẽ được biết đến rộng rãi hơn nhiều so với mục đích ban đầu là biểu tượng tự hào của thủ đô", Will Ripley, nhà báo của CNN tại Bình Nhưỡng, nhận xét.
Theo news.zing.vn
Ngôi đền thiêng ở hồ Trúc Bạch Đền Cẩu Nhi trong truyền thuyết nay đã được xây mới với cái tên Thủy Trung Tiên (tiên trong nước) thờ cả thần chó và mẫu, la điêm nhân cho lich sư lâu đơi cua vung hô. Hà Nội quán xá phố phường là tập tản văn của Uông Triều viết về những điều bình dị mà tinh tế của Hà Nội, từ...