Chuyện về “hiệp sĩ đường phố” Hà Nội hơn 300 lần bắt cướp
Gần 20 năm làm “hiệp sĩ đường phố”, ông Nguyễn Văn Hùng (ở phường Khương Mai, quận Thanh Xuân, Hà Nội) đã phối hợp cùng với lực lượng chức năng bắt hơn 300 vụ cướp giật, trộm cắp
Người dân phường Khương Mai lâu nay vẫn quen gọi công dân Thủ đô ưu tú 2016 Nguyễn Văn Hùng (tổ trưởng tổ tuần tra chuyên trách) với tên “hiệp sĩ đường phố”.
Với những đóng góp tích cực trong công tác giữ gìn an ninh trật tự trên địa bàn, ông Nguyễn Văn Hùng từng vinh dự là một trong 9 công dân tiêu biểu của thủ đô, nhiều lần được Bộ Công an trao thưởng bằng khen, UBND TP tặng danh hiệu “Người tốt, việc tốt”.
Bị phơi nhiễm HIV
Tiếp chúng tôi trong căn nhà nhỏ nằm đầu đường Nguyễn Ngọc Nại, ông Hùng cười bảo “Cuối năm rồi, tôi bận quá, công việc ở phường lại nhiều”.
22 năm phục vụ trong quân ngũ đã tôi luyện ông Hùng thành người đàn ông “thép” đấu tranh chống lại những tên tội phạm, những kẻ chuyên cướp giật.
Hơn 15 năm, ông Hùng cùng các thành viên của tổ tuần tra phối hợp với lực lượng công an bắt hơn 300 vụ cướp, trộm tài sản.
Năm 2000, ông Hùng xuất ngũ với quân hàm đại úy. Năm 2004, tổ tuần tra chuyên trách phường Khương Mai được thành lập với nhiệm vụ tuần tra, phối hợp với lực lượng công an gìn giữ an ninh trên địa bàn phường.
Nhận thấy còn sức khỏe, còn khả năng phục vụ nên ông đã tự nguyện tham gia. Bất kể ngày nắng hay mưa, 2 ca mỗi ngày từ 1h30-5h và 12h-16h, tổ tuần tra do ông chỉ huy đi tuần dọc các tuyến đường ở khu Khương Mai. Ban ngày mặc thường phục, ban đêm mặc đồng phục.
Ông Hùng nhớ lại, một buổi trưa năm 2007, ông cùng đồng đội truy đuổi nghi phạm trộm xe máy. Cùng đường, tên trộm hô to dọa mình bị nhiễm HIV giai đoạn cuối. Ông vẫn lao vào vật lộn, khống chế tên trộm. Không may, bị trầy xước chân tay, ông được bác sĩ khuyên điều trị phơi nhiễm.
“Hồi đó, HIV là một thứ gì ghê gớm, bị kỳ thị ghê lắm, người ta rất sợ. Bản thân tôi cũng phải giấu gia đình, uống thuốc điều trị phơi nhiễm tại bệnh viện Nhiệt đới trong 3 tháng”.
Video đang HOT
Căn phòng 10m2 vừa là nơi ngủ vừa là nơi làm việc của ông Hùng.
Năm 2011, khi đi tuần, ông Hùng phát hiện một đối tượng đang trộm biển số xe máy. Ngay lập tức, ông và một cán bộ công an tổ chức vây bắt. Cũng giống như lần trước, tên trộm cảnh báo mình đang bị nhiễm HIV nhưng ông vẫn xông tới. Lần này, ông từ chối điều trị phơi nhiễm sau khi thăm khám và xét nghiệm.
Gần 20 năm qua, ông Hùng cùng tổ tuần tra chuyên trách và Công an phường Khương Mai đã triệt phá 310 vụ việc phạm pháp hình sự, bắt giữ 317 đối tượng, thu hơn 300 tép heroin và ma túy đá, trả lại cho người bị mất tài sản hàng trăm triệu đồng.
Hậu phương vững chắc
Khó khăn lớn nhất là ông phải đối mặt với các đối tượng nguy hiểm. Đặc biệt trong những ngày cuối năm, tình trạng trộm cướp hoặc ma túy tăng cao, nhiều đối tượng còn có vũ khí trong người và sẵn sàng chống trả lực lượng chức năng.
Vì thế công việc này đòi hỏi sự kết hợp khéo léo, biết đánh giá tình huống giữa các thành viên của tổ tuần tra với công an.
“Lúc đầu, khi nghe tin tôi tự nguyện đi bắt cướp, người thân trong gia đình không ít lần phản đối, bởi công việc tiềm ẩn rất nhiều nguy hiểm, đe dọa đến tính mạng”, ông kể.
Sau lần ông bị phơi nhiễm HIV, vợ con, bạn bè đều khuyên ông nên nghỉ, nhưng ông nghĩ nếu dừng bước, tội phạm sẽ lấn tới, vì thế ông vẫn tiếp tục.
“Nếu tôi làm tốt, người được bình yên đầu tiên là người thân của mình, sau đó là bà con khu vực. Bản thân tôi nếu vì lợi ích kinh tế, có lẽ tôi đã làm một công việc khác, nhất là khi vẫn còn khỏe mạnh”, ông Hùng chia sẻ.Hiệp sĩ Thủ đô hơn 300 lần bắt cướp
Ông Nguyễn Văn Hùng được vinh danh là công dân Thủ đô ưu tú.
Hơn 15 năm đi săn bắt cướp thì cũng chừng ấy đêm vợ ông ngủ không trọn giấc. Điều an ủi lớn nhất là khi về nhà, ông chăm sóc gia đình rất chu đáo. Con cháu đủ cả nhưng ông vẫn tâm huyết, cuối năm ông vẫn băng qua những tuyến đường cùng đồng đội giữ bình yên cho khu phố. Căn phòng làm việc treo hàng chục tấm bằng khen chính là bằng chứng cho những chiến công của ông.
Theo Trần Thường (VNN)
TP.HCM lập lại đội SBC: Hiệp sĩ đường phố hết việc?
Các hiệp sĩ đường phố khẳng định vẫn sẽ tiếp tục bắt cướp khi TP.HCM thành lập thêm đội SBC.
Các thành viên đội SBC chụp ảnh kỷ niệm cùng ông Mai Chí Thọ - Giám đốc Công an TP.HCM lúc bấy giờ. (Ảnh tư liệu)
Ngay khi vừa nhận chức Bí thư Thành ủy TP.HCM, ông Đinh La Thăng đã có buổi làm việc với Công an TP.HCM và các đơn vị liên quan, nhấn mạnh tới mục tiêu kéo giảm tội phạm cướp giật. Đặc biệt, Bí thư Thăng còn đề xuất lãnh đạo Công an TP.HCM nghiên cứu thành lập lại đội SBC (săn bắt cướp) từng tạo được nhiều chiến công vang dội và rất được lòng dân.
Hiệp sĩ đường phố sẽ không "nghỉ việc"
Trước thông tin TP.HCM muốn thành lập lại đội SBC, anh Lâm Hiếu Long - Đội trưởng Đội Săn bắt cướp TP.HCM chia sẻ: "TP.HCM tái lập được đội SBC là một điều rất tốt. Tôi hoàn toàn ủng hộ và mong mỏi tình trạng cướp giật tại TP.HCM sẽ giảm dần. Theo tôi, đội SBC nếu thành lập lại thì sẽ hoạt động gần dân và giúp gia tăng sức mạnh cho lực lượng trấn áp tội phạm hiện có trên địa bàn thành phố".
Anh Long cho biết, chính hình ảnh của lực lượng SBC ngày xưa, đặc biệt là hình tượng người anh Lý Đại Bàng, Dương Minh Ngọc đã dẫn lối để anh trở thành một hiệp sĩ đường phố như bây giờ. Mặc dù những gì anh Long và 5 thành viên trong nhóm đang làm chưa được công nhận chính quy như các anh trong đội SBC, nhưng trên tinh thần toàn dân cùng bảo vệ an ninh, trật tự xã hội, nhóm của anh Long đã lập nên nhiều chiến công được công an các phường, quận ghi nhận.
Về vấn đề "đụng độ" với lực lượng chức năng, anh Long cho rằng, các hiệp sĩ đường phố chỉ đóng vai trò như những người dân cùng tham gia bắt cướp. Do đó nhóm của anh vẫn sẽ tiếp tục hoạt động mà không lo gặp phải các vấn đề pháp lý.
"Chẳng hạn khi đang ngó nghiêng theo dõi một đối tượng ở góc đường, chúng tôi có thể bị cảnh sát hình sự đặc nhiệm hay tương lai là SBC hiểu lầm là kẻ gian. Tuy nhiên, tôi nghĩ sẽ không có vấn đề gì bởi việc chứng minh mình trong sạch không khó. Chúng tôi làm việc này trên tinh thần tự nguyện và cũng đã tìm hiểu kỹ các quy định pháp luật liên quan", anh Long nói.
Những hiệp sĩ đường phố "không chính quy" khẳng định sẽ tiếp tục theo đuổi con đường bắt cướp sau khi có đội SBC.
Ông Nguyễn Thanh Hải - Đội trưởng Đội phòng chống tội phạm phường Phú Hòa (TP.Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương), xuất thân là nhóm săn bắt cướp tự phát, chia sẻ: "Nói về đội SBC ngày xưa, những người chuyên đi bắt cướp như chúng tôi không thể không biết. Lần này TP.HCM muốn lập lại đội SBC thì tôi nghĩ hoàn toàn hợp lý, đó sẽ là một lực lượng phản ứng nhanh chuyên nghiệp, chắc chắn khiến tội phạm cướp giật phải cảm thấy khiếp đảm".
"Tôi hi vọng công an TP.HCM sẽ có thêm đội SBC, và chúng tôi sẽ có cơ hội phối hợp cùng họ để phá án trong tương lai", ông Hải nói và cho biết trong 13 năm hoạt động, ông đã từng phối hợp với công an, hiệp sĩ TP.HCM để phá nhiều vụ án lớn khi đối tượng trốn chạy từ TP.HCM vào địa bàn tỉnh Bình Dương.
Những người hùng SBC một thời
Trao đổi với PV về kế hoạch này, Giám đốc Công an TP.HCM Lê Đông Phong cho biết, hiện vẫn chưa có thông tin chính thức về việc thành lập đội SBC cũng như những nội dung liên quan.
Mặc dù vậy, các cấp lãnh đạo trong ngành công an, lực lượng hiệp sĩ đường phố cho tới người dân đang sinh sống, làm việc tại TP.HCM đều mong mỏi được nhìn thấy các chiến sĩ SBC xuất hiện trở lại trên đường phố vào một ngày không xa.
Một thành viên đội SBC chuẩn bị bắn một đối tượng nguy hiểm. (Ảnh tư liệu)
Lực lượng SBC được thành lập vào tháng 3.1978 gắn với các tên tuổi như Phan Thanh (Ba Tung, đội trưởng), Võ Tấn Thành (Hai Thành), Lý Đại Bàng, Dương Minh Ngọc (Sáu Ngọc hay còn có biệt danh là "Phượng hoàng trên đường phố"), Lê Thanh Liêm (Hai Lửa), Năm Lương, Mai Tấn,... Trong quá trình hoạt động, lực lượng SBC đã tóm gọn hàng ngàn tên cướp có vũ trang (dao, súng hay thậm chí là lựu đạn).
Năm 1995, khi tình hình an ninh, trật tự tại TP.HCM đã đi vào ổn định, yên bình, đội SBC xem như hoàn thành sứ mệnh và được giải thể, thay vào đó đội đặc nhiệm thuộc Phòng Cảnh sát hình sự - Công an TP.HCM ra đời. Đến năm 2008, Công an TP.HCM thành lập Đội Cảnh sát Hình sự đặc nhiệm và hoạt động cho tới ngày nay.
Đại tá Lê Thanh Liêm, cựu thành viên của lực lượng SBC với biệt danh "Hai Lửa" cho biết, hiện TP.HCM đã có đội Cảnh sát Hình sự đặc nhiệm với chức năng và nhiệm vụ tương tự đội SBC ngày xưa. Tuy nhiên, tên gọi SBC thể hiện rõ nét hơn nhiệm vụ của đội là "săn bắt cướp".
Theo đại tá Liêm, các thành viên trong đội SBC ngày xưa đều rất trẻ. Bên cạnh việc cứng nghiệp vụ, các thành viên này còn giỏi võ, khả năng bắn súng thiện xạ và lái xe điêu luyện. Ở thời đó, đường phố cũng chưa đông đúc xe cộ như bây giờ.
Luật sư Lư Quang Vinh (Đoàn luật sư TP.HCM) nhận định: "Về việc thành lập lại đội SBC, trên tinh thần là tốt nhưng về pháp lý cần phải kỹ lưỡng. Nếu muốn thành lập lại lực lượng này, theo tôi, phải rà soát và sửa đổi bổ sung các quy định cho phù hợp với hoàn cảnh hiện tại". Theo luật sư Vinh, những hiệp sĩ đường phố không phải công chức viên chức, không có nghiệp vụ chuyên môn, chưa có biên chế và cơ sở pháp lý để thực thi nhiệm vụ, không được sử dụng những công cụ hỗ trợ trong ngành công an như súng, dùi cui điện,... Do đó, một trong những vấn đề pháp lý khi tái lập đội SBC là chỉ kết nạp người trong ngành, chứ không thể tuyển những hiệp sĩ đường phố nếu họ chưa qua trường lớp nghiệp vụ.
Theo Danviet
Trộm của người bán vé số, bị "hiệp sĩ" kẹp cổ giữa phố "Hiệp sĩ" từ phía sau lao tới kẹp cổ 1 thanh niên giữa phố. Trước đó, gã này lừa lấy hơn 70 tờ vé số của 2 người nghèo bán vé số dạo. Trưa 1-10, công an phường Bình Chuẩn, thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương tiếp nhận đối tượng Phan Tiến Dũng (34, quê tỉnh Hà Tĩnh) do "hiệp sĩ đường...