Chuyện về cô gái nhặt được viên kim cương “quốc bảo” hơn 3,3 nghìn tỷ của Trung Quốc: Ai cũng nể phục vì trái tim thuần khiết hơn cả kim cương
“Nhặt được viên kim cương là điều may mắn nhất và bàn giao nó lại cho đất nước là hành động tôi tự hào nhất cả đời này” – cô gái ấy nói.
Năm 1977, thôn nữ Ngụy Chấn Phương sống tại huyện Lâm Thuật, thành phố Lâm Nghi, tỉnh Sơn Đông đã nhặt được 1 viên kim cương cực kỳ lớn. Sau khi bàn giao viên kim cương cho chính quyền, cô lập tức được nhiều người biết đến. Hơn 40 năm trôi qua, cuộc sống của cô vẫn bình dị như ngày nào.
Vào thời điểm đó, nông thôn phát triển rất nhanh. Cô thôn nữ 21 tuổi Ngụy Chấn Phương là một trong những lao động chính trong gia đình, ngay từ nhỏ cô đã rất thông minh và lanh lợi.
Ngụy Chấn Phương ở thời điểm vừa nhặt được viên ‘quốc bảo của Trung Quốc’.
Ngày 21/12/1977, trong lúc đang làm việc trên cánh đồng, Ngụy Chấn Phương đã phát hiện 1 viên kim cương đặc biệt. Cây xẻng trên tay cô đã chạm vào một vật cứng bên dưới mặt đất. Vì quá tò mò, cô đã cố gắng dùng tay bới đất và nhặt được một viên kim cương khổng lồ. Mặc dù không được đi học nhưng cô vẫn biết đây là một thứ có giá trị rất lớn. Do đó, cô đã thông báo đến chính quyền xã.
Quyết định bàn giao viên kim cương của Ngụy Chấn Phương vấp phải sự phản đối của chính gia đình mình. Một người anh của cô đã nói: ‘Viên kim cương này là vật quý gia truyền nhà họ Ngụy chúng tôi, phải giữ lại và truyền cho con cháu đời sau’. Tuy nhiên, sau nhiều cuộc thảo luận nội bộ, người bố hơn 70 tuổi quyết định tự mình đưa cô lên Bắc Kinh để giao nộp viên kim cương.
Sau khi thẩm định, các chuyên gia cho biết, viên kim cương nặng 158,786gr, trị giá khoảng 1 tỷ NDT. Nó còn được gọi là viên ‘Kim cương Thường Lâm’, là viên kim cương lớn nhất từng được phát hiện ở Trung Quốc, được nhiều người nhắc đến với câu ‘Đứng thứ 2 thế giới, đứng thứ 1 Châu Á’.
Viên kim cương Ngụy Chấn Phương tìm được.
Khi thông tin được lan truyền rộng rãi, Ngụy Chấn Phương bất ngờ nổi tiếng. Ai ai cũng khen ngợi cô. Chính quyền sau đó quyết định trao thưởng cho cô vì đã giao lại ‘bảo vật quốc gia’ này nhưng cô đã từ chối những phần quà đắt tiền, chỉ hi vọng hợp tác xã địa phương nhận một chiếc máy kéo.
Chiếc máy kéo mà chính quyền ‘đáp ơn’ Ngụy Chấn Phương.
Ngụy Chấn Phương còn được bầu trở thành đại diện cử tri địa phương.
Ngay lập tức, chính quyền đã triển khai yêu cầu của Ngụy Chấn Phương và cấp cho thành phố Lâm Nghi 1 triệu NDT để duy trì thủy điện, cải thiện điều kiện tưới tiêu tại các cánh đồng địa phương. Ngoài ra, Ngụy Chấn Phương được sắp xếp làm việc trong một nhà máy với mức lương 1 nghìn NDT.
Ngụy Chấn Phương còn được bầu trở thành đại diện cử tri địa phương. Từ năm 1978 đến 1995, cô đã tham gia hàng chục hội nghị tại nhiều tỉnh thành. Cô thường chia sẻ với mọi người: ‘Nhặt được viên kim cương là điều may mắn nhất và bàn giao nó lại cho đất nước là hành động tôi tự hào nhất cả đời này’.
Ngụy Chấn Phương chụp cùng chồng và 2 cháu nội.
Vào thời điểm nhặt được viên kim cương, Ngụy Chấn Phương đã trở thành cái tên nổi tiếng trong và ngoài nước. Khi đó, người bạn trai 8 năm vì cảm thấy mình không xứng với cô nên đã tìm cách tránh mặt. Tuy nhiên, cô vẫn kiên quyết kết hôn cùng anh.
Những năm 1980, Ngụy Chấn Phương gặp phải 2 biến cố lớn. Cô bị chẩn đoán ung thư vú và đã hồi phục sau 5 năm điều trị. Biến cố còn lại là căn bệnh rối loạn tâm thần của người chồng do công việc. Trí nhớ của anh đã giảm sút đáng kể, Ngụy Chấn Phương quyết định ngày ngày trò chuyện với chồng để anh không quên đi quá khứ của họ.
Hiện tại, Ngụy Chấn Phương đã nghỉ hưu, mỗi tháng đều nhận được khoản trợ cấp 2 nghìn NDT. Cô và chồng chỉ có một người con trai hiện tại đang làm tại Văn phòng Quản lý Đô thị, người con dâu dạy học tại một trường địa phương và 2 cháu nội kháu khỉnh.
Nguồn: Sohu, Baidu
Theo Hy Li – Nhịp Sống Việt/Tổ Quốc
Những đại dịch khủng khiếp từng càn quét Trung Quốc thời cổ đại: 1 tháng 2 triệu người đã oan khuất bỏ mạng
Những đại dịch khủng khiếp từng càn quét Trung Quốc thời cổ đại: 1 tháng 2 triệu người đã oan khuất bỏ mạng. Hãy cùng khám phá xem, đó là những đại dịch gì nhé.
Đại dịch thương hàn - căn bệnh truyền nhiễm phổ biến nhất
Theo Trung Quốc xưa, thương hàn còn có tên gọi khác là "Tật y" hay "Tiêu thủ tật". Thời điểm bệnh bùng phát là vào mùa xuân, nhiệt độ không ổn định, lúc nóng lúc lạnh, khiến con người dễ nhức đầu, phát sốt. Vào thời Đông Hán, 1 dòng họ có 200 nhân khẩu, thế nhưng chưa tới 10 năm (tính từ năm 196) đã tử vong hai phần ba, lý do là nhiễm bệnh thương hàn.
Thế nhưng, phải đến thế kỷ thứ 13, thương hàn mới thực sự trở thành nỗi ám ảnh của người dân. Theo Kim sử - Ai Tông bản kỷ thượng: Vào năm 1232, Biện Kinh (bây giờ chính là thành phố Khai Phong, thuộc tỉnh Hà Nam, Trung Quốc) xảy ra đại dịch, chỉ trong vòng 50 ngày, đã cướp đi sinh mạng của gần 1 triệu người.
Đại dịch sốt rét - căn bệnh truyền nhiễm hung hiểm nhất
Sốt rét hay còn gọi là "chướng khí". Theo người Trung Quốc cổ, đây là một dịch bệnh vô cùng đáng sợ. Năm xưa, Thừa tướng Thục quốc là Gia Cát Lượng từng tạm hoãn kế hoạch nam chinh của mình cũng vì e sơ dịch bệnh đáng sợ này. Đỉnh điểm, vào năm 756 thời Đường, khi nhà vua điều phái 7 vạn quân đi chinh phạt khu vực biên giới Vân Nam đã gặp phải nạn sốt rét. Kết cục chín phần mười đều chết bệnh.
Đại dịch đậu mùa - nỗi ám ảnh của triều Thanh
Đậu mùa còn có tên gọi khác là là "lỗ sang", "thiên hoa", "thiên đậu"... Đây là dịch bệnh vô cùng ám ảnh, đặc biệt là ở thời đại nhà Thanh. Hoàng đế Thuận Trị, từng vì đậu mùa mà ra đi khi mới vừa 24 tuổi. Thời bấy giờ, căn bệnh này vô phương cứu chữa. Nên nếu mắc phải, người bệnh sẽ được cách ly nghiêm ngặt, thậm chí còn bị đưa đến những nơi hoang vu hẻo lánh để phòng chống lây nhiễm. Thế nhưng, có 1 trường hợp kỳ diệu, người con trai thứ ba của Thuận Trị - sau này là Khang Hi Đế, cũng mắc phải đậu mùa khi mới 5 tuổi nhưng lại may mắn sống sót.
Xuân Quỳnh
Theo Khỏe & Đẹp
5 câu chuyện ly kỳ về những kho báu vĩ đại nhất thế giới nhưng chưa được tìm thấy Không có gì ly kỳ hơn chuyện về những kho báu bị mất tích, rất nhiều câu chuyện xoay quanh chúng khiến người đời tò mò. 1. Bí ẩn đảo Oak và kho báu của thuyền trưởng Kidd Đảo Oak là một hòn đảo nhỏ thuộc sở hữu tư nhân nằm ngoài khơi bờ biển Nova Scotia ở Canada. Những câu chuyện về...