Chuyện về áo trắng vùng cao
Sau gần 30 năm công tác tại một xã vùng cao khó khăn của tỉnh Thừa Thiên Huế, chị Lệ đã có nhiều đóng góp trong lĩnh vực y tế, đưa cuộc sống người dân ngày một khởi sắc hơn.
Sinh ra và lớn lên tại một vùng quê ven phá Tam Giang (xã Quảng Thái, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế), bác sĩ Hoàng Thị Lệ vào ngành Y từ năm 1986 với chức danh Nữ hộ sinh trung học tại trạm y tế xã Hương Giang (huyện Nam Đông, Thừa Thiên Huế).
Đến năm 1989, bác sĩ Lệ chuyển công tác tới trạm y tế xã Thượng Nhật với vai trò mới là Trưởng trạm y tế. Thời điểm đó, Thượng Nhật là một trong những xã định canh định cư khó khăn nhất của huyện Nam Đông với cộng đồng người dân tộc Ka Tu sinh sống chiếm trên 95%. Nơi đây, đời sống vật chất của người dân còn rất nhiều khó khăn, nhiều phong tục tập quán lạc hậu vẫn còn tồn tại.
Chị Lệ phổ biến kiến thức về sức khỏe, y tế cho người dân xã Thượng Nhật.
Người dân thường xuyên du canh, du cư và đi vào rừng để khai thác lâm sản nên bệnh tật nhiều, đặc biệt là sốt rét. Với quan điểm sinh con đông để có sức lao động làm nương rẫy nên bà con sinh đẻ không có kế hoạch, tỉ lệ sinh con thứ 3 rất cao.
Tuy nhiên, với lòng nhiệt huyết yêu nghề, cảm thông với những khó khăn của người dân nơi đây và áp dụng những kiến thức y tế, chị Lệ đã đưa ra nhiều giải pháp phù hợp để chăm sóc và bảo vệ sức khỏe hiệu quả cho người dân tại đây.
Nữ bác sĩ chia sẻ, sau gần 30 công tác, điều chị cảm thấy vui và hạnh phúc nhất là tình hình bệnh tật của người dân ngày càng giảm, cuộc sống nơi đây ngày một khởi sắc và dần thay đổi các tập tục lạc hậu.
Video đang HOT
Nhớ lại những năm tháng khó khăn trước đây, chị cho biết: “Để đạt được mục tiêu giảm số bệnh nhân sốt rét, tôi đã cùng các cán bộ trạm y tế đu xuyên rừng hơn 30km đến các nhà du canh, du cư để thuốc diệt muỗi, cấp phát thuốc sốt rét, vận động bà con ngủ màn, dùng các biện pháp dân gian để xua muỗi”.
Hồi đó, tại trạm y tế xã Thượng Nhật chỉ có 2 cán bộ y tế, để triển khai hết các biện pháp phòng chống sốt rét, chị Lệ phải lập mạng lưới cộng tác viên được 5 người tình nguyện tham gia.
Đến năm 1992, chương trình phòng chống sốt rét Quốc gia hỗ trợ cho cán bộ phụ trách công tác phòng chống sốt rét xã 50.000 đồng/tháng, chị dùng số tiền đó hỗ trợ cho các cộng tác viên mỗi người 10.000 đồng/tháng để hoạt động, sau đó đến năm 1998 mạng lưới y tế thôn bản mới chính thức thành lập.
Song song với các biện pháp triển khai về phòng chống sốt rét của y tế tuyến huyện và tỉnh kết hợp với nhiều hoạt động tích cực của chị và cộng tác viên nên số bệnh nhân sốt rét tại địa phương giảm rõ rệt qua từng năm.
Từ 1988 -1992 số bệnh nhân sốt rét 250-350 ca/năm được điều trị tại trạm y tế thì đến giai đoạn 1993-2000 số bệnh nhân sốt rét giảm dần chỉ còn 25 ca/năm. Từ năm 2001-2013 số bệnh sốt rét chỉ còn 2-3 ca/năm và năm 2014 không có bệnh nhân sốt rét mặc dù số lượt người năm nay ra khỏi vùng bảo vệ 846 lượt/năm.
Với tâm niệm muốn bà con ổn định cuộc sống cần vận động các gia đình sinh ít con để nuôi dạy con tốt, chị cũng đã cùng các ban, ngành đoàn thể xã thường xuyên về thôn bản lồng ghép tuyên truyền giáo dục sức khỏe với vận động các đối tượng chấp nhận các biện pháp tránh thai hiện đại để giảm tỷ lệ sinh con thứ ba trở lên góp phần vào công cuộc xóa đói giảm nghèo.
Sau gần 30 công tác tại Thượng Nhật, tình hình bệnh tật của người dân ngày càng giảm, cuộc sống ngày một khởi sắc và dần thay đổi các tập tục lạc hậu.
Chị Lệ cho biết thêm: “Trước đây, có những phụ nữ mang thai chưa tiêm đủ liều vắc xin uốn ván, bản thân phải vượt suối để tiêm cho sản phụ, có lần suýt bị nước cuốn trôi vì nước ở thượng nguồn đổ về bất ngờ, may có người ở thôn phát hiện đưa vào bờ kịp thời. Không ngại khó khăn vất vả chỉ mong sao cho những đứa trẻ sinh ra không bị uốn ván, 100% phụ nữ có thai được đẻ tại cơ sở y tế và xóa bỏ được tập tục lạc hậu đẻ tại nhà”.
Nhờ quản lý phụ nữ có thai chặt chẽ, tiêm phòng đầy đủ nên từ năm 1990 đến nay không có trẻ nào sinh ra bị chết do uốn ván rốn. Chị tâm sự thêm: “Suy nghĩ sao cho hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao, không màng đến quyền lợi riêng tư, từ năm 1992-2002 là một trưởng trạm y tế kiêm nhiệm chuyên trách công tác kế hoạch hóa gia đình phụ cấp 150.000 đồng/tháng cho công tác kiêm nhiệm, chị dùng số tiền đó để hỗ trợ cho những người đình sản 10kg gạo/người, đưa đón, lo tiền ăn sáng cho mọi người”.
Nhiều năm liền lãnh đạo đội ngũ trạm y tế cũng như y tế thôn bản, cộng tác viên dân số, chị đã hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, không để các dịch, bệnh xảy ra, chủ động giám sát phát hiện, dập tắt kịp thời các ca bệnh mới phát sinh không để lây lan trong cộng đồng, xây dựng được xã đạt chuẩn Quốc gia về y tế năm 2013. Và điều mà chị cảm thấy vui nhất là “đã chọn Nam Đông làm quê hương thứ hai cho mình”
Theo Đời Sống Pháp Luật
'Coi nỗi đau của bệnh nhân là nỗi đau của chính mình'
Chúc mừng các thầy thuốc CAND, Thứ trưởng Thường trực Đặng Văn Hiếu đề nghị, các y bác sĩ Công an phải coi nỗi đau, nỗi lo lắng của bệnh nhân, người nhà bệnh nhân như nỗi đau, nỗi lo lắng của chính mình...
Sáng 27/2, nhân Kỷ niệm 60 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2/1955 - 27/2/2015), Thượng tướng Đặng Văn Hiếu, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Thường trực Bộ Công an đã đến thăm, chúc mừng cán bộ, chiến sĩ (CBCS), y, bác sĩ, công nhân viên Bệnh viện 19-8 và Bệnh viện Y học cổ truyền Bộ Công an.
Thứ trưởng Thường trực Đặng Văn Hiếu tặng hoa chúc mừng y, bác sĩ Bệnh viện 198 nhân ngày truyền thống.
Sau khi nghe lãnh đạo Bệnh viện 19-8 và Bệnh viện Y học cổ truyền Bộ Công an báo cáo thành tích xuất sắc trong năm 2014 và những cố gắng trong công tác khám, chữa bệnh những ngày đầu năm 2015, Thượng tướng Đặng Văn Hiếu gửi tới các thầy thuốc, cán bộ quản lý, công nhân viên Y tế Công an nhân dân (CAND) nói chung, hai bệnh viện CAND nói riêng lời chúc mừng tốt đẹp nhân Ngày thầy thuốc Việt Nam; bày tỏ ghi nhận, đánh giá cao những thành tích đã đạt được của Y tế CAND thời gian qua.
Thứ trưởng Thường trực Đặng Văn Hiếu phát biểu chúc mừng các y, bác sĩ Công an nhân dân nhân ngày truyền thống.
Thượng tướng Đặng Văn Hiếu khẳng định, những năm qua, Y tế CAND đã ngày càng phát triển về số lượng và chất lượng; hình thành hệ thống bệnh viện, bệnh xá, y tế cơ sở, đáp ứng yêu cầu chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe của CBCS và nhân dân, phục vụ có hiệu quả công tác, chiến đấu và xây dựng lực lượng (XDLL) CAND. Những thành tựu đạt được của Y tế CAND có sự đóng góp quan trọng của đội ngũ thầy thuốc, công nhân viên Y tế của Bệnh viện 19-8 và Y học cổ truyền Bộ Công an.
Thượng tướng Đặng Văn Hiếu nhấn mạnh: Nhiệm vụ trong tình hình mới là rất nặng nề, đòi hỏi mỗi CBCS CAND phải có sức khỏe tốt để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, yêu cầu lực lượng Y tế CAND cần tiếp tục đổi mới các mặt công tác, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác y tế và công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe CBCS và nhân dân, để Bệnh viện 19-8, Bệnh viện Y học cổ truyền Bộ Công an là địa chỉ tin cậy cho CBCS, người dân đến chăm sóc sức khỏe.
Thứ trưởng Thường trực Đặng Văn Hiếu với cán bộ, chiến sĩ, y, bác sĩ Bệnh viện Y học Cổ truyền Bộ Công an.
Mỗi thầy thuốc chiến sĩ CAND cần không ngừng học tập, nâng cao trình độ chuyên môn, trong sáng về y đức, nâng cao tinh thần trách nhiệm, thái độ tận tụy, phục vụ tốt sức khỏe của CBCS và nhân dân; coi nỗi đau, nỗi lo lắng của bệnh nhân, người nhà bệnh nhân như nỗi đau, nỗi lo lắng của chính mình để hết lòng, hết sức chữa bệnh, cứu người...
Đồng thời, áp dụng những thành tựu y học và kỹ thuật tiên tiến, hiện đại, kết hợp giữa y học cổ truyền và y học hiện đại trong khám, chữa bệnh,; tích cực, tận tụy chăm sóc, điều trị và nâng cao sức khỏe cho CBCS và nhân dân, xứng đáng là những bệnh viện đầu ngành trong lực lượng CAND, góp phần đảm bảo tốt an ninh, trật tự và XDLL CAND trong sạch, vững mạnh, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong tình hình mới...
Theo Công An Nhân Dân
Những người thầy thuốc mang sắc phục Công an nhân dân Với 22 đầu mối, 57 cán bộ nhân viên y tế, trong khi đó lại phải đảm đương nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe cho hàng nghìn CBCS Công an tỉnh và trên 700 can phạm nhân ở Trại tạm giam là một thách thức không nhỏ đối với các y, bác sĩ trong Công an Nghệ An. Song, được sự quan tâm,...