Chuyển vạt da cuống mạch ‘lấp đầy’ vết thương khuyết hổng gót chân cho trẻ
Trong thời gian được nghỉ học ở nhà để phòng chống lây nhiễm Covid-19, D. bị tai nạn. Các bác sĩ đánh giá vết thương khuyết hổng vùng gót chân của bệnh nhi khá nghiêm trọng, đã lộ gân và xuất hiện tình trạng viêm, chảy dịch…
Vết thương lõm sâu ở gót chân của trẻ.
Trung tâm Sản Nhi (BV Đa khoa Phú Thọ) vừa thực hiện thành công phương pháp chuyển vạt da cuống mạch liền trong điều trị khuyết hổng phần mềm vùng gót chân do tai nạn.
Bệnh nhi N.Đ.D (10 tuổi, trú tại Đoan Hùng – Phú Thọ) được đưa đến Trung tâm Sản Nhi trong tình trạng gót chân bên trái có một vết thương khuyết hổng phần mềm kích thước 4×5cm, lộ gân Achilles, sưng đau và chảy dịch.
Theo thông tin từ phía gia đình, trong thời gian được nghỉ học ở nhà để phòng chống lây nhiễm Covid-19, D. bị tai nạn chấn thương mất vạt da phần gót chân trái do đưa gót chân vào nan hoa xe đạp khi xe đang chạy nhanh xuống dốc.
Tại Trung tâm Sản Nhi, qua thực hiện khám lâm sàng và tổng hợp các kết quả xét nghiệm, chiếu chụp, các bác sỹ đánh giá vết thương khuyết hổng vùng gót chân của bệnh nhi khá nghiêm trọng, đã lộ gân và xuất hiện tình trạng viêm, chảy dịch. Sau khi hội chẩn, các bác sỹ quyết định phẫu thuật che phủ vết thương bằng phương pháp chuyển vạt da cuống mạch liền.
Theo ThS.BS chấn thương chỉnh hình Trần Thanh Hoàn – Trung tâm Sản Nhi, phẫu thuật chuyển vạt da cuống mạch liền là phương pháp có ý nghĩa quan trọng trong điều trị các khuyết hổng phần mềm, nhất là các vị trí ít phần mềm như ở 1/3 dưới cẳng chân, gót chân hay mu bàn chân.
Video đang HOT
Các bác sĩ tiến hành phẫu thuật cho bệnh nhi.
Đối với trường hợp bệnh nhi N.Đ.D, các bác sỹ đã lấy một vạt da cân vùng giữa bắp chân, có mạch nuôi đi từ dưới cổ chân lên quay xuống che phủ cho vùng gót chân. Với kỹ thuật này, vạt da không sống bằng nguồn nuôi tại chỗ mà sẽ được nuôi sống bằng mạch máu theo vạt, do đó đòi hỏi phẫu thuật viên phải nắm rất rõ và chính xác về mạch máu, thần kinh để thiết kế vạt và cuống vạt.
Đồng thời quá trình phẫu thuật cần hết sức tỉ mỉ, cẩn thận, không được làm tổn thương hay đụng dập mạch máu trong vạt và trong cuống vạt; khi xoay vạt không để gập góc mạch máu cuống vạt gây tắc mạch dẫn đến hoại tử vạt da mới được chuyển.
Vết lõm ở gót chân của trẻ đã được “lấp đầy”
Đáng lưu ý, việc chăm sóc vạt da sau phẫu thuật cũng là vấn đề hết sức quan trọng. Bác sỹ sẽ phải theo dõi liên tục để đánh giá mức độ sống của vạt, từ đó có những xử lý can thiệp kịp thời khi cần thiết. Phẫu thuật được đánh giá là thành công khi tình trạng sức khỏe bệnh nhân được ghi nhận có tiến triển tốt; vạt da che phủ vết thương hồng hào; vết mổ khô; mọi vận động của cơ chân được đảm bảo hoạt động bình thường. Sau 6 ngày điều trị hậu phẫu, bệnh nhi D. được đánh giá có đầy đủ các yếu tố trên nên được cho xuất viện.
Chuyển vạt da cuống mạch liền là một kỹ thuật khó và phức tạp, đặc biệt khi thực hiện trên trẻ em bởi mạch máu nhỏ và thường bị co lại trong quá trình phẫu thuật.
N. Huyền
Mỗi người một tay ngăn chặn Covid-19 lây lan trong cộng đồng
Việt Nam đã ghi nhận các bệnh nhân Covid-19 là những trường hợp tiếp xúc gần ca bệnh đến, đi về từ vùng có dịch. Vậy mỗi người chúng ta cần làm gì để ngăn chặn khả năng lây lan trong cộng đồng?
Học sinh Trường THPT chuyên Hoàng Lê Kha (Tây Ninh) rửa tay theo khuyến cáo để phòng dịch Covid-19 - Ảnh: Giang Phương
Hiệu quả từ hóa chất gia dụng sẵn có
Theo PGS Trần Đắc Phu, chuyên gia của Trung tâm đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng, mỗi người dân cần lưu ý thực hiện các biện pháp phòng bệnh, giúp ngăn chặn nguy cơ nhiễm bệnh cho bản thân và cộng đồng.
Theo thông báo mới nhất của Bộ Y tế, Covid-19 vẫn được xác định lây truyền chủ yếu từ người sang người (khi ho, hắt hơi các giọt bắn từ người ốm có thể rơi, bám trên mũi, miệng của người ở gần họ); virus cũng có thể bám trên các đồ vật hoặc bề mặt (nút bấm thang máy, máy tính xách tay, thiết bị điện tử, bút viết...).
Để giảm nguy cơ nhiễm bệnh, cần rửa tay thường xuyên với xà phòng. Lưu ý rửa các kẽ ngón tay, mu bàn tay và quanh các móng tay. Khi không có nước, có thể rửa tay với dung dịch rửa tay khô. Gập khuỷu tay hoặc dùng khăn che miệng và mũi khi ho, hắt hơi; không dùng tay che để ngăn các giọt bắn. Tránh chạm tay vào mắt, mũi, miệng; tránh tiếp xúc với người bị bệnh. Thường xuyên làm sạch các bề mặt bằng hóa chất diệt khuẩn.
Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), với các bề mặt, có thể làm sạch trước bằng xà phòng hoặc chất rửa tẩy với nước sạch. Sau đó, sử dụng một chất khử trùng như thuốc tẩy, vì hoạt chất sodium hypochlorite tiêu diệt vi khuẩn, nấm và virus. Lưu ý mang găng bảo vệ tay và pha loãng thuốc tẩy với nước theo hướng dẫn trên bao bì.
Rửa tay, vệ sinh sạch sẽ nơi ở là một trong các biện pháp hiệu quả mà rất rẻ về mặt chi phí. Mỗi người cần tạo thói quen tốt để ngăn ngừa bệnh dịch.
Nếu sốt, ho và khó thở, hãy đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám. Trước khi đi khám, gọi đến tổng đài 1900 9095 hoặc 1900 3228 để được tư vấn phù hợp, vì sẽ được hướng dẫn xét nghiệm hay cách ly y tế sau khi có các yếu tố dịch tễ liên quan, không phải mọi trường hợp ốm, sốt, ho đều áp dụng.
Ngăn lây lan virus từ quần áo, chăn mền
WHO cũng lưu ý về phòng bệnh từ trang phục trong trường hợp lo ngại có yếu tố nguy cơ (ví dụ như về nhà sau khi đi đến các khu vực có ca bệnh nghi ngờ) bằng cách: Không mang/ôm quần áo, chăn mền bẩn sát vào cơ thể.
Trong trường hợp cần thiết, giặt quần áo chăn mền với nước nóng (60 - 90 độ C) và bột giặt, xà phòng. Nếu có thể, dùng kèm thuốc tẩy quần áo theo hướng dẫn trên bao bì. Sấy khô quần áo, chăn mền ở nhiệt độ cao, hoặc phơi khô trực tiếp dưới nắng mặt trời.
Bộ Y tế khuyến cáo, trong vụ dịch, mỗi người cần lưu ý giữ gìn sức khỏe, vệ sinh cá nhân khi đi du lịch. Tránh đi lại khi bị ốm, ho sốt. Nếu sống trong vùng có dịch, cần duy trì khoảng cách giao tiếp 1 - 2 m với người khác, đặc biệt với người ho, sổ mũi, hắt hơi.
SARS-CoV-2 có thể tồn tại trong vùng khí hậu nóng ẩm cũng như lạnh khô. Dù sinh sống ở đâu, điều kiện thời tiết nào, mỗi người cũng cần thực hiện các biện pháp phòng ngừa để bảo vệ bản thân và cộng đồng.
Bưu kiện từ vùng dịch không có nguy cơ lây bệnh
Theo WHO, những phân tích trước đây về các loại virus Corona khác (virus gây dịch Covid-19 thuộc chủng virus Corona) cho thấy chúng không tồn tại quá lâu trên một bề mặt, do đó rất khó bị nhiễm nếu chỉ chạm vào bề mặt bưu kiện được gửi đến từ nơi có dịch. Đặc biệt, virus thường không tồn tại lâu trên bề mặt xốp như giấy, bìa cứng...
Theo thanhnien.vn
Chuyên gia chỉ rõ những thói quen của người Việt làm lây lan bệnh nguy hiểm Dùng đũa để gắp thức ăn chung, dùng chung một bát nước chấm, dùng chung thớt để chế biến đồ chín lẫn đồ sống, dùng chậu rửa mặt chung, ăn các loại động vật hoang dã không rõ nguồn gốc... sẽ làm lây truyền nhiều dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Ảnh minh họa: Internet Theo các chuyên gia y tế, bên cạnh...