Chuyển tuyến đường Nam Quảng Nam thành quốc lộ
Theo tin từ Văn phòng UBND tỉnh Quảng Nam ngày 9.12, địa phương đã làm việc với Bộ GTVT, báo cáo Chính phủ chuyển tuyến đường Nam Quảng Nam thành quốc lộ do Bộ GTVT quản lý và tiếp tục đầu tư giai đoạn 2, trong điều kiện thi công giai đoạn 1 chậm trễ, xé lẻ nhiều dự án, ảnh hưởng đến đời sống người dân.
Tuyến đường Nam Quảng Nam (tổng chiều dài hơn 209 km, từ bờ biển Tam Kỳ – Quảng Nam đến thị trấn Đắk Tô – Kon Tum), giai đoạn 1 dài gần 55,5 km đi qua 4 huyện, thành phố của Quảng Nam, có vốn đầu tư 1.238 tỉ đồng từ nguồn trái phiếu chính phủ, khởi công từ năm 2006 nhưng bị hoãn bàn giao nhiều lần do gặp khó trong thi công. Đặc biệt, 2 cây cầu lớn trên tuyến ĐT616 là cầu Sông Trường, cầu Nước Oa dù rất cần thiết trong mùa mưa lũ sẽ phải tiếp tục chờ nguồn đầu tư giai đoạn 2, do địa phương đang tập trung nguồn lực để thanh toán khối lượng giai đoạn 1 theo chỉ đạo của Chính phủ.
Theo TNO
Video đang HOT
Cần mạnh dạn đưa lãi suất về 8% cứu doanh nghiệp'
Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia khuyến nghị giảm lãi suất cơ bản từ 9% hiện nay về 8% mà vẫn đảm bảo kiểm soát được lạm phát và không có nguy cơ tiền gửi chảy ra khỏi hệ thống.
Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia hôm nay (3/12) công bố Báo cáo phân tích tình hình kinh tế Việt Nam 11 tháng năm 2012, trong đó đề nghị Chính phủ cần sớm hành động quyết liệt và cụ thể để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.
Theo khuyến nghị của cơ quan này, Việt Nam cần mạnh dạn hạ tiếp lãi suất huy động và cơ bản khoảng một điểm phần trăm và khống chế trần lãi suất cho vay đối với doanh nghiệp sản xuất kinh doanh không vượt quá 150% lãi suất cơ bản.
Theo Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia, có 3 cơ sở chính để giảm ngay lãi suất. Thứ nhất, lợi suất trái phiếu Chính phủ có xu hướng giảm vào cuối năm. Thứ hai, lạm phát đang được kiểm soát chặt và giảm dưới mức 8%. Như vậy, chênh lệch giữa lãi suất tiền gửi và lạm phát gần như không còn. Theo nhận định của cơ quan này, nguy cơ tiền gửi bị rút khỏi hệ thống ngân hàng là không còn bởi các kênh đầu cơ khác như vàng, chứng khoán, bất động sản hiện quá khó khăn. Cơ sở thứ ba đó là tỷ giá ổn định, tình trạng đôla hóa giảm đáng kể và việc nắm giữ ngoại tệ không còn là công cụ kiếm lời ưu tiên của người dân.
Kể từ đầu năm, lãi suất huy động đã giảm 5 điểm phần trăm nhưng tổng số dư tiền gửi tại các ngân hàng vẫn tăng khoảng 15% so với đầu năm. Ủy ban cho rằng việc giảm lãi suất không ảnh hưởng đến hoạt động gửi tiền của người dân.
Lãi suất huy động có thể về 8% một năm trong tuần này. Ảnh: Anh Quân.
Trước đó, Tiến sĩ Phạm Viết Muôn, Phó chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ cũng cho rằng có nhiều cơ sở để hạ lãi suất trong bối cảnh CPI đi xuống như những tháng vừa rồi. Vị này cho hay, Chính phủ sẽ họp bàn giảm lãi suất trong tuần này để tạo thuận lợi hơn cho doanh nghiệp khi vay vốn sản xuất kinh doanh. Theo ông, khi lạm phát thấp như hiện nay, nếu lãi suất huy động lý tưởng vào khoảng 7,5-8%, cộng thêm 2,5-3% chi phí, ngân hàng hoàn toàn có thể cho vay với lãi suất 10%.
Việc giảm lãi suất được xem là điều kiện tiên quyết và động thái cụ thể để giúp doanh nghiệp cải thiện khó khăn. Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia nhấn mạnh: "Số doanh nghiệp giải thể và tạm ngừng hoạt động trong tháng 11 tiếp tục tăng và chưa có dấu hiệu dừng lại. Đến cuối năm, các doanh nghiệp vẫn đang đối mặt những khó khăn thách thức ở mọi phương diện, đặc biệt là ở hai khâu chủ yếu: đầu vào và đầu ra".
Chi phí nguyên nhiên vật liệu, vận tải tăng mạnh cùng chi phí tài chính cao là hai lực cản sự hồi phục của các doanh nghiệp. Báo cáo của Ủy ban nêu rõ, việc phải chịu mức lãi suất cao (trên 15% một năm) trong một thời gian kéo dài tới nay đã trên 30 tháng đã làm khó khăn của doanh nghiệp tăng thêm. Theo khảo sát do Ủy ban này thực hiện, tính đến hết quý I/2012, chi phí tài chính của doanh nghiệp đã tăng gần 25% so với cuối năm trước.
Ngoài ra, theo cơ quan này, để khơi thông nguồn vốn, Chính phủ có thể đẩy mạnh bảo lãnh vay tín dụng ngân hàng hoặc phát hành trái phiếu Chính phủ bảo lãnh cho chủ đầu tư những dự án BOT đang cần vốn.
Đánh giá tổng quan về tình hình kinh tế 11 tháng, Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia cho rằng nền kinh tế đã thoát khỏi vùng đáy để vượt qua thời kỳ khó khăn nhất nhưng đà hồi phục chưa rõ ràng. Tổng cầu của nền kinh tế dù được cải thiện nhưng chưa có những động lực để bật lên mạnh mẽ. Thừa nhận lạm phát tăng trong kiểm soát nhờ việc điều hành chính sách một cách thận trọng và nhất quán nhưng báo cáo này cũng chỉ ra rằng, sự suy giảm của tổng cầu cùng với khả năng hấp thụ vốn yếu kém của doanh nghiệp cũng góp phần kìm hãm sự gia tăng của chỉ số giá tiêu dùng.
Do đó, theo cơ quan này, ngoài việc kiên định với mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, Chính phủ cần đưa ra những thông điệp rõ ràng, dễ hiểu đối với người dân về vấn đề tái cơ cấu các ngân hàng, xử lý nợ xấu.
Theo VNE
Giám sát phải "vi hành", gặp dân trước, gặp quan sau Giám sát kiểu cưỡi ngựa xem hoa, dễ bị "bịt mắt" bởi báo cáo, số liệu. Mù mờ về thực chất công nợ của các tập đoàn, tổng công ty... Đây là những cảnh báo đại biểu Quốc hội nêu ra để yêu cầu khắc phục ngay trong chương trình giám sát năm 2013. Tập hợp kiến nghị của các cơ quan, UB...