Chuyện tướng hình sự Hồ Sỹ Tiến tìm mộ cha là liệt sĩ
Nhiều người biết đến Thiếu tướng Hồ Sỹ Tiến với tư cách một vị chỉ huy đánh, phá các vụ án lớn, chấn động dư luận xã hội. Nhưng có thể rất ít người biết rằng vị tướng công an giản dị này có cha là liệt sĩ, bà nội là Bà mẹ Việt Nam Anh hùng. Chúng tôi lại đề cập câu chuyện này với ông nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Thương binh liệt sỹ.
Thiếu tướng Hồ Sỹ Tiến, Cục trưởng Cục Cảnh sát hình sự (ảnh Lương Kết).
Cha hi sinh khi mới 4 tuổi
Nhấp chén trà nóng, Thiếu tướng Hồ Sỹ Tiến, Cục trưởng Cục Cảnh sát hình (Tổng cục Cảnh sát, Bộ Công an) bảo, vào dịp 27.7 nào ông cũng dành thời gian về Nghĩa trang liệt sĩ Quốc tế Việt Lào, huyện Anh Sơn, Nghệ An để thắp hương cho cha và các liệt sĩ. Mặc dù xác định cha ông – liệt sĩ Hồ Sỹ Vượng yên nghỉ tại nghĩa trang này nhưng đến nay tướng Tiến vẫn chưa biết chính xác ngôi mộ nào là của cha.
Ký ức về người cha đối với tướng Hồ Sỹ Tiến chỉ được gợi nhớ khi ông còn là một cậu bé 4 tuổi cùng mẹ từ Nghệ An (quê tướng Tiến) vào thăm cha khi ông đang đóng quân ở Quảng Bình.
“Lúc đó bố chuẩn bị nhận nhiệm vụ đi tiễu phỉ ở biên giới Việt – Lào nên có báo cho mẹ tôi biết. Bà đã bế tôi đón xe khách vào nơi bố đóng quân và ở đó khoảng 2 -3 ngày rồi về quê. Tháng 2.1961, bố tôi hi sinh trong trận tiễu phỉ và được chôn ở khu vực biên giới Việt – Lào. Sau đó, một người bạn nhập ngũ cùng với bố tôi trong lần về thăm đã nói khi nào có điều kiện ông sẽ dẫn gia đình đi tìm mộ. Tuy nhiên sau đó người này lại vào chiến trường miền Nam chiến đấu và hi sinh”, tướng Tiến cho biết.
Thời gian sau, gia đình tướng Tiến nhận được thông tin từ Quân khu 4, mộ của liệt sĩ Hồ Sỹ Vượng đang được chôn cất tại Nghĩa trang Nậm Cắn, Kỳ Sơn, Nghệ An.
“Khi tôi vào Quân khu 4 lấy thông tin để đi tìm mộ cha thì họ nói mộ liệt sĩ tại nghĩa trang Nậm Cắn đã được quy tập về Nghĩa trang liệt sĩ Quốc tế Việt – Lào thuộc huyện Anh Sơn, Nghệ An. Tôi đến đây tìm không thấy mộ của cha, chủ yếu gặp những ngôi mộ chưa biết tên”, tướng Tiến ngậm ngùi nói.
Tướng Hồ Sỹ Tiến (mũ cối) giúp đồng đội trong chuyến công tác
Chuyện chưa kể từ vụ thảm án
Video đang HOT
Trước thời điểm năm 2010, tướng Hồ Sỹ Tiến cũng nhờ các nhà ngoại cảm để giúp xác định phần mộ của cha nhưng không thành công. Dù vậy năm nào ông cũng dành thời gian về Nghĩa trang liệt sĩ Quốc tế Việt – Lào đề thắp hương. Tình cờ một lần có người chỉ cho ông khu vực những ngôi mộ vốn được chuyển từ Nghĩa trang Nậm Cắn về.
“Tôi đứng lặng người nhìn vào những ngôi mộ liệt sĩ chưa có tên đó. Bằng linh cảm tôi nhận một ngôi mộ rồi gắn tên cha vào. Tôi nghĩ, về mặt tâm linh nếu không đúng phần mộ cha mình thì cũng là thắp hương cho liệt sĩ nào đấy. Ngôi mộ đó từ nay trở đi cũng thường xuyên có người đến thăm hương”, tướng Tiến tâm sự.
Cả đời làm cảnh sát hình sự, trực tiếp chỉ đạo cũng như tham gia chỉ đạo phá nhiều chuyên án lớn, với tướng Hồ Sỹ Tiến phía sau mỗi chiến công đều có những câu chuyện không thể quên.
Ông kể, năm 2015, lúc đó cũng vào dịp tháng 7, xảy ra vụ thảm án 4 người trong một gia đình bị sát hại tại vùng hẻo lánh – bản Phồng xã Tam Hợp, huyện Con Cuông, Nghệ An. Vụ án này cả Công an tỉnh Nghệ An và Cục Cảnh sát hình sự cùng vào cuộc để truy bắt hung thủ.
Để đi vào hiện trường vụ án phải qua Nghĩa trang liệt sĩ Quốc tế Việt – Lào, anh em lúc đó đi trước, tôi và anh lái xe đi sau đã dừng lại để vào nghĩa trang thắp hương cho ngôi mộ mà mình gắn tên cha và những mộ chưa biết tên khác. Tôi có khấn, chúng con đang đi điều tra vụ thảm án rất nghiêm trọng, cha và các anh hùng liệt sĩ linh thiêng phù hộ để chúng con nhanh chóng bắt được hung thủ. Sau này chúng con sẽ quay về báo công.
“Khoảng 3 – 4 ngày sau đó, chúng tôi bắt được hung thủ. Tôi đã dẫn anh em trong Ban chuyên án quay trở lại nghĩa trang thắp hương báo công”, tướng Tiến cười xòa và nói ông kể câu chuyện đó là để nhấn mạnh trong cuộc sống phải luôn có niềm tin.
Thiếu tướng Hồ Sỹ Tiến cho biết thêm, bà nội của ông có 6 người con, 3 trai, 3 gái, trong đó 2 con trai là liệt sĩ. “Cha tôi hi sinh năm 1961, chú út tên Hồ Sỹ Lộc hi sinh năm 1972 trong trận đánh ác liệt ở Quảng Trị. Năm ngoái bà nội tôi được Nhà nước truy tặng danh hiệu Bà mẹ Việt Nam Anh hùng”, vị tướng hình sự khép lại câu chuyện với phóng viên.
Thiếu tướng Hồ Sỹ Tiến luôn có mặt sớm và tham gia chỉ đạo phá nhiều chuyên án lớn như vụ Lê Văn Luyện ở Bắc Giang (năm 2011); vụ thảm án sát hại 6 người trong gia đình ở Bình Phước (năm 2015); vụ sát hại 4 người trong gia đình ở Nghệ An (năm 2015); vụ sát hại 4 người trong gia đình ở Yên Bái (năm 2015); vụ sát hại 4 bà cháu ở Quảng Ninh (năm 2016).
Theo Danviet
Chuyên gia tội phạm nói về việc người dân đốt xe vì nghi là bắt cóc
"Thời gian qua trên mạng xã hội lan truyền chuyện bắt cóc trẻ em một cách quá mức, không đúng đắn. Khi sự việc bị thổi phồng một cách không được kiểm chứng làm cho nhiều người dân tưởng thật, dẫn tới sự lo lắng thái quá", Đại tá, PGS.TS Đỗ Cảnh Thìn (Trung tâm nghiên cứu tội phạm học và điều tra tội phạm - Học viện Cảnh sát Nhân dân) cho biết.
Người dân quá khích đã đập phá chiếc xe Fortuner ở xã Hồng Lạc.
Tình trạng tự xử nếu lan rộng sẽ rất nguy hiểm
Thời gian gần đây tại nhiều vùng nông thôn liên tục xảy ra những vụ việc người dân vì nghi ngờ người lạ mặt vào làng bắt cóc trẻ em. Họ hô hoán tạo đám đông và tự xử một cách thái quá khiến nhiều người bị đòn oan.
Điển hình là vụ xảy ra tối 20.7, tại xã Hồng Lạc, huyện Thanh Hà, Hải Dương. Một vị doanh nhân và người lái xe tiện đường vào cửa hàng xem gỗ bị nghi thôi miên bắt cóc trẻ em nên bị đám đông dân làng bủa vây đòi đánh. Trong đám đông có những đối tượng quá khích còn lật chiếc xe ô tô Fortuner của vị doanh nhân xuống ruộng và đốt.
Chiếc xe Fortuner sau đó bị đốt cháy.
Theo Đại tá PGS.TS Đỗ Cảnh Thìn, việc người dân quá khích, tự xử như vụ việc nêu trên là biểu hiện của yếu tố lây lan tâm lý đám đông, có hiệu ứng từ mặt trái của mạng xã hội.
"Khi sự việc bị thổi phồng một cách không kiểm chứng kiểu một đồn mười, mười đồn trăm, nhiều người dân tưởng thật dẫn tới sự lo lắng thái quá nên có hành động đề phòng, cảnh giác quá mức, nghi ngờ thiếu căn cứ. Chính vì thế mới xảy ra chuyện người bình thường đi mua bán hàng hóa, đi phun thuốc diệt muỗi, đi xin việc làm... cũng bị nghi bắt cóc trẻ em và bị đánh oan" - PGS.TS Thìn nói.
Chiếc xe sau khi bị thiêu rụi.
Vẫn theo Đại tá Đỗ Cảnh Thìn, việc người dân tự xử là biểu hiện của sự xuống cấp về mặt nhận thức pháp luật.
"Người dân bị lây lan tâm lý hội chứng đám đông cộng với sự kém hiểu biết pháp luật dẫn tới những hành vi tiêu cực mang tính bộc phát, không nhận ra hậu quả tiêu cực cho bản thân, cho người khác cũng như xã hội. Hiện tượng này lan rộng là một điều hết sức đáng lo ngại" - Đại tá Thìn băn khoăn.
Đồng quan điểm với PGS.TS Thìn, Thiếu tướng Nguyễn Thanh Hồng, Ủy viên Thường trực Ủy ban Quốc phòng - An ninh của Quốc hội bổ sung thêm: Những vụ người dân nghi ngờ và tự xử cũng giống như những vụ bà con đánh chết đối tượng trộm chó trước đó. Nếu hiện tượng này không được ngăn chặn để lan rộng thì rất nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh trật tự.
Hành vi quá khích cần phải được xử lý ngay
Thiếu tướng Nguyễn Thanh Hồng cho rằng, ở nơi xảy ra những vụ việc người dân vì nghi ngờ có hành động sai trái, điều đó cho thấy công tác phát động quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc ở đó chưa tốt.
Công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao ý thức cho người dân trong việc phát hiện tội phạm chưa hiệu quả, nhiều người không nhận thức được đâu là hành vi vi phạm pháp luật, chỉ ùa theo đám đông.
Thiếu tướng Hồ Sỹ Tiến - Cục trưởng Cục cảnh sát hình sự (Tổng cục Cảnh sát, Bộ Công an): Không có chuyện bắt cóc trẻ lấy nội tạng bán như đồn thổi. Phần lớn các thông tin bắt cóc trẻ em trên mạng là không chính xác. Đa số các trường hợp các cháu mất tích là do đi lạc, tự bỏ nhà ra đi, người trong gia đình hay bố mẹ ly hôn xảy ra mâu thuẫn rồi tìm cách đưa các cháu bé đi, hoặc có cháu gặp nạn tử vong không tìm thấy... Một số vụ bố mẹ tới trường đón con nhưng không thấy đâu đã trình báo con bị bắt cóc nhưng thực tế điều tra thấy, khi các cháu rời khỏi trường lên xe của bạn hoặc bố mẹ bạn để về nhà...
Theo PGS.TS Đỗ Cảnh Thìn, trong những vụ việc kể trên, có những đối tượng lợi dụng sự bức xúc và nghi ngờ thái quá của người dân để kích động tạo thành đám đông nhằm đạt mục đích cá nhân.
Đại tá Thìn cho rằng, vụ việc quá khích đốt cả xe ô tô như vụ việc ở xã Hồng Lạc, huyện Thanh Hà, Hải Dương phải được lên án một cách quyết liệt qua nhiều kênh khác nhau. Bên cạnh đó là tăng cường giáo dục ý thức pháp luật cho người dân, kịp thời xử lý ngay hành vi sai phạm để vừa giáo dục, răn đe, phòng ngừa sự lây lan.
"Việc xử lý nghiêm minh không phải ở chỗ mức án nặng hay nhẹ mà là xử lý đúng với hành vi sai phạm. Nếu cơ quan chức năng để lâu, xử lý không đúng dẫn đến sự coi thường, hành vi dễ bị lây lan" - Đại tá Thìn nói.
Ông cho rằng, để ngăn ngừa hiện tượng trên, cơ quan chức năng, chính quyền địa phương phải có biện pháp tuyên truyền để người dân biết thượng tôn pháp luật. Để làm được hiệu quả cần phát huy vai trò của những thiết chế từ gia đình, dòng tộc, đến tổ chức chính trị - xã hội.
"Khi người dân được giáo dục hiểu biết pháp luật họ sẽ biết điều chỉnh hành vi đúng mực, không dám có những hành động quá khích, khi biết làm như vậy phải đi tù thì còn ai dám" - Đại tá Thìn nhấn mạnh.
Theo Luật sư Nguyễn Quang Tiến (Đoàn luật sư TP. Hà Nội), đối với những thông tin thiếu kiểm chứng khiến người dân hoang mang lo lắng như chuyện bắt cóc trẻ em, bắt trẻ con lấy nội tạng thì chính quyền và các đoàn thể cần nắm bắt để giải tỏa cho người dân.
Đối với những sự việc xảy ra làm mất an ninh trật tự trong thôn xóm như đối tượng vào làng trộm cắp, phải được cơ quan pháp luật xử lý kịp thời, tạo sự yên tâm, tin tưởng cho người dân.
Một số vụ bị đánh oan vì bị nghi là bắt cóc trẻ em: Ngày 5.7, do nghi ngờ 2 người đàn ông lạ mặt là đối tượng bắt cóc trẻ em, hàng trăm người dân phường Quảng Phong, thị xã Ba Đồn (Quảng Bình) đã vây đánh gây thương tích nhưng rút cục đây là những người đang đi phun thuốc diệt muỗi. Ngày 7.7, hai thanh niên mang hồ sơ đến thôn Lương Tân, xã Yên Trung, huyện Yên Phong, Bắc Ninh để xin việc làm bị nghi bắt cóc trẻ em nên dân làng đã quây đánh hai thanh niên. Ngày 24.6, tại khu vực chợ giáp ranh giữa địa bàn 2 xã Nam Nghĩa và Nam Thái, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, một phụ nữ bị người dân vây chặt và dí dao vào cổ vì nghi bắt cóc trẻ em. Tuy nhiên sau khi công an vào cuộc xác minh thì người phụ nữ đó chỉ là người có biểu hiện không bình thường chứ không phải đối tượng có dấu hiệu bắt cóc trẻ em.
Theo Danviet
Phát hiện hàng nghìn hồ sơ giả mạo để hưởng chính sách Theo Bộ trưởng LĐTB&XH Đào Ngọc Dung, Bộ đã kiến nghị các cơ quan chức năng, đồng thời yêu cầu ban hành các quyết định để đình chỉ chế độ ưu đãi đối với những trường hợp giả mạo hồ sơ người có công, buộc hoàn trả lại cho ngân sách nhà nước số tiền hưởng sai quy định là 130 tỷ đồng....