Chuyện tức nước vỡ bờ của người chồng bị vợ bạo hành quá đáng
Kết hôn được chưa đầy một năm mà anh Hòa đã ba lần bỏ về nhà mẹ đẻ vì không chịu nổi sự quá quắt của vợ.
Từ quá chiều hóa hư
Anh Hòa là công chức nhà nước, xuất thân cũng từ một gia đình khó khăn. Là con cả trong gia đình nhưng đi làm đã 4 năm rồi mà Hòa không nghĩ đến chuyện lập gia đình vì còn bận lo lắng cho bố mẹ và các em. Đến khi bố mẹ anh sốt ruột quá mới nhờ vả người quen, hàng xóm láng giềng “có mối nào thì giới thiệu cho cháu”. Thế là Hòa biết đến Liên, cháu gái của bạn thân mẹ anh, làm nghề bán vải ở chợ trung tâm thị xã. Liên không sắc nước hương trời những cũng ưa nhìn, nhanh nhảu, ăn nói dễ nghe.
Khi gặp Hòa, thấy anh hiền lành, chất phác cũng thấy “cảm” ngay. Đã vài lần hẹn hò đi chơi chung mà Hòa vẫn chưa thể mở lời với người đẹp. Tối hôm đó, sau khi nói chuyện mấy tiếng đồng hồ trong quán cà phê, thấy đã khuya nên Hòa bảo Liên ra về. Trên đường chở Liên về nhà, bỗng Hòa thấy một bờ ngực êm êm, nóng hổi áp vào lưng mình. Cô gái bạo dạn ấy không thấy Hòa phản ứng gì, liền vòng tay ôm anh thật chặt, áp mặt vào lưng… Có lẽ, tình cảm của họ đã bắt đầu từ sự “đụng chạm” đầu tiên ấy. 3 tháng sau, một đám cưới đầy hạnh phúc diễn ra. Ai cũng khen Hòa lấy được người vợ tháo vát, lại có thu nhập ổn định, lại đã có nhà riêng. Còn Liên thì tốt số, lấy được người chồng trí thức, hiền lành, biết chí thú làm ăn và lo lắng cho gia đình…
Công việc của Liên bận bịu và thường phải về muộn nên việc nhà gần như do Hòa đảm nhiệm. Vốn đảm đang và tự lập từ nhỏ nên Hòa chẳng nề hà việc gì, từ đi chợ cho đến nấu cơm, rửa bát, giặt quần áo… Khi Liên từ chợ về nhà, ngoài cơm ngon, canh ngọt tươm tất, Hòa còn đun sẵn nước tắm cho vợ. Cơm nước xong, thương vợ cả ngày ngồi chợ đau người, mỏi lưng, Hòa lại giành phần rửa bát rồi lên đấm lưng, tẩm quất cho Liên… Cuộc sống của hai vợ chồng cứ thế trôi đi êm đềm và hạnh phúc, nếu như không có chuyện mẹ Hòa bị tai nạn phải nằm viện 1 tháng…
Thông cảm với công việc của Liên, rằng nếu nghỉ bán hàng lâu sẽ mất khách, Hòa xin nghỉ phép cơ quan để có thời gian chăm sóc mẹ. Nhưng cũng vì thế mà anh không đảm đương được việc nhà như trước kia. Có hôm 7 giờ tối, Liên ở ngoài chợ về thì thấy bếp núc vẫn lạnh tanh. Gọi điện cho chồng thì lúc đó Hòa mới đang trên đường về nhà. Mệt mỏi và đói bụng, lại sẵn thói quen về nhà không phải đụng tay vào việc gì nên Liên đón chồng bằng bộ mặt lạnh tanh. Hòa hỏi gì cũng không nói. Biết vợ mệt, anh lẳng lặng đi nấu cơm. Khi Hòa dọn mâm lên thì chẳng thấy vợ đâu cả, anh ra ngõ tìm thì thấy Liên đang đủng đỉnh đi về, mồm ngậm que tăm: “Đợi anh nấu để mà chết đói à?”…
Ảnh minh họa
Lần khác, Hòa mua nhộng tằm về rang mà không biết là vợ anh không thích ăn món này. Liên lấy đũa lật lật mấy con nhộng rồi bảo: “Lần sau, anh đừng mua mấy thứ rẻ tiền này về nữa nhé,… ăn thế này thà ăn rau còn dễ nuốt”. Lần khác, anh nấu canh chua cá, vừa đưa lên miệng thử, Liên đã gào lên: “Giời ơi, n hà anhtoàn nấu canh mặn thế này à?”…
Hòa vốn sĩ diện, nổi nóng lên thì sợ chòm xóm chê cười nên đành im lặng, mãi rồi thành quen. Lúc nào ức chế quá, không chịu nổi sự quá quắt của Liên, Hòa chọn cách bỏ về nhà bố mẹ đẻ. Kết hôn được chưa đầy một năm mà anh đã phải 3 lần lặng lẽ xách quần áo về nhà mình ở. Lần ấy, câu chuyện thực ra rất nhỏ, nhưng là giọt nước tràn ly, Hòa lấy hết dũng khí để đặt tờ đơn xin ly hôn trước mặt vợ thì Liên khóc nấc lên, lăn lộn dưới đất, đấm thùm thụp vào bụng mình, vừa gào lên: “Con ơi, bố bỏ mẹ con mình đi với người khác, mẹ chỉ còn cách tìm đến cái chết thôi…”. Lúc đó, anh Hòa mới tá hỏa biết rằng vợ mình đã có thai 2 tháng…
Đến cuộc sống địa ngục
Những ngày tháng Liên mang thai có lẽ sẽ ám ảnh cả đời Hòa. Cậy có bầu, Liên càng ngày càng thể hiện rõ sự quá quắt trong cách ứng xử với chồng. Vẫn biết rằng phụ nữ nghén ngẩm thì khó tính nhưng cũng không vì thế mà lại hắt đổ những thứ chồng vừa cất công mua về. Ấy thế mà Liên làm được và đáng khâm phục hơn là Hòa chịu đựng được tất cả những điều đó.
Hòa trở thành “tấm gương sáng” cho các bà vợ trong xóm soi chồng mình. Mỗi khi thấy anh tất tả dắt xe ra ngõ là lại có người hỏi: Đi mua đồ ăn cho vợ à? Nhất chị Liên đấy. Nhất cả chú, sắp làm bố hạnh phúc quá còn gì?… Thế nhưng, hạnh phúc ở đâu không thấy, anh chỉ thấy nơm nớp sợ không làm vừa ý vợ thì cô sẽ bù lu, bù loa lên và lại đấm bụng thùm thụp. Mỗi lần Liên “nổi điên”, vừa lu loa, vừa đập tay thùm thụp vào bụng là Hòa nhảy dựng lên như phải bỏng. Xót con, Liên đòi gì anh cũng đáp ứng cho kỳ được…
Có lần, một người bạn cũ xa nhau lâu ngày của Hòa tìm đến nhà chơi. Hai người tay bắt mặt mừng vì đám cưới Hòa, người bạn kia không về dự được. Hòa ra chợ “báo cáo” với vợ là tối nay bạn anh sẽ ở lại ăn cơm, uống chén rượu – Liên không phản đối, cũng không hồ hởi, chỉ bảo: “Tùy anh!”. Hòa hăm hở về nhà làm cơm mời bạn. Tối mịt Liên mới về. Trừ câu chào khách từ cửa, Liên chị nói với bạn của chồng đúng 2 câu: “Mời anh ăn cơm!” khi bắt đầu và kết thúc bữa ăn. Ăn xong, kệ chồng và bạn của chồng ngồi uống rượu, Liên bỏ vào buồng nằm. Không khí bữa cơm như bị “bức tử’.
Video đang HOT
Ái ngại với bạn, Hòa chẳng biết thanh minh thế nào cho phải, thôi thì lấy chén rượu làm vui, anh bả lả nói cười để át đi cái thể diện bị vợ làm cho nham nhở của mình…
Khi bạn về rồi, có chút men, Hòa vào cà khịa với vợ. Liên tuôn ra một tràng: Chả lẽ tôi mệt cũng không được nghỉ, phải ngồi đấy tiếp rượu cho các anh như cave ấy hả? Bao giờ mới hết bữa. Cả ngày tôi đã phải hầu hạ khách ngoài cửa hàng ê ẩm cả người rồi. Tôi hỏi anh, thế tôi và con quan trọng hơn hay thằng bạn anh? Nếu nó quan trọng hơn thì xách quần áo đến mà ở với nó…”. Tối tăm trước những lời khó nghe của vợ, Hòa giơ tay định giáng một cái tát vào bản mặt đang nhơn nhơn thách thức trước mặt. Nhưng anh chưa kịp làm gì thì Liên đã gào lên với âm lượng to đến mức làm Hòa rụt vội tay lại: “Ối các bác ơi! Cứu mẹ con cháu với. Thằng chồng vũ phu nó đánh cháu sảy thai rồi…”. Điếng người trước sự phản đòn quá bất ngờ của vợ, Hòa vội vàng chạy ra cửa xua tay phân trần với mọi người là anh chưa hề động đến cô ấy.
Khi Liên sinh con, mẹ anh qua chăm sóc. Mỗi lần bà bế cháu là Liên nhìn hau háu vào đứa con, lúc nào cũng như muốn giằng lại con. Chị phàn nàn với anh là bà không vệ sinh, nấu ăn không ngon và giặt tã vẫn còn mùi tanh. Nói chồng chẳng được, Liên bắt đầu thể hiện thái độ với mẹ chồng. Hòa đành cắn răng nói khéo để đưa mẹ về.
Các việc lớn nhỏ trong gia đình đều do vợ quyết, Hòa như cái máy cun cút làm theo sự chỉ đạo của vợ. Chỉ cần anh làm sai hay không vừa ý là Liên la lối om xòm. Đôi khi, Hòa tự lừa bản thân rằng “vợ mình mình sợ, có gì phải ngại” hay “một sự nhịn, chín sự lành”, nhưng có một điều rõ ràng, anh thấy cuộc sống gia đình lúc nào cũng ngột ngạt, khó thở. Mỗi lần nói chuyện gì đó với Liên là anh lại sợ mình nói gì sai khiến Liên nổi giận. Kể từ khi Liên sinh con, anh phải ngủ một mình. Cứ khi nào thấy con khóc là anh bật dậy như lò xo để đi tráng bình, pha sữa cho con ăn. Có những đêm, thằng bé bị sốt, quấy khóc ngằn ngặt, Hòa một mình bế con đi lại quanh nhà đến rã rời.
Chuyện chăn gối với Liên, có nhớ vợ đến mấy, Hòa cũng không dám tự vào, nếu như chị không gọi. Lâu dần, anh làm chuyện ấy với vợ như một thứ nghĩa vụ, làm xong lại cun cút mặc quần áo ra giường ngoài ngủ. Cái cảm giác chộn rộn khi bờ ngực ấm của Liên áp vào lưng anh ngày nào đã mất hẳn, không thể tìm lại được.
Lần ấy, cơ quan Hòa tổ chức liên hoan nhân dịp thành lập ngành. Mải vui, Hòa về muộn hơn mọi lần trong tình trạng say xỉn. Về đến nhà đã gần 12 giờ đêm. Loạng choạng tra chìa vào ổ mấy lần không được, Hòa mới để ý rằng vợ đã thay khóa cổng bằng một chiếc khóa mới coong. Đèn trong nhà vẫn sáng trưng nhưng anh gọi thì vợ nhất quyết không mở cửa. Một lúc sau, Liên tắt đèn đi ngủ, còn Hòa lủi thủi về tá túc nhà bố mẹ.
Sáng hôm sau, đầu óc còn nặng trịch thì anh đã thức giấc bởi tiếng vợ đang the thé dưới nhà. Liên đang gần như gào lên trước mặt bố mẹ chồng, nói rằng Hòa đã không làm ra tiền lại còn thiếu trách nhiệm với gia đình và bê tha. Đang định chạy xuống bảo vợ thôi đi thì Liên lại lớn tiếng: “Nếu ông bà không dạy được chồng con thì để con dạy!” – Hòa cảm thấy trong lòng trào lên lòng hận thù chưa từng thấy với người đàn bà này. Anh lao xuống tát vợ một cái trời giáng khiến Liên ngã ngửa ra ghế. Đứa con giật mình khóc thét lên…
Những dồn ép, đè nặng bao lâu nay khiến Hòa cảm thấy cuộc sống gia đình chẳng khác gì địa ngục. Đi ra ngoài thì thôi, về nhà là phải sống trong không khí nặng nề đến không chịu nổi. Vợ anh nói câu nào cũng khó nghe, như châm, như chích vào tim người khác. Hòa cũng dần biến thành một người khác. Mỗi lần Liên lớn tiếng sỉ vả, anh lại làm cái việc mà trước đây anh thường khinh rẻ: đánh vợ đến thâm tím mặt mày để cái giọng chua ngoa dai dẳng ấy khỏi ám ảnh tâm trí…
Theo Nguoiduatin
12 năm sống trong tủi khổ vì chồng bạo hành
Thực sự tôi chia sẻ tâm tư lên đây trong bế tắc nhưng tôi đang tỉnh táo đến lạ. Điều đầu tiên tôi phải khẳng định, tôi là một người phụ nữ có tri thức và hiểu biết về luật pháp. Nhưng bao năm nay, tôi lại chấp nhận sống trong cảnh bạo lực gia đình.
Ngay khi ngồi viết những tâm sự bao năm chất chứa trong lòng ra đây, thì tôi cũng vừa ăn một cú đấm vào sườn và những cái giật đầu kéo tóc của chồng. Hành động này đương nhiên có lý do của nó: khi tôi không phải bon chen vì tiền thì lo chồng tôi ngoại tình. Thế nên chúng tôi hay cãi vã và xô xát.
Khi làm ăn không gặp vận may, tôi từ 1 chủ nợ biết thành 1 con nợ. Lúc ấy vợ chồng tôi lại hay xô xát vì tiền. Suốt những năm yêu, lấy và sống chung hình như chưa có năm nào mà tôi không bị ăn đòn từ chồng. Vậy mà cuộc hôn nhân của chúng tôi cũng đang tồn tại và đã được 12 năm.
Cho đến giờ, tôi cũng không hiểu tình yêu chính xác là cái gì? Nhưng tôi biết những khái niệm ngọt ngào về tình yêu như trong văn thơ, tiểu thuyết nó không tồn tại trong mối quan hệ hôn nhân của chúng tôi.
Bất kì một ngày lễ nào như sinh nhật, 20/10, 8/3... tôi đều được nhận được hoa chúc mừng từ chồng. Nhưng không phải là trao tay, cũng không phải là để có thể sâu sắc cảm nhận được chồng đang quan tâm tới vợ. Mà phần lớn sau khi thấy vui sướng là tôi nhận lại những ê chề. Mỗi khi cãi nhau, chồng tôi kể rằng "Bố mày tặng mày hoa". Và tôi hiểu ra, cuối cùng anh chỉ biểu diễn thôi.
Tôi thấy thế cũng thấy tốt vì tôi cũng cần sĩ diện mà. Những ngày đó khi tôi đến cơ quan đi làm, thế nào mấy chị em đồng nghiệp chả khoe ra với nhau là ông xã tặng gì? Tôi đảm bảo ai cũng phải ngưỡng mộ chồng tôi ngay. Ai cũng khen ngợi chồng tôi mà họ thầm ức lão chồng vụng về của họ.
Đúng là, cái đáng ghét của người này thì trong mắt người kia lại là thứ đáng yêu biết bao nhiêu. Tôi chẳng bóc cái quả trứng ung ấy làm gì, cứ để vậy cho thiên hạ nhìn thấy. Ừ đẹp đó, thích mà chỉ có thể nhìn thôi. Còn anh, ai ở cơ quan anh cũng khen ngợi anh giao tiếp giỏi, chu đáo, lịch sự, yêu vợ, yêu con.
Nói ra thì thật buồn cười, con lớn của chúng tôi 10 tuổi, con nhỏ 8 tuổi. Từng đó năm con tôi chưa biết đếm có hết nổi đầu ngón tay của 1 bàn tay số lần mà bố ra trường đóng tiền ăn, tiền học, hay hỏi han cô giáo về chuyện học hành của con mình. Tôi cũng không biết anh đã có được bao nhiêu lần đóng tiền ăn cho chính bản thân anh trong gia đình?
Chúng tôi sống cùng bố mẹ già, ông bà là cán bộ hưu trí. Mỗi tháng họ cũng có vài triệu tiền lương hưu để sống. Vậy mà già cả là vậy họ vẫn hì hục chăm chút chuyện ăn uống cho "ông con" đã gần 40 tuổi của mình.
Lúc nào họ cũng lo con trai không có tiền tiêu. Trong khi anh đi xe ô tô con đi làm và lương trên 10 triệu một tháng. Ừ thì biết anh là con út trong nhà được chiều từ nhỏ quen rồi. Nhưng tôi khát khao từ ngày lấy anh cho tới bây giờ có một lần anh làm được một chuyện mà gia đình thấy mãn nguyện.
Kể đến đây tôi mới nhớ ra, có lần vợ chồng cãi nhau tôi chê anh: "Chuyện gia đình anh bảo toàn chuyện nhỏ anh không làm. Giờ anh 40 tuổi rồi anh tìm được việc lớn gì chưa?".
Anh trả lời tỉnh queo: "Tôi là cán bộ lãnh đạo, còn cô chỉ là 1 con nhân viên quèn. Chỉ cần tôi nói 1 câu, tôi cho cô nghỉ việc luôn" hoặc "Cả nhà cô xách dép cho tôi không đáng. Ngoài thằng bố cô ra, tôi chả coi trọng gì ai cả. Cô nên nhớ tôi sống với cô vì con tôi còn nhỏ cần cô chăm sóc, cha mẹ tôi già rồi cần có người nấu cơm"...
Vậy đó, tôi cứ hì hục sinh con, nuôi con và hì hục đối nội đối ngoại ba bề bốn bê họ hàng để anh an nhàn sáng sáng 6 giờ ra khỏi nhà. Và chiều nào đẹp trời thì anh về đúng giờ tan tầm, không đẹp trời thì cũng không rõ ngày về. Quan trọng là anh thấy vui vẻ thì sẽ về.
Chẳng thế mà mỗi khi tôi đọc bài viết về người phụ nữ phải biết thương lấy mình, rồi gần đây nhất là bài của một ông đạo diễn nói rằng cảm thấy xấu hổ hoặc nhục nhã gì gì đó khi người phụ nữ của chúng ta phải hy sinh vì chúng ta mà không phải là đàn ông chúng ta hy sinh vì họ.
Tôi không biết chồng tôi có tình cờ đọc được những dòng chữ ấy không? Và không biết khi anh đọc được thì anh nghĩ gì? Anh tự hào điều gì đây khi chính anh chà đạp lên người thân yêu của mình?
Nhìn lại chính mình 12 năm qua, tôi mới thấy mình thật sự ngốc. Tôi đâu chắc là người mà chồng tôi yêu thương đâu. Hôn nhân 12 năm chưa nói lên điều gì cả. Nhất là 5 năm trở lại đây là những ngày tháng khủng hoảng nhất cuộc đời tôi.
Từ bất động sản thủng liên tiếp đáy, tới nạn vỡ nợ xảy ra khắp nơi đã đẩy tôi từ 1 chủ nợ thành 1 con nợ. Từ bấy giờ, cuộc sống của tôi đúng nghĩa của 2 từ: Địa ngục. Ban đầu, do lo sợ tôi giấu gia đình vay mượn khắp nơi trả số tiền vay mua đất, rồi vay để cho vay kiếm lời.
Dần dần tôi lún sâu hơn vào con đường vay lãi. Lãi mẹ đẻ ra lãi con tôi cứ gồng mình lên làm thêm đủ công việc. Từ bán thêm quần áo, bán cặp sách, túi sách, đi giao hàng gạo, cà phê.... để có tiền trả nợ. Để có thời gian đi làm thêm tôi phải tranh thủ buổi trưa, cuối giờ chiều nên có những ngày về trễ giờ chồng tôi biết. Anh đã dang tay tát tôi ngay khi tôi bước qua cánh cổng nhà.
Tới một ngày tôi không thể nào cố gắng bưng bít được vì người cho tôi vay tiền tới nhà gặp bố mẹ chồng tôi để đòi tiền. Anh về, không cần nói câu nào đóng cửa lại đánh tôi 1 trận thừa sống thiếu chết. Tôi phải nói dối cơ quan là ngã xe và nghỉ làm 1 tuần. Cuộc sống của tôi thực sự sang 1 trang mới từ đó.
Trước kia chuyện bạn gái hay bồ bịch vẫn được anh khéo léo tế nhị giấu giếm thì nay gần như chồng tôi công khai, minh bạch đến trơ trẽn. Gia đình chồng thì quay sang bảo tôi: "Đàn ông như cái gậy thằng ăn mày" và vì tôi nên chồng mới chán nản đi bồ bịch.
Họ bảo tôi: "Cô nên nghĩ cách kiếm ra nhiều tiền mà trả nợ để ổn định gia đình, đừng trông mong gì ở chúng tôi. Tiền để trả nợ hộ cô thì gia đình không có, cô tự làm tự chịu. Hoặc nếu không thì cô bước ra khỏi nhà tôi, để lại 2 đứa con chúng tôi sẽ nuôi".
Tôi không biết mình đã khóc bao nhiêu ngày. Ngày nào đến cơ quan cũng với 1 đôi mắt húp híp vì khóc. Tôi nói dối với mọi người rằng tôi bị đòi nợ vì tôi vỡ nợ. Ấy vậy mà tôi lại nhận được sự yêu thương che chở và an ủi của rất nhiều anh chị em trong cơ quan.
Mỗi lần cơ quan đi chơi, đi liên hoan hay đi đám hiếu hỉ, ai cũng dành trả tiền hộ tôi hoặc tạm ứng cho tôi vay. Có người còn gọi cho tôi vay tiền, vay vàng để tôi trả nợ cho đỡ khổ. Họ biết tôi khó có khả năng trả nợ nhưng họ vẫn cho tôi vay. Điều này làm cho tôi không đủ can đảm mà vay tiền của họ.
Tôi chỉ nói: "Nhục em đã nhục rồi, nợ cũng nợ rồi. Em trả dần nợ cũ là được chứ vay chỗ này đập vào chỗ nọ thì không biết em làm con nợ của bao nhiêu người đây? Em sống trong cảnh vay chỗ tối đập chỗ sáng mấy năm rồi, thực sự là kinh khủng về áp lực tinh thần nên không muốn lại tiếp tục như vậy nữa".
Mỗi một ngày kết thúc tôi lại mong đêm đi qua thật nhanh để tôi được tới cơ quan. Tôi sợ cái cảm giác tôi như một kẻ dư thừa, giá trị còn không bằng con vật mà gia đình tôi nuôi.
Mỗi một lần đau đớn và chết tâm thì tôi chỉ biết ôm con vào lòng mà khóc. Cứ thế, tôi đợi chờ một câu nói, một cái ôm của con để mà thấy mình cần phải cố mà sống. Tôi tự nhủ, nhục nữa cũng phải sống mà chăm sóc con và làm ra tiền trả nợ. Con số vài tỉ đồng không dễ để trả sớm nhưng tôi tin tôi sẽ trả được. Điều tôi đau đớn đó chính là sự cô độc trong một cuộc hôn nhân, sự lạnh lùng của một trái tim nằm cạnh một trái tim.
Tôi sợ sự bao dung nhỏ hẹp của một người đàn ông tôi gọi là chồng không bao dung nổi sai lầm của người vợ đã vì anh mà quên cả tuổi xuân, khép lại hết những ước mơ để lo toan cơm, áo, gạo tiền. Giờ đây đòn roi hay đấm đá, chửi rủa anh trao cho tôi không còn làm tôi thấy sợ hãi. Tôi mở mắt to nhìn anh tát, tôi thậm chí điên lên ném mọi thứ về phía anh khi anh gọi bố mẹ tôi là "con", là "thằng".
Không biết rồi sau này hôn nhân của chúng tôi tốt lên hay tồi tệ hơn. Nhưng tôi tin hôn nhân tồn tại bạo hành như gia đình tôi thì không bao giờ là một hôn nhân hạnh phúc.
Không một người đàn bà nào đáng bị một người đàn ông đánh chửi. Không có số phận mà chỉ có sự lựa chọn sai lầm này dẫn đến những sai lầm khác. Tôi thực sự mệt mỏi trong cuộc sống của chính mình. Tôi nhận những cái tát của chồng và đôi khi lại thấy như mình được giải thoát.
Tôi yêu chồng mình. Tôi không muốn có một sự tan vỡ nào. Nhưng có lẽ trên cả tình yêu và sự nhẫn nhịn, còn vì một nguyên nhân nữa, đó là tôi muốn hai con tôi được khôn lớn trong vòng tay của cả cha lẫn mẹ. Gian truân và áp lực trong cuộc hôn nhân đắng chát này còn rất nhiều. Nhưng tôi có nên vì con mà sẽ cố gắng không ngừng? Nhưng những lúc quá cay đắng, tôi lại muốn mạnh mẽ buông bỏ mọi thứ. Tôi nên phải làm sao đây?
Theo ĐSPL
'Quả đắng' cho quý bà chê chồng yếu, mê săn phi công trẻ Ở cái tuổi cháu nội cháu ngoại đề huề nhưng chị Nguyễn Thanh Nga (45 tuổi, Hà Nội) lại đau đớn, tủi hổ khi phát hiện bị mắc bệnh xã hội vì "sở thích" săn phi công trẻ của mình. Cái giá phải trả vì ham "phi công trẻ" Chị Thanh Nga có một công ty riêng chuyên kinh doanh đồ gỗ. Chồng...