Chuyển từ tiền giấy sang tiền di động – Giải pháp đương đầu với đại dịch Covid-19 của giới công nghệ châu Phi
Giữa lúc số ca nhiễm Covid-19 tại các quốc gia châu Phi đang gia tăng nhanh chóng, các quốc gia và giới công nghệ của châu lục này đều xem việc chuyển đổi từ tiền mặt sang tiền di động là một giải pháp quan trọng hàng đầu cho việc kiềm chế đà lây lan này.
Trong tháng Ba vừa qua, sau khi xâm chiếm thế giới virus corona đã bắt đầu lan tới châu Phi. Chỉ trong một thời gian ngắn sau đó, những thành viên khác nhau của hệ sinh thái công nghệ tại lục địa đen đã nỗ lực ngăn chặn sự lây lan của bệnh dịch này.
Vào đầu tháng Ba, số quốc gia ở châu Phi có người mắc virus corona mới dừng ở mức một con số, nhưng đến giữa tháng, số quốc gia có người nhiễm virus đã tăng vọt buộc WHO phải phát đi cảnh báo về tình hình tại nơi này.
“Khoảng 10 ngày trước, chúng tôi mới chỉ có 5 quốc gia có người nhiễm bệnh, giờ đây chúng tôi có 30 nước khác nhau.” Giám đốc khu vực của WHO, bác sĩ Matshidiso Moeti cho biết trong cuộc họp báo vào ngày 19 tháng Ba. “Tốc độ lây lan đang diễn ra cực kỳ nhanh chóng.”
Theo thống kê của WHO vào thứ Ba vừa qua, đã có 3671 ca nhiễm Covid-19 tại khu vực Hạ Sahara và đã có 87 người tử vong vì virus này – tăng mạnh so với con số 463 người nhiễm và 8 người tử vong vào ngày 18 tháng Ba.
Thay đổi thói quen sử dụng tiền mặt
Khi Covid-19 đang lây lan nhanh tại những nền kinh tế chính trong khu vực, các chính phủ và startup tại châu Phi đã bắt đầu triển khai nhiều biện pháp để chuyển một lượng lớn giao dịch sang thanh toán kỹ thuật số và hạn chế dùng tiền mặt – vốn được WHO xem như một trong những nguồn lây lan virus Corona.
Nước đi đầu châu Phi trong việc phổ cập thanh toán kỹ thuật số, Kenya, đã chuyển sang dùng tiền di động như một công cụ cho y tế công cộng.
Video đang HOT
Trước sự thúc giục của Ngân hàng Trung ương và Tổng thống Uhura Kenyatta, nhà mạng viễn thông lớn nhất nước này Safaricom đã miễn phí giao dịch đối với sản phẩm tiền di động hàng đầu châu lục này, M-Pesa, nhằm giảm việc giao dịch bằng tiền mặt.
Công ty cũng thông báo rằng, các giao dịch giữa các cá nhân với trị giá dưới 1.000 Kenyan Schillings (khoảng 10 USD) sẽ được miễn phí trong 3 tháng. Kenya là một trong những quốc gia có tỷ lệ chấp thuận thanh toán kỹ thuật số cao nhất thế giới – phần lớn là nhờ sự thống trị của M-Pesa ở quốc gia này – với khoảng 32 triệu người trong tổng dân số 53 triệu người đăng ký tài khoản tiền di động,
Vào ngày 20 tháng Ba vừa qua, Ngân hàng Trung ương Ghana yêu cầu các nhà cung cấp dịch vụ tiền di động phải loại miễn phí giao dịch cho các khoản thanh toán dưới 100 GH (khoảng 18 USD), ngoài ra còn có các biện pháp hạn chế rút tiền mặt từ ví điện tử.
Cơ quan quản lý tiền tệ Ghana cũng nới lỏng các yêu cầu KYC về tiền di động, cho phép các công dân sử dụng đăng ký điện thoại di động để mở tài khoản tại các nhà cung cấp dịch vụ thanh toán kỹ thuật số.
Số lượng người nhiễm Covid-19 gia tăng nhanh tại Nigeria, quốc gia đông dân nhất châu Phi với hơn 200 triệu người, càng thúc giục một trong những startup lớn nhất về thanh toán kỹ thuật số tại nước này hành động.
Quỹ đầu tư Paga ở Lagos đã thực hiện một số điều chỉnh về phí, cho phép các thương gia chấp nhận miễn phí thanh toán cho các khách hàng của Paga – một biện pháp “nhằm làm chậm lại đà lây lan của virus corona bằng cách giảm giao dịch tiền mặt tại Nigeria.”
Và những khía cạnh khác của cuộc khủng hoảng Covid-19
Trong tháng Ba, vườn ươm khởi nghiệp lớn nhất châu Phi, CcHub, đã thông báo kế hoạch hỗ trợ tài chính và kỹ thuật cho các dự án công nghệ hướng tới việc kiềm chế Covid-19 và các ảnh hưởng đến kinh tế xã hội của nó.
Tổ chức tại Lagos và Nairobi này còn đăng tải một đơn đăng ký trực tuyến công khai trên website của mình, nhằm cung cấp những gói tài trợ từ 5.000 USD đến 100.000 USD cho các công ty có dự án liên quan đến Covid-19.
Zindi, một startup khác tại Cape Town, Nam Phi, còn chọn cách tiếp cận mở rộng hơn. Là một startup về sử dụng AI và máy học để giải quyết các vấn đề phức tạp, Zindi đã phát động một cuộc thi với 12.000 kỹ sư đăng ký trên nền tảng của họ.
Cuộc thi tìm giải pháp đối với Covid-19 do Zindi tổ chức.
Cuộc thi này sẽ đưa ra nhiệm vụ cho các nhà khoa học nhằm tạo ra các mô hình dữ liệu để dự đoán việc lây lan trên toàn cầu của Covid-19 trong 3 tháng tới. Cuộc thi này sẽ kéo dài đến 19 tháng Tư tới đây với các giải pháp sẽ được so sánh với những ước lượng về các con số trong tương lai để tìm ra người thắng cuộc và nhận được số tiền 5.000 USD.
Ngoài ra Zindi cũng đang tài trợ cho một cuộc thi hackathon khác trong tháng Tư để tìm ra giải pháp cho những vấn đề liên quan đến virus corona.
Đối với lĩnh vực bán lẻ kỹ thuật số, công ty thương mại điện tử xuyên Châu Phi, Jumia đã thông báo các biện pháp nhằm kiềm chế việc lây lan Covid-19. Với quy mô hoạt động lên tới 11 quốc gia châu Phi, Jumia cho biết, họ sẽ quyên tặng khẩu trang cho các Bộ Y tế tại Kenya, Bờ Biển Ngà, Ma rốc, Nigeria và Uganda, lấy ra từ mạng lưới cung cấp bên ngoài châu Phi của họ.
Công ty cũng đề nghị các chính phủ châu Phi sử dụng mạng lưới giao hàng đến tay người dùng của mình để phân phối vật tư cho các cơ sở chăm sóc sức khỏe và người lao động. Hơn nữa, Jumia còn đang xem xét bổ sung thêm các biện pháp hỗ trợ khác cho khu vực công. “Nếu các chính phủ thấy chúng hữu ích, chúng tôi sẵn sàng làm điều đó.” CEO Jumia, Sacha Poignonnec cho biết.
Nguyễn Hải
Châu Phi ứng dụng công nghệ mới để giải quyết tình trạng thiếu nước ở đô thị
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), có tới 1/3 dân số châu Phi không tiếp cận được nguồn nước sạch và con số này có xu hướng gia tăng.
Điều kiện vệ sinh kém là nguyên nhân gây ra 115 trường hợp tử vong mỗi giờ tại Lục địa Đen. Ngân hàng Thế giới (WB) thì cho biết dân số đô thị ở Senegal sẽ chiếm tới 60% tổng dân số nước này vào năm 2030, tăng so với 43% trong năm 2013 do ngành nông nghiệp chịu tác động của tình trạng biến đổi khí hậu khiến ngày càng nhiều người ở nông thôn kéo tới thành phố kiếm việc làm. Trong khi đó, cơ sở hạ tầng ở Senegal cũng giống như nhiều nước châu Phi, lại không đủ để đáp ứng trước sự thay đổi này. Bên ngoài thủ đô Dakar, chỉ có 2/3 số hộ gia đình đô thị được tiếp cận hệ thống nước sạch và 1/3 có hệ thống nước thải trong năm 2016. Để giải quyết tình trạng không được tiếp cận nước sạch, Chính phủ Senegal năm 2018 đã lập quỹ trị giá 50 triệu USD hỗ trợ các doanh nghiệp thực hiện các dự án liên quan tới việc tiếp cận nước sạch. Ngân hàng Phát triển Hồi giáo cũng lập quỹ "Chuyển mình" trị giá 500 triệu USD để hỗ trợ cho các doanh nghiệp này.
Trong khi đó, tại Rwanda, công ty xử lý và phân phối nước do bà Christelle Kwizera sáng lập, đã thu nhận những máy bơm nước bằng tay bị hỏng và chế tạo chúng thành máy bơm sử dụng năng lượng Mặt Trời. Hiện có 57.000 người đang sử dụng thiết bị này hàng ngày.
Tại Peru, doanh nhân Mauricio Cordova đã thành lập Công ty Fair Cap với mục tiêu cung cấp nước sạch cho những người dân vùng bão lũ hay hứng chịu các thảm họa thiên tai. Ông và nhóm cộng sự đã áp dụng công nghệ in 3D để tạo ra những thiết bị lọc nước nhỏ có thể cầm tay được bắt vít vào chai nước trông giống như nắp chai. Một mẫu tương tự lớn hơn đã được thử nghiệm ở Mozambique sau khi cơn bão Idai đổ bộ vào nước này trong năm nay. Thiết bị này đang được sản xuất hàng loạt.
Senegal cũng áp dụng công nghệ mới và hiện đang dùng "máy đo nước thông minh". Đây là một thiết bị có thể dò ra những thay đổi thậm chí là rất nhỏ trong lượng nước tiêu thụ trong thành phố nhằm giúp tìm ra những vị trí rò rỉ nước.
Mặc dù ứng dụng các giải pháp mới, song cố vấn cho Chính phủ Senegal về thủy lực học, ông Abdoulaye Sene cho rằng các nước châu Phi vẫn cần phải mất một thời gian dài mới đáp ứng được nhu cầu về nước sạch của người dân.
Theo hải quan
Tencent đưa mảng âm nhạc trực tuyến đến châu Phi Tencent Holdings đang tìm cách đưa ứng dụng âm nhạc trả phí Joox của mình đến một số quốc gia đông dân nhất châu Phi, sau khi các dịch vụ âm nhạc trực tuyến đã chứng minh được một cú hích ở thị trường Đông Nam Á. Tencent Holdings quyết định chọn châu Phi làm thị trường phát triển Joox Theo Bloomberg, Joox...