Chuyện Trung Quốc cự tuyệt tham gia Hiệp ước hạt nhân INF
Nhiều nước, trong đó có Trung Quốc, không tham gia INF nên Mỹ và Nga không hài lòng với việc bản thân bị bó buộc bởi hiệp ước hạt nhân này.
Mỹ và Liên Xô đã ký kết Hiệp ước về các Lực lượng Hạt nhân Tầm trung (Intermediate-range Nuclear Forces – INF) vào năm 1987, cấm các loại tên tửa đạn đạo và hành trình có tầm bắn từ 500 – 5.500 km bố trí trên mặt đất, vốn được hai bên phát triển rất nhiều thời Chiến tranh Lạnh.
Tên lửa DF-26 tầm bắn đến 4.000 km của Trung Quốc; Ảnh: militarywatchmagazine.com.
Vào thời điểm ký kết INF, Mỹ và Liên Xô đã muốn có các đại diện châu Âu và cả Trung Quốc tham gia. Tuy nhiên khi đó, Anh, Pháp, Đức đưa ra quan điểm họ không phát triển những loại tên lửa tầm trung này nên việc tham gia là vô nghĩa; Trung Quốc không đàm phán và không tham gia vào các vấn đề thuộc châu Âu. Vì thế, INF trở thành một hiệp định song phương giữa Washington và Moscow.
Video đang HOT
Thực tế, sau khi Mỹ và Liên Xô ký INF, Trung Quốc liên tục nghiên cứu phát triển, triển khai nhiều loại tên lửa hành trình, trong đó hầu hết có thể được phóng bằng xe phóng cơ động. Do nhiều nước không tham gia INF, nên Mỹ và Nga đều không bằng lòng việc phát triển và triển khai vũ khí của mình bị hiệp ước này ngăn cản. Từ năm 2008, Nga đã thử nghiệm tên lửa hành trình phóng từ mặt đất có tầm bắn từ 500 đến 5.500 km. Năm 2013, Nga từng cho biết có thể sẽ rút khỏi INF vì hiệp ước này chỉ ràng buộc 2 nước Mỹ và Nga, tạo cơ hội cho Trung Quốc phát triển vũ khí một cách tự do. Ở phạm vi toàn cầu, giao dịch buôn bán vũ khí quân sự xuyên quốc gia tên lửa tầm trung duy nhất chính là thương vụ Trung Quốc bí mật bán tên lửa DF-3A (Đông Phong – 3, có tầm bắn lên đến 2.800 km) cho Saudi Arabia năm 1988.
Không bị kiểm soát bởi INF, khả năng quân sự của Trung Quốc đang ngày càng được tăng cường và phát triển, nhất là việc mở rộng các lực lượng tên lửa tầm trung. Sức mạnh quân sự của Bắc Kinh không chỉ ảnh hưởng đến các đồng minh của Mỹ trong khu vực mà còn đe dọa trực tiếp các căn cứ quân sự của Mỹ ở Hàn Quốc, Nhật Bản và trên lãnh thổ Mỹ. Chính quyền Mỹ cho rằng, INF đang đặt Mỹ ở thế bất lợi. Cuối năm 2018, khi lên kế hoạch hủy bỏ INF, Tổng thống Mỹ đã chỉ trích Nga liên tiếp vi phạm hiệp ước này, yêu cầu Nga phá hủy hệ thống tên lửa hành trình tân tiến, có khả năng mang đầu đạn hạt nhân 9M729, trong khi kho vũ khí bị ràng buộc trong INF của Trung Quốc ngày càng hùng mạnh.
Nhắm tới Trung Quốc?
Theo cựu Thư ký Hội đồng An ninh Nga Kokoshin, mục tiêu chính của Mỹ trong việc rút khỏi INF là Trung Quốc. Mỹ cho rằng Trung Quốc đã triển khai hơn 1.000 tổ hợp tên lửa tầm ngắn và tầm trung nhắm vào vùng biển Hoa Đông và Biển Đông, đe dọa các đội tàu sân bay Mỹ tiến vào những vùng biển này. Nhiều đại diện phương Tây cũng đã có những kêu gọi Trung Quốc cùng tham gia vào một hiệp ước mới mang tính chất đa phương. Theo báo cáo mới đây của Viện Nghiên cứu chiến lược quốc tế (IISS, Anh), 95% kho tên lửa hành trình và đạn đạo của Trung Quốc sẽ vi phạm INF nếu nước này là thành viên của hiệp ước. Người đứng đầu NATO cũng bày tỏ mong muốn mở rộng INF để Trung Quốc có thể tham gia.
Tên lửa DF-21D-ASBM của Trung Quốc. Ảnh: andrewerickson.com.
Ngày 1/11/2018, Đại sứ Nga tại Liên Hợp Quốc Antonov bất ngờ lên tiếng ủng hộ việc Mỹ rút khỏi INF, theo đó, Nga cảm thấy đồng thuận với quan điểm của Mỹ về vấn đề INF chỉ là một hiệp ước song phương, và đã đến lúc giải tán hiệp ước này khi thế giới đang cho thấy những thực tế khác biệt. Có thể thấy rằng, việc Nga đưa ra ý kiến đồng thuận với Mỹ về INF đang thể hiện rất khác so với những quan điểm của Moscow trước đó. Việc Nga bất ngờ muốn INF biến thành một thỏa thuận đa phương cũng là một nước cờ rất đáng chú ý. Khi đề xuất INF đa phương, Nga trói buộc tất cả các quốc gia có tiềm lực quân sự vào chung một đoàn tàu mà Nga sắm vai trò đầu tàu. Như vậy, an ninh toàn cầu và những nguy cơ của cuộc chạy đua vũ trang mới một lần nữa được Moscow sắm vai thuyền trưởng để giải quyết.
Không dừng ở đó, Nga góp phần đảm bảo khi phải giới hạn sức mạnh quân sự, sẽ có một mẫu số chung mà những quân đội hùng mạnh trên thế giới phải chấp nhận. Đồng nghĩa với việc nguy cơ về an ninh của Nga cũng được đảm bảo với cấp độ cao hơn. Một khi triển khai INF đa phương, với mối quan hệ giữa Nga – Trung và Trung – Mỹ như hiện tại, Moscow hoàn toàn chắc chắn việc Bắc Kinh sẽ trở thành bạn đồng hành của mình, đối diện với bên kia đường đua là Mỹ – NATO. Như vậy, cuộc đua hay mọi tranh chấp đều bình đẳng hơn. Nga không còn đơn độc trong cuộc chạy đua vũ trang hay kiểm soát vũ trang với Mỹ. Việc đưa ra một INF đa phương giúp Moscow trình diễn với thế giới một gương mặt thân thiện mà Mỹ hay NATO khó có thể từ chối một lời đề nghị thân thiện như vậy. Việc NATO nhất mực từ chối như trước đây, và Mỹ vẫn tự hành xử theo cách của mình, đồng nghĩa kẻ gây rối ở đây vẫn là Washington.
Theo CTV Lê Ngọc/VOV.VN
Nga sẵn sàng ký INF theo những điều kiện mới
Ngày 13/2, Chủ tịch Ủy ban Quốc phòng Duma quốc gia (tức Hạ viện Nga) ông Vladimir Shamanov tuyên bố Moskva sẵn sàng ký Hiệp ước Các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) theo những điều kiện mới.
Chủ tịch Ủy ban Quốc phòng Duma quốc gia (tức Hạ viện Nga) Vladimir Shamanov. Ảnh: duma.gov.ru
Trả lời câu hỏi của phóng viên liệu có khả năng Nga sẽ ký INF theo những điều kiện mới, ông Shamanov nhấn mạnh "Nga sẵn sàng làm việc đó". Tuy nhiên, trong tình hình hiện nay, Nga buộc phải bảo vệ chủ quyền của mình. Theo ông Shamanov, loại vũ khí mới của Nga là biện pháp đáp trả các hành động của phương Tây.
Loại vũ khí mới mà ông Shamanov đề cập là tàu ngầm không người lái được Nga chế tạo mang tên "Poseidon", mà Tổng thống Vladimir Putin đã nhắc đến trong Thông điệp Liên bang đọc ngày 1/3/2018. Tàu Poseidon có khả năng di chuyển ở độ sâu lớn và phạm vi liên lục địa, với tốc độ gấp nhiều lần tốc độ của tàu ngầm, ngư lôi hiện đại nhất, và cho phép đánh nhiều mục tiêu bao gồm nhóm tàu sân bay, công trình quân sự ven biển và cơ sở hạ tầng.
Ngày 2/2, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố Washington bắt đầu thủ tục rút khỏi INF với Nga, sau đó ông bày tỏ mong muốn ký một hiệp ước mới. Tổng thống Putin tuyên bố Moskva sẽ đáp trả thích đáng quyết định của Mỹ, đồng thời nhấn mạnh tất cả các đề xuất Moskva đưa ra về giải giáp vũ khí vẫn còn "trên bàn và cánh cửa vẫn mở".
Theo Dương Trí (TTXVN)
Nếu Hiệp ước INF ra đi thật sự, có phải lỗi tại Nga? Từ năm 1987, hiệp ước INF nhằm hướng tới các hạn chế việc triển khai tên lửa tầm trung thúc đẩy an ninh xuyên Đại Tây Dương. Từ hiệp ước INF ban đầu Tờ New York Times đặt ra nghi vấn: "Tại sao Nga cho rằng, Mỹ từng giữ Hiệp ước lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) và sau đó đưa ra...