Chuyện tổng thống Donald Trump và ân tình bầu Đức với Công Phượng
Tổng thống Donald Trump và Mike Tyson, bầu Đức và Công Phượng là những chuyện tình đẹp trong thể thao.
Người cả đời nợ ân tình của tổng thống Mỹ Donald Trump
Đó là tay đấm thép của thế kỷ 20, huyền thoại Boxing hạng nặng Mike Tyson. Tình bạn của tổng thống Mỹ Donald Trump và Mike Tyson là một trong những câu chuyện đẹp trong thể thao.
“Trump từng bắt tay và dành sự tôn trọng cho tôi và gia đình. Nước Mỹ cần những điều mới mẻ từ một thương gia nhằm tạo nhiều hơn công ăn việc làm và xóa bỏ vấn nạn phân biệt chủng tộc”, Mike Tyson chia sẻ đầu năm 2016 với việc ủng hộ Donald Trump làm tổng thống Mỹ.
Donald Trump và Mike Tyson có tình bạn đẹp vì vị tổng thống Mỹ là một người rất hâm mộ thể thao. Mike Tyson hay tay golf Tiger Woods đều được Donald Trump dành cho một sự ngưỡng mộ rất lớn. Thế nên, tổng thống Mỹ nhiều lần gọi Mike Tyson là “bạn”. Trump cũng lưu giữ các kỷ vật của Mike Tyson như chiếc đai WBC mà Mike Tyson buộc Michael Spinks phải “buông tay” năm 1988 trong trận đấu dài đúng 91 giây.
Donald Trump và Mike Tyson có tình bạn đẹp.
Điều đáng nói, Mike Tyson có thể chìm xuống vực sâu nếu không có sự cứu giúp của Donald Trump trong quá khứ. Tay đấm huyền thoại của Mỹ thời đỉnh cao sự nghiệp kiếm tiền rất khủng khiếp, hàng triệu đô la cứ chảy vào túi nhưng đời sống thác loạn, ăn chơi tới bến khiến cho khối tài sản khổng lồ này tan thành bong bóng xà phòng.
Đời tư ăn chơi tác tráng nên Mike Tyson dính đến nhiều chuyện bê bối, trong đó có cả chuyện đối mặt án tù tội vì cưỡng bức vào những năm 1988, 1991. May mắn cho võ sỹ thép người Mỹ là có một người bạn tốt như Donald Trump giúp đỡ. Nhờ đó, Mike Tyson thoát nhiều phen tù tội.
Ngoài ra, Mike Tyson kiếm được rất nhiều tiền nhờ sự giúp đỡ của Donald Trump qua việc kinh doanh bất động sản. Với một tình bạn đẹp như thế, Mike Tyson luôn ủng hộ cho Donald Trump trong việc làm tổng thống Mỹ, nhất là chiến dịch tranh cử hồi năm 2016.
Video đang HOT
Và Công Phượng nợ bầu Đức rất nhiều
Nếu như Mike Tyson từng được nhận xét là con át bài quan trọng dành sự ủng hộ trong chiến dịch tranh cử tổng thống Mỹ của Donald Trump thì… Công Phượng có nhiều giá trị tương đồng với bầu Đức.
Một số ý kiến từng nhận xét Công Phượng giống như “báu vật” để bầu Đức quảng bá thương hiệu HAGL. Thế nên, Công Phượng thường xuyên có những cuộc xuất ngoại bị đánh giá yếu tố phi chuyên môn nhiều hơn là giá trị chuyên môn. Nhưng đây chỉ là quan điểm cá nhân của một số người về Công Phượng và bầu Đức.
Bầu Đức xem Công Phượng như đứa con của mình.
Sự thật, bầu Đức là “người cha thứ hai” với Công Phượng, không chỉ khía cạnh bóng đá mà cả cuộc sống. Chị họ của Công Phượng từng không có việc làm, bầu Đức tạo điều kiện cho làm việc ở Học viện bóng đá HAGL – JMG. Gia đình Công Phượng nhận hàng tháng 15 triệu đồng từ bầu Đức. Ngay đến ngôi nhà được xây lại của Công Phượng ở quê nhà cũng có sự giúp đỡ của bầu Đức.
Bầu Đức thương Công Phượng đến mức chân sút này xuất ngoại thì ông ôm hôn lên má, mắt ngấn lệ. Bầu Đức ví chuyện Công Phượng đi nước ngoài chơi bóng với ông như chuyện người cha gả con đi lấy chồng. Tức hơn cả chục năm nuôi nấng, chăm lo từng chút, bầu Đức không đành lòng để Công Phượng ra nước ngoài, nhưng đến lúc phải để Phượng đi nhằm phát triển sự nghiệp.
Cũng hiếm có ông chủ bóng đá nào như bầu Đức lo bảo vệ Công Phượng trên mặt báo. Mỗi lần Công Phượng bị chỉ trích, “ném đá” thì bầu Đức đều lên tiếng bảo vệ.
Lúc này, bầu Đức vẫn tiếp tục là “vòng kim cô” cho Công Phượng. Chân sút này không chơi tốt ở Hàn Quốc, bị đè ép thì ông chủ CLB HAGL gọi về, mở ra một cuộc xuất ngoại sang Bỉ.
Donald Trump và Mike Tyson, bầu Đức và Công Phượng là những chuyện tình đẹp trong thể thao.
Đó là tấm lòng của bầu Đức với Công Phượng, không chỉ gói gọn ở khía cạnh ông chủ với cầu thủ, đó là tình cảm của người cha với đứa con. Một câu chuyện rất đẹp của bóng đá Việt Nam.
Donald Trump và Mike Tyson, hay bầu Đức và Công Phượng, tất cả là những câu chuyện đẹp về thể thao. Đó còn là giá trị cuộc sống khi những người nổi tiếng, giàu có không bao giờ buông tay với bạn, hay “đứa con tinh thần”, luôn chìa tay đúng lúc để cứu vớt họ trong thời điểm cần nhất.
Theo SaoStar
Vì đâu chiến lược xuất khẩu cầu thủ của bầu Đức thất bại?
Thiếu HLV giỏi và không có người hoạch định kế hoạch xuất khẩu cầu thủ, bầu Đức đang nhận cái kết đắng của người đi tiên phong trong lĩnh vực này ở bóng đá Việt Nam.
Trước thềm mùa giải 2019, Xuân Trường và Công Phượng đều có những điểm đến đáng mơ ước. Ở các CLB mới, họ nhận được lương, thưởng và các chế độ đãi ngộ rất hấp dẫn. Tuy nhiên, chỉ khoảng 4 tháng sau, cả 2 ngôi sao này đã phải khăn gói trở lại HAGL để làm lại từ đầu.
Bầu Đức đang thất bại trong chiến lược xuất khẩu cầu thủ.
Xuân Trường không thể cạnh tranh nơi tiền vệ của Buriram vì yếu tố thể lực, còn Công Phượng phải xin rút lui sớm khỏi Incheon United vì biết rằng nếu cố ở lại, anh cũng chẳng có cơ hội. Hiện Công Phượng đang tìm kiếm thử thách mới cho mình ở nước Pháp.
Có lẽ, Xuân Trường và Tuấn Anh sẽ chấp nhận phần còn lại của sự nghiệp ở Việt Nam. Trong khi đó, tương lai của Công Phượng ở đất Pháp cũng được dự báo chẳng sáng sủa bởi châu Âu là một đẳng cấp hoàn toàn khác châu Á giống như nhiều chuyên gia hàng đầu đã từng nhận xét. Vậy đâu là nguyên nhân khiến bầu Đức thất bại trong kế hoạch xuất khẩu cầu thủ?
Phải chăng là ông đã thiếu những người thầy giỏi?
Cả ba cầu thủ của HAGL đã không thành công ở nước ngoài, từ hạng II của Nhật Bản, đến hạng chuyên nghiệp của Hàn Quốc và cuối cùng là giải đấu hàng đầu Thái Lan. Họ cứ đi một cách vô thức trong chiến lược xuất khẩu cầu thủ của ông bầu nhưng không ai nói họ cần cải thiện gì cho chuyến đi tiếp theo, làm gì tốt hơn sau mỗi lần trở về.
Ông Nguyễn Văn Vinh, cựu giám đốc kỹ thuật của HAGL từng nói bầu Đức phải tìm một người thầy giỏi để nâng tầm lứa Công Phượng, Xuân Trường, Tuấn Anh chứ không phải là một HLV từ học viện HAGL-Arsenal JMG.
Ở HAGL không có HLV giỏi. Ông Vinh cũng nói rằng thời ông, những HLV tốt nghiệp từ các trường Đại học TDTT đều không có chuyên môn tốt. HAGL khi đó đều phải dùng những cựu cầu thủ để dẫn dắt đội bóng. Giai đoạn hậu Guillaume Graechen là HLV Nguyễn Quốc Tuấn, tiếp theo là HLV Dương Minh Ninh. Họ đều là công thần thời trước của HAGL.
Không có kế hoạch chiến lược cụ thể
Bầu Đức chính là người quyết định mọi thứ trong việc xuất khẩu cầu thủ. Ông cần tìm đối tác để nhận những cầu thủ mà không cần quan tâm đến những yếu tố chuyên môn. HAGL vốn đã không có ai đảm đương công việc của một Giám đốc kỹ thuật khi đó.
Năm 2009, ông Vinh đã từ chức GĐKT HAGL với lý do.... sức khỏe kém, nhưng lý do đằng sau nó thì chỉ có ông Vinh mới biết. Kể từ sau đó, chức vụ này ở HAGL không có nhiều ý nghĩa về mặt chuyên môn.
GĐKT sẽ là người hoạch định việc dùng các lứa cầu thủ của CLB khi nào và như thế nào. Chắc chắn, vị GĐKT sẽ không để bầu Đức loại nguyên dàn cầu thủ HAGL để nhường chỗ cho lứa Công Phượng, Xuân Trường, Tuấn Anh. Đó là điều ông Nguyễn Văn Vinh đã làm. Câu chuyện xuất khẩu cầu thủ cũng vì vậy mà sẽ được cân nhắc về thời điểm cũng như là điểm đến phù hợp.
Bầu Đức là người tiên phong, là người quyết liệt muốn chứng tỏ cầu thủ Việt có thể thi đấu ở nước ngoài. Tuy nhiên, ông lại thiếu những người tư vấn để đưa ra những sự lựa chọn thích hợp. Lứa Công Phượng, Xuân Trường, Tuấn Anh ra đi mang theo đầy hoài bão và hy vọng nhưng họ trở về cũng đầy khắc khoải và âu lo. Bởi lẽ nếu họ ra nước ngoài thi đấu nữa liệu có gì đảm bảo sẽ được ra sân hay lại dự bị rồi trở về.
Theo Dân Việt
Vì sao cầu thủ HAGL 'lạc lối' khi xuất ngoại? Công Phượng và mới đây là Xuân Trường đã trở về Việt Nam sau khoảng thời gian không để lại dấu ấn gì trên xứ người. Những đứa con 'lạc lối' của bầu Đức Gần ba năm sau lần xuất ngoại đầu tiên, bầu Đức lại tiếp tục để những đứa con cưng của mình ra nước ngoài thi đấu. Công Phượng gia...