Chuyện to, chuyện nhỏ…
Trong cuộc sống vợ chồng, đôi khi có những chuyện mà người này tưởng nhỏ, người kia lại không thấy nhỏ. Người tưởng nhỏ hay bỏ qua, không thèm để ý. Ngược lại, người không thấy nhỏ lại luôn bực bội, khó chịu. Song, vì không muốn to chuyện nên họ đành nín nhịn, nhưng mà ấm ức. Đến một lúc nào đó, sự ấm ức sẽ bùng ra. Khi đó, chuyện nhỏ mấy cũng thành to.
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet
Mỗi khi đi làm, anh Thành đều “mày râu nhẵn nhuị, áo quần bảnh bao”. Song, về đến nhà là anh khoái..ở trần. Khổ nỗi, nhà ngay mặt phố. Thấy anh cứ “trần trùng trục ” ra cửa đứng, chị Tú vợ anh nhắc khéo: “Anh đứng đó, lỡ gió máy, cảm thì khổ!”. Anh Thành xua tay: “Em khỏi lo! Đứng đây mát lắm!”. Thấy vậy, chị Tú nói thẳng: “Anh vào trong nhà đi! Ở trần mà đứng trước cửa, khó coi lắm!”. Anh vặn lại: “Nhà tôi, tôi muốn đứng chỗ nào thì đứng. Khó coi thì đừng coi”. Bực mình, nhưng chị Tú chỉ im lặng, tặc lưỡi: “Kệ ổng vậy!”. Nhưng chuyện không dừng ở đó. Mỗi khi nhà có khách, đặc biệt là khách nữ là bạn hay đồng nghiệp của chị Tú, dù vợ đã nhắc vào trong mặc thêm quần áo, anh Thành vẫn cứ “phơi cái lưng trần” ra tiếp khách, lại còn cười he he: “Thông cảm nhá! Nhà hướng tây, nóng không chịu nổi!”. Thế là khách đành cười gượng gạo hoặc ngó lơ. Khách về, chị Tú quay vô cự nự chồng. Anh chồng cũng tức mình cự lại: “Nói chuyện thì cứ nói. Ai biểu nhìn tui chi?”. Chỉ cái chuyện quần đùi mà hai vợ chồng thỉnh thoảng lại lục đục, không ai chịu ai. Dù đôi khi chị Tú tặc lưỡi “mặc kệ ổng”, nhưng cái sự bực tức thì nó không mặc kệ. Nhất là những khi có khách. Cục tức cứ sôi ùng ục. Chưa biết chị Tú chứa cái cục tức ấy trong lòng đến bao giờ?
Hôm rồi, hay tin vợ chồng Hùng – Thư, cô bạn thời phổ thông chuẩn bị ly hôn, tôi lật đật tới thăm. Hỏi lý do? Thư tỉnh bơ: “Không yêu nhau nữa thì bỏ nhau” Sao lạ vậy? Ngày xưa, hai người yêu nhau lắm kia mà. Quay sang hỏi Hùng, anh chàng buồn rầu: “Thì quay đi quay lại cũng là chuyện tui hút thuốc lá”. Ra vậy! Ngày xưa, gia đình Thư không muốn gả con gái cho Hùng chỉ vì cái tội hút thuốc lá, xả khói thuốc dầm dề suốt ngày. Nhưng sau đó, phần thì thấy con gái cương quyết, phần thì Hùng hứa sẽ bỏ thuốc nên cuối cùng ba mẹ Thư đành chấp nhận. Và quả thật, Hùng đã bỏ thuốc được một thời gian. Nhưng rồi, lấy nhau được ít lâu, Hùng thú thật là “không có thuốc lá anh không sống nổi”. Vậy là anh hút lại, càng ngày càng nhiều hơn. Hùng phân trần: “Có cái chuyện hút thuốc mà ngày nào cổ cũng nói, cũng cằn nhằn, điếc cả tai”. Nhưng theo bà vợ, căn nhà bé xíu lúc nào cũng ngập mùi thuốc lá, không thể thở được. Đã vậy, ổng còn bạ đâu vứt tàn thuốc đó. Nhà mới lau quét xong đã phủ đầy tro xám với đầu mẫu thuốc .
Video đang HOT
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet
Chuỵên chỉ có vậy, nhưng những người trong cuộc ai cũng “chịu hết xiết” nên cuối cùng nhất trí là “đường ai nấy đi”. Thật tiếc, chỉ vì mấy cái chuyện tưởng như rất nhỏ ấy mà tan vỡ một gia đình…
Theo Bưu Điện Việt Nam
Để hạnh phúc hơn với tập hai
Thời kỳ khủng hoảng sau hôn nhân rồi sẽ qua đi. Nhưng để tiến tới "tập hai", ai cũng cảm thấy dè dặt.
Bất kỳ ai khi bước vào cánh cửa hôn nhân đều mong muốn chung đường với người kia đến hết cuộc đời. Nhưng cuộc sống không đơn giản là những mảnh ghép. Đôi khi, hôn nhân tan vỡ trong đau khổ dù mối ràng buộc là con cái đã hiện diện.
Sau khi hôn nhân đổ vỡ, hầu hết mọi người đều trở nên chai lỳ tình cảm, khép cánh cửa lòng. Nhất là trong thời kỳ đầu của hậu hôn nhân, nhiều người bị sốc về mặt tâm lý, kinh tế cũng bị hụt hẫng và phải mất một thời gian dài mới có thể lấy lại thăng bằng. Vì vậy, họ rất sợ và ngại khi ai đó nhắc đến một mái ấm mới.
Chỉ yêu chứ không cưới
Lan đã một lần đổ vỡ với tình yêu đầu thời sinh viên. Tuy có hai mặt con, nhưng do cách sống quá khác biệt, lại chịu không nổi tính gia trưởng của chồng, cô đành ly hôn. Hai con đuợc tòa xử về ở với mẹ. Tuy cuộc sống có vất vả hơn chút, nhưng cô thấy mình được "thở". Chỉ có điều, Lan mới ngoài ba mươi. Cô còn trẻ để nguội lạnh cảm xúc nhưng lại quá e dè đi tiếp khi những vết thương lòng vẫn còn đó.
Vì thế, Lan thấy thật khó mở lòng với một người khác. Cô chọn cách thỉnh thoảng đi lại với một anh công an cũng cảnh "gà trống nuôi con" để tìm sự chia sẻ, thông cảm những lúc buồn, cô đơn. Anh là người chu đáo, tình cảm, nhiều lần ngỏ ý muốn cùng cô nên nghĩa vợ chồng nhưng Lan vẫn nhất định từ chối. Mái ấm bây giờ dù không trọn vẹn nhưng với cô, nó rất đỗi bình yên. Cô không muốn một lần nữa đặt cược sự bình yên này lấy bất kỳ điều gì khác.
Nhiều người chọn cách này. Với những người đã qua một cuộc đổ vỡ, an toàn nhất là chỉ yêu mà thôi, sau những nồng nàn vẫn ai về nhà nấy. Họ vẫn làm chủ cuộc sống của mình. Con cái, gia đình không bị xáo trộn. Họ thấy hôn nhân là phù phiếm, rất xa xỉ.
Nhưng tự trong đáy lòng mình, họ vẫn cần lắm một chỗ dựa, để chia sẻ, để yêu thương thực sự.
Dũng cảm làm lại
Không phải ai cũng nghĩ một lần vấp ngã là sẽ không bao giờ làm lại đuợc. Đã có nhiều người can đảm, mở lòng mình để xây đắp một mái ấm mới. Những gia đình "tập hai" thường có sự khác biệt khá lớn với những gia đình khác.
Mai là gái tân, không phải dạng xấu xí hay vô duyên không lấy được chồng. Học xong ngành tài chính, cô về làm tại một công ty tư nhân có tiếng. Sếp trực tiếp là người đã qua một đời vợ, hai con nhưng tài giỏi, bản lĩnh và rất đàn ông trong mắt cô. Sau hai năm làm việc và tiếp xúc, cô một mực về làm vợ chàng dù gia đình ra sức ngăn cản. Hai đứa con riêng cũng không mặn mà, tỏ ra vô cùng lạnh nhạt với bà dì ghẻ mới...
Nhưng nhờ tình yêu của chồng, bằng sự đôn hâu, nhẫn nại không mệt mỏi của mình mà cô đã vượt qua tất cả. Sự yêu mến là điều giờ cô có được từ các con và gia đình chồng. Hạnh phúc thêm tràn đầy khi đứa con trai ruột của Mai cất tiếng chào đời.
Vậy đâu là bí kíp để hạnh phúc với "tập hai"?
Một điều nhận thấy là các cặp "tập hai" đều có sự nhẫn nhịn, biết tha thứ và rộng lượng hơn. Họ phải rất dũng cảm vựợt qua dư luận, và chính những người thân. Cần phải có sự kiên trì, yêu thương thực sự, khéo léo mới thể có sống với nhau hạnh phúc. Chuyện đối xử với các con, dù là con riêng hay con chung cũng đều phải công bằng, xuất phát từ tình yêu, sự quan tâm chân thành.
Việc đối nội, đối ngoại cũng sẽ khiến cho không ít người nản lòng vì chắc chắn sẽ gặp phải sự so sánh với người cũ. Một điểm cần lưu ý trong những cuộc hôn nhân này, đó là hai người cần tôn trọng những điều riêng tư, tôn trọng quá khứ của nhau. Không nên trong lúc giận dỗi mà lôi ra để chì chiết. Điều này sẽ khiến cho cuộc hôn nhân thứ hai có nguy cơ tan vỡ nhanh chóng.
Đến với cuộc hôn nhân thứ hai, hầu hết mọi người đều rút kinh nghiệm những điều khiến cho cuộc hôn nhân đầu tiên của mình thất bại. Ai cũng cố gắng sống tốt hơn, có sự lựa chọn đúng đắn hơn để cuộc sống sẽ sang một trang mới. Sự lựa chọn tập hai sẽ kỹ càng, cận thận hơn nhiều, lại thêm sự trân trọng hạnh phúc không dễ có.
Ly hôn không phải là tất cả đã kết thúc, chỉ là một cánh cửa này đóng lại, sẽ có một cánh cửa khác mở ra.
Theo Bưu Điện Việt Nam
Vợ của tướng nhỡ Ngày cưới vợ cho thằng giữa, nhìn con dâu sành điệu quá, chị đã lo lo. Ai ngờ mọi việc ở gia đình chị thay đổi theo chiều hướng tốt hơn! Gia đình chị gồm bốn nam và một nữ. Người nam già đầu nhất, tất nhiên, là chồng chị. Người nam tiếp theo đã gần ba mươi tuổi là con trai đầu...