Chuyện tình yêu của cô gái ‘có nhiều vết sẹo’
Mới yêu nhau được hai tháng thì Huyền My đổ bệnh nặng, phải phẫu thuật nhưng bạn trai vẫn quyết định ở lại bên cô trọn đời.
Sáng mùa đông, dù đang trong đợt rét đậm nhất kể từ đầu mùa, Nguyễn Huyền My, 27 tuổi, vẫn ra bến xe chở thùng đồ bố mẹ chồng gửi về phòng trọ. Sức yếu lại vác nặng, cô ngồi thở dốc, nước mắt ứa ra vì tủi thân.
Tối đó, khi chồng cô về nhà, thấy vợ tỏ ra bực dọc, cáu gắt nên hỏi chuyện. Biết lý do, giọng anh xót xa: “ Sao em lại tự làm việc nặng mà không gọi anh. Em biết anh có thể đối mặt với mọi thứ vì em còn gì”. Cô vợ trẻ bật khóc.
My tin những điều chồng nói không sai bởi ngay từ khoảnh khắc anh nắm tay cô trước khi bước vào phòng phẫu thuật nửa năm trước, My đã tin đây là người đàn ông mình có thể tin tưởng cả đời.
Hôm đó, trong một lần đi ăn cùng bạn trai, Huyền My ho ra máu. Hai bịch giấy Minh Đức cầm trên tay cũng không lau được hết máu cho cô. Biết bệnh của mình, My nằm yên một chỗ, chờ chàng trai gọi xe cấp cứu.
Bố mẹ ly hôn khi My mới hai tuổi, cô sớm tự lập, ở trọ một mình. Khi cô phát bệnh, bố Huyền My được báo tin, nhưng nửa đêm lên không kịp, Minh Đức phải đứng ra lo mọi thủ tục nhập viện cho bạn gái.
Chàng trai quê Hải Dương và cô gái Hà Nội khi đó mới chính thức hẹn hò hai tháng. Vốn là người ít nói, ít thể hiện cảm xúc, gặp My, Đức như được là chính mình. Ngay từ khi ngỏ lời hẹn hò, anh đã tin My là tình đầu và cũng là tình cuối.
Minh Đức là người trầm tính và ít nói. Anh luôn xác định khi yêu ai, sẽ nghiêm túc, xác định lâu bền với người đó. Tuy nhiên, sức khỏe bạn gái khiến Đức hoang mang. Ảnh: Nhân vật cung cấp.
Nhìn thấy bạn gái vật lộn với cơn đau, chàng trai vốn điềm tĩnh bỗng trở nên cuống quýt. “Cậu ấy gọi điện cho tôi giọng rất hớt hải. Về sau, Đức tâm sự, có hai lần cậu ấy sợ nhất trong đời, một lần là mẹ ốm và lần này là My ốm”, chị Minh Hằng, người bạn thân của My, đã chứng kiến từ đầu chuyện tình của hai người kể.
My bị giãn phế quản dẫn tới tổn thương động mạch phế quản, nhưng không rõ nguyên nhân. Nhân viên y tế buộc phải tiêm phản quang để xác định vị trí phổi tổn thương. Nếu sốc phản vệ, bệnh nhân có thể mất mạng. Vì quá cấp bách, Minh Đức – dù chưa đủ tư cách đại diện, vẫn phải run run ký vào tờ cam kết.
Hai đêm ở viện, tình trạng của My mỗi lúc một nặng thêm. Đêm thứ ba, các bác sĩ của bốn bệnh viện tiến hành hội chẩn, quyết định mổ cấp cứu. Bệnh nhân quá nguy kịch vì mất máu và phải trợ thở.
Video đang HOT
Thời điểm đó là tháng 5, để phòng Covid-19 các bệnh viện chỉ cho phép một người nhà vào chăm sóc bệnh nhân đặc biệt. Lúc Huyền My bước vào ca đại phẫu, bố chăm sóc cô. Minh Đức lòng nóng như lửa đốt, không biết gọi cho ai để hỏi thăm tình trạng của bạn gái. Cuối cùng, anh gọi vào hotline của bệnh viện.
“Tỉnh dậy sau ca phẫu thuật, điều dưỡng đến bên tôi bảo bạn trai vừa gọi điện. Chị ấy đã nói với anh tôi đã tỉnh lại. Cầm điện thoại, tôi gọi ngay cho anh”, Huyền My kể.
Bốn đêm sau ca mổ, My được bố chăm sóc nhưng cứ hết giờ làm, Minh Đức lại vào viện cùng cô và chăm sóc từ những thứ nhỏ nhất như đưa cơm, bế lên bàn xét nghiệm.
Ca phẫu thuật của Huyền My là mổ hở truyền thống, không phải mổ nội soi. Hàng ngày, vệ sinh, thay băng cho bạn gái, Minh Đức giấu không cho cô biết có vết sẹo dài cỡ 20 cm dưới nách. Lúc tự phát hiện, Huyền My khóc. Anh ôm lấy người yêu an ủi: “Sống được là tốt rồi, chỗ đấy có ai thấy đâu. Em vẫn xinh mà”.
“Tôi không ngờ mới yêu nhau hai tháng nhưng Đức chăm sóc My tận tình như chồng chăm vợ. Cậu ấy cũng rất có kiến thức về y khoa”, chị Minh Hằng kể.
Bố mẹ đều đã có cuộc sống riêng nên khi xuất viện, Huyền My lại về phòng trọ. Tối tối, Đức qua chăm sóc bạn gái. Anh thay băng, nấu cơm, giặt giũ cho cô. “Tôi cứ nghĩ không biết kiếp trước anh này nợ mình cái gì mà giờ khổ vì mình như vậy. Anh càng quan tâm, tôi càng thấy mình trở thành gánh nặng. Tôi sợ Đức ở bên mình vì trách nhiệm, không phải tình yêu”, Huyền My nói.
Một tối mùa hè, cô gái chủ động nói về “tương lai” của cả hai. Minh Đức nhớ lại: “Tôi thú nhận là rất yêu cô ấy, nhưng thấy My đau yếu, tôi cũng không khỏi xao động. Tôi sợ gia đình sẽ không chấp nhận người tôi yêu, sợ tương lai bấp bênh của hai đứa”.
Nhìn thấy ánh mắt bối rối của người yêu, cô gái vừa trải qua cơn đại phẫu quyết định nói lời chia tay. Bố mẹ ly hôn từ năm hai tuổi. My từng không tin vào tình yêu, cho đến khi gặp Đức. Nhưng đêm đó, mọi niềm tin khép lại.
“Trải qua nhiều biến cố trong cuộc sống, tôi tự nhủ ‘được sống đã là đặc ân’. Dù tổn thương tôi vẫn tin mình đủ mạnh mẽ để bước tiếp”, My nói.
“Nhưng tôi thì chưa bao giờ đau như thế”, Đức nói. Chia tay mối tình đầu, anh không ăn, không ngủ suốt ba ngày. Đức nhận ra nếu không cưới được người mình yêu sẽ dằn vặt cả đời. Anh khăn gói về quê tâm sự với bố mẹ chuyện tình yêu của mình, dù ông bà chưa gặp mặt My.
Đức quỳ xuống cầu hôn bạn gái ở Đà Lạt. Sau biến cố họ đã biết không thể thiếu nhau. Ảnh: Nhân vật cung cấp.
Nghe xong chuyện, bố Đức nói với con trai: “Bố mẹ luôn ủng hộ. Chỉ cần các con thương nhau, chuyện khác không quan trọng”. Cuối tháng 7, khi bạn gái đã xuất viện được một tháng, Đức về xin phép bố mẹ để tổ chức đám cưới. “Không phải năm nay, có thể là vài năm nữa, nhưng chắc chắn là sẽ cưới cô ấy”, anh thưa với bố mẹ. Sau đó, Đức lập tức trở lại Hà Nội xin lỗi Huyền My mong được quay lại.
Không còn niềm tin và bị tổn thương, cô gái từ chối. Tuy nhiên, My còn yêu Đức. Đêm đó cô sốt cao, Đức sang nấu cháo và chăm chút bạn gái. Đôi tay họ lại đan vào nhau. Bạn trai đề nghị về sống chung để tiện chăm sóc My, đợi năm sau sức khỏe cô tốt lên sẽ cưới. Nhưng khi hai gia đình gặp mặt, họ khuyên các con sớm kết hôn để ổn định.
Ảnh cưới chụp tại Đà Lạt của đôi vợ chồng trẻ. Họ kết hôn sau chín tháng yêu, nhưng nhiều sóng gió. Ảnh: nhân vật cung cấp.
Tháng 11, cả hai về chung một nhà. Đêm đầu tiên My về làm dâu, mẹ chồng, em trai chồng và vợ chồng cô ngồi chung trên một chiếc giường trò chuyện. Lâu rồi cô mới được thưởng thức ngày cơm ba bữa có đủ các thành viên trong gia đình.
Về Hà Nội, tổ ấm của đôi trẻ hay có thêm rau, thịt quê bố mẹ, họ hàng của chồng gửi lên. Minh Đức không cho vợ làm việc nặng. Cứ nghe tiếng cô húng hắng ho, anh lại thấp thỏm lo.
“Đúng là tôi có rất nhiều vết sẹo cả thể xác và tâm hồn, nhưng nhờ có nó, tôi mới là tôi của hôm nay, được anh ấy yêu thương. Năm 2020 là một năm đầy sóng gió nhưng cũng rất ngọt ngào với tôi. Cuộc đời có rất nhiều điều kỳ diệu. Chỉ cần sống và yêu thương chân thành, thì dù ở đâu cũng sẽ thấy đời đẹp đẽ”, cô vợ trẻ nói trong hạnh phúc.
Hai bé bị bỏ rơi trên đê mất mẹ và ông ngoại trong vòng vài tháng
Mẹ và ông ngoại mất, Quỳnh Anh và Nam được bác mang cho nhà chùa nhưng vì thủ tục chùa không thể nhận nuôi, hai bác đưa cháu ra đê sông Hồng chờ người nhặt.
Chiều 12/1, đại diện phòng tư pháp phường Yên Phụ, quận Tây Hồ, xác nhận hai cháu bé bị bỏ rơi trên đê sông Hồng hôm mùng 9/1, được khai sinh và từng sinh sống với mẹ và ông ngoại tại đường An Dương, phường Yên Phụ. Nhưng một thời gian sau khi mẹ và ông mất, chúng được người bác cho chùa ở Thường Tín nhận nuôi.
Theo hồ sơ tư pháp, tháng 5/2016, Bùi Quỳnh Lê (sinh năm 1985), mẹ của hai bé, kết hôn cùng Đào Minh Cường (38 tuổi) trú tại Phúc Xá, quận Ba Đình. Hai người có với nhau một con chung 14 tuổi, sau một thời gian thì vợ chồng ly thân.
Sau ly thân với Cường, Bùi Thị Lê sinh thêm hai người con là Quỳnh Anh và Nam. Gia đình có làm thủ tục khai sinh cho hai cháu theo giấy chứng sinh, nhưng không xuất trình được giấy tờ tùy thân cũng như hộ khẩu của người cha, bản thân Lê không xác định được bố của hai đứa bé là ai. Do vậy, trên thủ tục pháp lý, Cường đứng tên bố hai bé trong giấy khai sinh.
Tuy nhiên, Cường không cho hai bé nhập hộ khẩu về gia đình mình, do không phải con đẻ. Hai bé ở với mẹ và ông ngoại trên đường An Dương, phường Yên Phụ.
Quỳnh Anh (áo đỏ) và Nam (áo vàng) đang được nhận nuôi.
Tháng 6/2020, Lê qua đời do bệnh nặng, ông ngoại nhận nuôi hai bé, nhưng không bao lâu ông mất. Hai người bác do không đủ điều kiện nuôi cháu, nên liên hệ cho một chùa ở Thường Tín nhận nuôi vào tháng 9/2020.
Tuy nhiên, người cha trong giấy khai sinh là Cường không chịu hợp tác với phường Yên Phụ nhập, chuyển khẩu cho hai cháu, nên nhà chùa không thể nhận nuôi hai trẻ. Ngày 6/1, chùa gọi điện cho bác ruột của hai bé xuống đón cháu về. Vì hoàn cảnh khó khăn, chồng chạy xe ôm, vợ bán hàng vặt không đủ điều kiện nuôi hai cháu, đến ngày 7/1, người bác đến đón các cháu nhưng khi đi tới điếm 97 bờ đê sông Hồng thuộc địa bàn xã Lê Lợi thì đã bỏ lại hai cháu ở đây. Sau đó, người bác này đứng cách khoảng 50m để chờ người phát hiện, nhận hai cháu rồi mới rời đi.
Chiều 12/1, nhà bác của hai bé đóng kín cửa không có ai ở nhà. Hàng xóm cho biết cách đây ít tháng, khi Lê chưa mất có thấy Quỳnh Anh và Nam sống tại đây, nhưng sau đó họ nghe tin hai bé được cho nhà chùa nuôi.
Ngôi nhà cổng màu xanh từng là nơi sinh sống của hai cháu bé bị bỏ rơi. Ảnh: Nguyễn Ngoan
"Khi nghe tin hai cháu bị bỏ trên đê tôi rất bất ngờ. Tôi mong hai cháu được nhận nuôi để có một cuộc sống tốt hơn", người hàng xóm nói.
Sáng cùng ngày, ông Phát, chủ tịch xã Lê Lợi, cho biết chiều 11/1 đã có hai người tìm đến trụ sở ủy ban tự giới thiệu là người thân của hai cháu bé.
Tại trụ sở UBND xã, hai người này xuất trình giấy tờ tuỳ thân và giới thiệu là anh của mẹ đẻ hai cháu. Họ mang theo bản sao giấy khai sinh của hai đứa trẻ do UBND phường Yên Phụ (Tây Hồ) cấp vào tháng 9/2020.
Trong giấy khai sinh ghi rõ, bé gái tên là Quỳnh Anh, sinh năm 2016, bé trai là Nam, sinh năm 2018. Người thực hiện khai sinh là bố của hai cháu nhưng theo cung cấp từ người bác thì đây là bố dượng, không phải bố đẻ. Tuy nhiên, đây là bản sao nên chính quyền xã đang tiếp tục yêu cầu cung cấp bản chính giấy khai sinh.
Theo chủ tịch UBND xã, tại buổi làm việc, hai người bác trình bày hiện hoàn cảnh kinh tế rất khó khăn, không có nhà, phải ở nhờ nhà chú nên không thể nuôi dưỡng hai cháu. Họ mong muốn nhờ ai đó nuôi dưỡng Quỳnh Anh và Nam.
"Chúng tôi đã yêu cầu người bác này trong hôm nay phải cung cấp giấy khai sinh bản gốc của hai cháu cho xã để tiến hành xác minh, làm các thủ tục theo quy định", ông Phát nói.
Trước đó, trưa 9/1, bà Bích (49 tuổi, ở thôn Hạ Vỹ, xã Lê Lợi, huyện Thường Tín) và em gái phát hiện hai cháu nhỏ cầm túi xách, đứng khóc trên đê sông Hồng. Hỏi chuyện, bà biết bé gái tên Quỳnh Anh, 5 tuổi, và bé trai tên Nam, 3 tuổi.
Quỳnh Anh nói rằng bố mẹ chết rồi, người bác tên Tâm đem hai cháu bỏ ở đây. Kiểm tra chiếc túi bé gái đang giữ, người phụ nữ thấy quần áo, giày dép và một số đồ dùng. Lúc sau, bé gái lấy từ túi quần số tiền 1,2 triệu đồng và một bức thư tay với nội dung: "Tôi có hai đứa cháu này, bố mẹ chúng đều chết rồi, tôi không nuôi được. Ai nhặt được xin nuôi hai cháu, tôi xin cảm ơn".
Có những dấu hiệu này, bệnh ung thư phổi đã ở giai đoạn muộn Ung thư phổi được xếp vào nhóm ung thư khó phát hiện sớm. Bệnh tiến triển âm thầm, triệu chứng nghèo nàn khi bệnh nhân ho ra ra máu, ho dai dẳng... thì đã muộn. Ung thư phổi là loại ung thư thường gặp nhất và cũng là nguyên nhân tử vong hàng đầu trên Thế giới cũng như ở Việt Nam. Theo...