Chuyện tình “qua đường” của ông quan… vớt bèo
Quan Nghè vớt bèo hay ông Trạng Cháy là tiếng gọi thân thương của người dân làng Vãn Hà khi nói về Nguyễn Quán Nho.
Ông là một bậc tài danh của quê hương họ, người mà tên tuổi đã đi vào thơ ca dân gian.
Nguyễn Quán Nho (1638 – 1708) người làng Vạn Hà, huyện Thụy Nguyên, trấn Thanh Hoa (nay là huyện Thiệu Hoá, Thanh Hoá). Mồ côi cha từ nhỏ, nhà nghèo nên gia đình luôn trong cảnh túng thiếu, mẹ ông phải đi làm thuê, cuốc mướn tần tảo nuôi con nhưng vẫn không đủ ăn.
Do không có điều kiện đi học nên khi đi chăn trâu, làm ruộng về, ngang qua lớp học của thầy đồ làng, Nguyễn Quán Nho thường đứng nấp bên ngoài, vừa áp tai vào vách nghe lỏm lời giảng, vừa lấy que vạch xuống đất tập viết.
Không có tiền mua giấy bút, Nguyễn Quán Nho dùng que gai làm bút, lấy lá chuối làm giấy, lấy vỏ trứng bắt đom đóm bỏ vào trong để làm đèn học buổi đêm. Ông thầy đồ làng thấy Quán Nho có chí học tập, thông minh, sáng dạ nên rất yêu mến thường chỉ dạy thêm, lại cho giấy bút và ít nhiều tiền bạc để mua giấy mực, mua dầu thắp đèn.
Có những năm mùa đông tháng giá kéo dài, nhà không còn cái ăn nên Nguyễn Quán Nho đành phải đến những nhà khá giả trong làng giả cách mượn nồi, niêu về nấu nhưng thực ra là để vét những cơm thừa, miếng cháy dính trong nồi… Hàng xóm thấy lạ là khi Quán Nho trả nồi bao giờ nồi cũng sạch bong, họ dần hiểu chuyện, nhiều người khi cho mượn nồi cố tình để lại nhiều cơm cháy cho hai mẹ con.
Mặc dù cuộc sống rất khó khăn nhưng được mẹ và bà con làng xóm khuyến khích giúp đỡ khiến Nguyễn Quán Nho quyết chí học tập, theo đòi nghiên bút.
Quả nhiên trời không phụ lòng người, năm 30 tuổi ông đỗ Tiến sĩ kỳ thi Hội năm Đinh Mùi (1667) đời Lê Huyền Tông. Sau này khi đã làm quan to trong triều, Nguyễn Quán Nho mỗi lần về thăm quê đều nhắc lại ơn cưu mang, giúp đỡ của người làng, còn người dân cũng từ câu chuyện ấy mà gọi ông là Trạng Cháy.
Giai thoại còn kể rằng, hôm Nguyễn Quán Nho vinh quy bái tổ về làng, trong khi chức dịch và dân chúng tấp nập kiệu cáng, cờ quạt rước xách để chào đón thì mẹ ông vẫn bình thản ra ao làng vớt bèo về nuôi lợn, lý trưởng làng Vạn Hà mời bà về dự lễ nhưng bà gạt đi mà nói rằng:
- Thi đỗ là việc của con tôi, còn tôi còn đang bận vớt bèo!
Khi đám rước về đến làng, Nguyễn Quán Nho nghe kể lại chuyện ấy liền vội vàng xuống khỏi võng điều, cởi áo gấm, phẩm phục, nhanh chân đi ra ao làng xắn quần, cầm gậy gom bèo lại vớt cùng mẹ cho đến khi đầy rổ hai mẹ con mới về dự tiệc cùng làng. Về sau ca dao xứ Thanh có câu thành ngữ “Vinh quy bái tổ sau rổ bèo đầy” là vì vậy.
Bước vào chốn quan trường, với tài năng và đức độ của mình, đường quan lộ của Nguyễn Quán Nho thênh thang rộng mở, ông lần lượt kinh qua nhiều chức vụ cao cấp, từ Phó đô Ngự sử (1684); Tả Thị lang Bộ Lại (1691); Thượng thư Bộ Binh rồi Thượng thư Bộ Lại (1692); rồi được làm Tham tụng (Tể tướng), tước Hương Giang bá; lại năm lần đi sứ Trung Quốc, làm quan trải đời vua. Có câu đối ca tụng ông như sau:
“Bái tướng, phong công tứ triều nguyên lão/ Trung quân, ái quốc thiên cổ hoàn nhân”.
Nghĩa là: Làm tướng, lập công trải bốn triều đứng hàng đệ nhất/ Phò vua, yêu nước xưa nay xứng là bậc vẹn toàn.
Video đang HOT
Chân dung Nguyễn Quán Nho treo tại nhà thờ ông ở thôn Dương Hòa, xã Thiệu Hưng, huyện Thiệu Hóa, Thanh Hóa.
Mặc dù ở vị trí cao, quyền chức lớn nhưng Nguyễn Quán Nho sống giản dị liêm khiết, chăm lo việc công, hết lòng thương yêu gần gũi dân, đồng cảm với những người nghèo túng, đói khổ nên được nhân dân ca tụng là “Tể tướng Vạn Hà, thiên hạ âu ca”. Sách Đại Nam quốc sử diễn ca viết về vị quan lớn quê ở đất xứ Thanh này bằng câu:
“Bởi ai thiên hạ âu ca/ Chẳng quan Tham tụng Vạn Hà là chi”.
Có lần về quê thấy dân đang làm đường, đắp đê sông Chu, ông cho voi và quân lính ra phụ dân, người Vạn Hà xúc động ngâm nga:
“Ai về làng Vạn mà coi/ Coi ông quan Thượng cho voi làm đường”.
Dân gian thường có câu “người có đức hay gặp may”, một trong những cái may của Nguyễn Quán Nho đó là may mắn về đường tình duyên.
Thuở còn hàn vi, một lần Nguyễn Quán Nho có việc đi qua vùng Lỵ Nhân (nay thuộc huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam), lúc đó trời đã tối mịt mà mưa đã bắt đầu lác đác rơi. Thấy bên đường có ngôi nhà lớn, vẻ chừng khá giả, vẫn còn sáng đèn, ông đánh liều gọi cửa xin vào ngủ trọ một đêm. Nghe tiếng gọi, ông chủ nhà vội hối thúc đày tớ mau mau mở cửa đón người, rồi cũng vội bước ra, dường như ông đã biết trước có quý nhân tới nhà.
Thế nhưng khi giáp mặt, thái độ của ông chủ thay đổi hẳn bởi trước mặt ông chỉ là một chàng thanh niên tuy mặt mũi khôi ngô nhưng ăn vận xuềnh xoàng, dáng bộ của một nông phu.
Sở dĩ ông chủ làm thế bởi đêm trước, ông bỗng có một giấc mộng lạ, trong giấc mơ ông thấy có người đến nói rằng ngày mai sẽ có quan Nghè ghé qua nhà. Tỉnh dậy, cho là điềm lạ, ông sai gia nhân quét tước, dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, lại chuẩn bị cơm nước đầy đủ, thế nhưng chờ suốt cả ngày vẫn không thấy có ai đến. Mãi tới khi trời tối, ông vẫn hi vọng nên cho chong đèn, chưa vội đóng cổng, chốt cửa đợi người.
Ai dè khi có tiếng gọi cửa, bước vào nhà chẳng phải là ông quan áo gấm hài thêu gì mà chỉ là một anh chàng quê mùa đến xin ở nhờ. Thất vọng, ông chủ định cất tiếng từ chối thì vừa lúc trong nhà, cô con gái thứ hai của ông chạy ra. Thấy trời đã tối, mưa dần đổ xuống, tình cảnh của người lỡ đường thật là ái ngại, cô liền thưa với cha rằng:
- Con thấy anh đây trông bộ chất phác, hiền lành, không phải là kẻ gian. Giờ nhà ta không cho ngủ nhờ thì anh ấy biết đi đâu.
Ông chủ nhà vốn cũng là người phúc đức, nghe con nói có lý, có tình nên đồng ý cho Nguyễn Quán Nho ở lại. Riêng có cô con gái cả của ông, từ trong nhà nhìn ra thấy chàng trai dáng vẻ dân thường thì lườm mắt, bĩu môi tỏ vẻ không tán thành.
Bước vào nhà, ông chủ cho Nguyễn Quán Nho biết mình họ Nguyễn, gia cảnh cũng khá, nhưng hiềm một nỗi người vợ mất sớm, nhà chỉ sinh được hai con gái. Hỏi han đôi lát, thấy mặt Nguyễn Quán Nho xanh xao, ông chủ mới hay người khách lạ từ chiều đến giờ chưa có gì lót dạ. Ông chủ gọi đày tớ sai đi đong gạo, nhóm bếp nấu cơm; nhưng cô con gái út của ông đã nhanh nhẹn tự tay làm cả, chỉ một lát niêu cơm đã chín. Cô gái còn luộc thêm một quả trứng, bóc vỏ sẵn cho vào đĩa để đãi khác. Lúc người hầu bưng mâm cơm lên, ông chủ mở lồng bàn ra thì chỉ thấy bát mắm, còn quả trứng trên đĩa đã “không cánh mà bay”.
Vừa ngạc nhiên, vừa lúng túng, tỏ vẻ ngượng với khách, nhưng Nguyễn Quán Nho biết ý đã vụi vẻ nói rằng:
- Tôi vốn dân nghèo, quen với cơm rau, dưa cà đạm bạc rồi, nay lỡ đường vừa được ngủ nhờ, lại được gia chủ đãi cơm thế này là quý hóa lắm rồi!.
Vừa nói, anh chàng vừa hớt cơm trên mặt niêu bỏ vào cái đĩa không trong mâm rồi, rưới nước mắm lên bát cơm ăn ngon lành. Một loáng Nguyễn Quán Nho đã ăn hết và cất lời cám ơn ông chủ nhà. Nhưng ông chủ nhà vẫn bực vì chuyện kia, mới phân bua với khách rằng nhà mình gia giáo, không thể vì việc nhỏ liên quan đến quả trứng mà ảnh hưởng đến thanh danh gia đình. Ông cho gọi hai con gái và tất cả đầy tớ, gia nhân trong nhà đến xét hỏi nhưng không ai thừa nhận mình là thủ phạm lấy mất quả trứng.
Thấy vậy, Nguyễn Quán Nho, nói rằng:
- Nay muốn tìm người vụng trứng cũng dễ thôi. Xin ông chủ yêu cầu mọi người ngậm một ngụm nước, súc miệng sau đó nhổ ra thì rõ.
Ông chủ làm theo cách đó, quả nhiên người ăn vụng trứng không ai khác chính là cô con gái cả. Lúc đó, bất chợt ông chủ giật mình sực nghĩ, thông minh tài trí như thế chắc hẳn anh chàng này không phải là thường, ông tin rằng người khác ấy chính là quan Nghè trong giấc mộng của mình.
Ông liền cho pha trà, trò chuyện, đối đãi Nguyễn Quán Nho niềm nở hơn trước. Hỏi ra thì biết nhà nghèo nhưng chàng trai vẫn quyết tâm học tập, theo đòi bút nghiên, ông nghĩ người có chí như thế chắc chắn có ngày sẽ làm lên cơ nghiệp bằng con đường khoa cử. Sáng hôm sau, khi chia tay, ông chủ nhà hết lời động viên Nguyễn Quán Nho, lại còn mang tặng một số tiền tiêu pha dọc đường và mua thêm giấy bút; ông cũng không quên nhắc chàng khi có dịp cứ ghé vào nhà chơi, không câu nệ, ngại ngùng làm gì.
Chuyện trò với người khách lỡ độ đường (Tranh minh họa- Nguồn: violet.vn).
Bước chân ra đi, dù chỉ ở có một đêm trong căn nhà ấy nhưng Nguyễn Quán Nho thầm cảm ơn tình cảm của gia chủ, nhất là cách đối xử tử tế, nhân ái của cô con gái thứ với kẻ lỡ độ đường mà không có sự phân biệt địa vị sang hèn. Chàng trai chỉ kịp biết cô gái dịu dàng, thùy mị ấy là tên Nguyễn Thị Trắc nhưng hình ảnh của cô đã có một vị trí trong trái tim mình.
Khi thi cử, đỗ đạt đến học vị Tiến sĩ, Nguyễn Quán Nho đã kể lại câu chuyện đó và xin phép mẹ được chuẩn bị sính lễ đến hỏi cưới cô gái vùng Lỵ Nhân.
Người mẹ già mừng rỡ vì có được một cô con dâu đảm đang, thảo hiền, xinh đẹp; còn gia đình cô, nhất là người cha thì mừng vui không kém, ông không ngờ chàng nông phu ngủ trọ hôm nào lại chính là ông Nghè ngày nay, người đã đến trong giấc mộng của ông vào một đêm xưa nọ.
Theo_Kiến Thức
Những cặp anh em ruột ở vùng biển Hoàng Sa
Nhiều chiến sĩ CSB, kiểm ngư là anh em trong một gia đình, đang chung sức cùng đồng đội thực thi pháp luật ở vùng biển Hoàng Sa - nơi TQ hạ đặt giàn khoan trái phép.
Hai anh em Vũ Văn Ngọc (phải) và Vũ Văn Kiên trên tàu CSB 8003 giữa biển Hoàng Sa.
Trong số những cán bộ, chiến sĩ, nhân viên của lực lượng Cảnh sát biển và Kiểm ngư Việt Nam đang thực hiện nhiệm vụ chấp pháp trên khu vực Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 trái phép có không ít người là anh em trong một gia đình.
Ở gần nhau nhất là anh em trung úy quân nhân chuyên nghiệp Vũ Văn Kiên - nhân viên cơ khí boong tàu CSB 8003. Kiên có anh trai là trung tá Vũ Văn Ngọc, Trợ lý Phòng Quan hệ Quốc tế, Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển. Cặp anh em trai này quê ở xã Quốc Tuấn, huyện An Lão, Hải Phòng.
Kiên kể, khi biết hai anh em đi làm nhiệm vụ trên cùng một con tàu, ban đầu gia đình có phần lo lắng, nhưng qua tin tức, hình ảnh trên các phương tiện truyền thông thấy hai người đều khỏe nên đã thấy an tâm hơn nhiều. Trong suốt chuyến công tác 26 ngày trên biển, dù phải đối mặt với rất nhiều khó khăn nhưng anh và cán bộ, chiến sĩ trên tàu CSB 8003 vẫn không hề nao núng, kiên trì bảo vệ chủ quyền tổ quốc.
Là đồng đội nhưng cũng là anh em trong một gia đình, hai anh em Ngọc - Kiên vừa thực hiện nhiệm vụ chuyên môn riêng vừa động viên nhau gác lại chuyện riêng để cùng tập thể hoàn thành nhiệm vụ được giao. Kiên cho biết, người anh trai điềm đạm, khiêm tốn, biết lo lắng, chỉ bảo cho em các vấn đề trong cuộc sống. Hôm kết thúc đợt công tác, tàu CSB 8003 trở về Đà Nẵng, anh Ngọc quay ra Hà Nội tiếp tục làm việc, còn Kiên ở lại cùng tàu chuẩn bị tiếp tục lên đường thực hiện nhiệm vụ.
Trước khi đi, anh Ngọc đã kéo Kiên ra một góc và dặn dò em trai ở lại phải cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Kiên rất cảm động bởi sự quan tâm, chu đáo của anh trai.
Đang làm nhiệm vụ trên biển còn có anh em đại úy quân nhân chuyên nghiệp Phạm Đức Hạnh - nhân viên Phòng Chính trị, Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển. Anh trai cả của Hạnh là Phạm Tuấn Hưng, thuyền phó tàu Kiểm ngư 786. Dù cùng làm nhiệm vụ ở biển Đông song đã lâu hai anh em chưa được gặp nhau.
Anh em Hưng - Hạnh sinh ra và lớn lên ở xã Hải Châu, huyện Hải Hậu, Nam Định. Gia đình riêng của anh Hưng ở Hải Phòng còn gia đình Hạnh ở Hà Nội. Hôm ở Đà Nẵng, Hạnh gọi điện về quê hỏi thăm sức khỏe thì nghe bố mẹ bảo anh Hưng cũng đi làm nhiệm vụ ở khu vực Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép.
"Lúc ấy tôi chỉ biết anh trai cũng đang có mặt trên vùng biển Hoàng Sa chứ không biết số hiệu tàu của anh. Trong một lần biên đội tàu chấp pháp Việt Nam tiếp cận giàn khoan Hải Dương 981, tôi chụp ảnh tàu Kiểm ngư 786 bị tàu Trung Quốc phun vòi rồng uy hiếp. Mấy hôm sau có phóng viên chuyển sang tàu CSB 8003 nói chuyện thì tôi mới biết đó chính là tàu của anh trai mình", Hạnh kể.
Dù không gặp được anh, nhưng Hạnh cho biết luôn cảm thấy vinh dự khi gia đình có hai người, dù công tác ở lực lượng khác nhau nhưng đều đang thực hiện chung một nhiệm vụ - bảo vệ vùng biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
Trường hợp của Thượng úy Đỗ Tám Sơn - Chủ nhiệm Quân y Vùng Cảnh sát biển 1 và Trung úy quân nhân chuyên nghiệp Lê Văn Cường - nhân viên cơ điện tàu CSB 8003 lại có nét tương đối giống nhau. Sơn và Cường trong chuyến đi biển này đều ở trên một con tàu. Em trai Sơn là Đỗ Thành Lâm, còn em trai Cường là Lê Đức Nam đều là kiểm ngư viên của tàu Kiểm ngư 951.
Anh em Sơn - Lâm quê ở xã Kênh Giang, huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng. Còn Cường - Nam thì sinh ra ở Yên Phong, Yên Mô, Ninh Bình. Bốn người với gia đình nhỏ của mình đều ở tại thành phố Hải Phòng. Trước khi xuất phát ra Hoàng Sa, hai cặp anh em đã gặp nhau trên quân cảng Đà Nẵng.
Ngày 23/6, Sơn và Cường vô cùng lo lắng khi biết tin tàu Kiểm ngư 951 bị 7 tàu Trung Quốc bao vây và đâm húc bị hư hỏng nặng. Các anh rất nóng ruột, lo lắng cho hai người em trai cùng các kiểm ngư viên. Khi tàu CSB 8003 tiếp cận tàu Kiểm ngư 951 để hỗ trợ và đưa các phóng viên sang tác nghiệp, dù chỉ nằm cách nhau có mấy thân tàu nhưng Sơn và Cường không thể nào sang thăm em được.
"Tôi đã gọi điện thoại sang hỏi thăm tình hình và động viên em cùng đồng đội hoàn thành tốt nhiệm vụ", anh Sơn cho hay.
Còn Cường, khi biết tàu Kiểm ngư 951 không bị thiệt hại về người, anh cũng yên tâm hơn và cầu mong cho anh em bên đó luôn vững tin, vượt qua mọi hiểm nguy để tiếp tục bám biển quê hương.
Theo Xahoi
Tàu số hiệu Trung Quốc đâm tàu đánh cá Việt Nam ở vịnh Bắc Bộ Tàu cá HP 90258 của ông Nguyễn Đức Quang, trú tại xã Lập Lễ, huyện Thủy Nguyên, TP.Hải Phòng vừa bị tàu mang số hiệu Trung Quốc phun vòi rồng, đâm va dẫn đến hư hỏng nặng. 2 giờ bị truy đuổi trên biển Sáng hôm nay, ngày 10/6, ông Nguyễn Huy Hoàng, phó chủ tịch UBND huyện Thủy Nguyên xác nhận với...