Chuyện tình Nhím và Cá
Vậy là, con đã tự làm tổn thương mình, tự làm tổn thương người mình yêu và… Cô ấy phải ra đi để giải thoát cho con và cả chính cô ấy.
Có một chàng Nhím đã trót yêu thương một nàng Cá. Nhím khao khát một lần được ôm Cá vào lòng để được nghe hơi ấm từ trái tim nàng tỏa ra. Nhưng Nhím biết, chàng chẳng bao giờ có thể làm được điều đó. Nhím sợ những chiếc gai trên người mình sẽ khiến Cá đau.
Nhím nghĩ ra một cách. Nhím bứt dần những chiếc gai trên người mình. Những vết thương đẫm máu, những vết thương đau thấu tận tim gan Nhím và cả tận tim gan người yêu chàng. Nhưng Cá không có cách nào ngăn cản nổi ý định ngông cuồng của người yêu. Cá nài nỉ, van xin nhưng Nhím vẫn không từ bỏ. Và đến một ngày, Cá quay lưng bỏ đi.
- Thượng Đế ơi, tại sao cô ấy lại bỏ con đi?
- Con đã bao giờ nhìn thấy Nhím và Cá yêu nhau chưa?
- Nhưng, con yêu cô ấy thật lòng. Con nguyện chịu đựng đau để được bên cô ấy.
- Những vết thương của con, con có nghĩ cô ấy còn đau hơn gấp trăm ngàn lần không?
Video đang HOT
- Cá có nước mắt không hả Thượng Đế?
- Có chứ. Nước mắt của cá hòa vào trong nước. Vậy là, con đã tự làm tổn thương mình, tự làm tổn thương người mình yêu và… Cô ấy phải ra đi để giải thoát cho con và cả chính cô ấy. Tình yêu đôi khi chỉ đơn giản là học cách từ bỏ mà thôi, con à…
Theo Guu
Cán bộ bị cảnh cáo: Bò, nhím, dê, gà yên tâm...đi lạc
Do "nuôi nhầm" nhím của dân, cán bộ bị cảnh cáo. Thế này thì vui mừng nhất phải là lũ bò, nhím, dê, gà đã đi lạc.
Ông Nguyễn Văn Biên- hộ nghèo đã được "đứng tên" để trưởng thôn nuôi bò. Ảnh Dân Việt.
Trong khi 4 cán bộ xã Quế Long (Quế Sơn, Quảng Nam) do liên quan sai phạm cấp phát nhím giống không đúng đối tượng trong chương trình nông thôn mới bị kỷ luật ở mức... cảnh cáo thì báo chí lại phát hiện ra một vụ "đi lạc" mới.
Báo Dân Việt cho biết, từ nguồn vốn hỗ trợ sản xuất của Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, UBND xã Quế Phước (huyện Nông Sơn, Quảng Nam) mua bò giống hỗ trợ cho các hộ nghèo trên địa bàn để phát triển chăn nuôi nhằm thoát nghèo.
Thế nhưng, bò không đến được hộ nghèo mà lại "đi lạc" vào nhà trưởng thôn. Trưởng thôn Nguyễn Văn Phượng phân trần, vì thôn quá nghèo nên nhờ một hộ nghèo trong thôn là nhà ông Nguyễn Văn Biên đứng tên để trưởng thôn nhận nuôi, rồi đây sẽ bán lấy tiền để xây...cổng thôn.
Mà khổ nỗi, giờ đây ông Biên muốn lấy lại bò về nuôi thì phải trả công chăm sóc gần 2 năm qua cho ông Phượng. Ông Biên là hộ nghèo, lấy đâu ra tiền trả, thế nên đành chịu.
Lần lại câu chuyện lúc nhận bò, ông Phượng lên ký thay ông Biên thì giải thích là ông Biên bị ốm nên nhờ mình nhận hộ con bò trị giá 11,5 triệu đồng.
Trả lời phóng viên, ông Quyền chủ tịch UBND huyện cho biết huyện chưa biết thông tin này, tuy nhiên nếu xác minh sai thì sai đến đâu sẽ xử đến đó.
Thật ra những vụ súc vật, gia cầm hỗ trợ người nghèo không đến tay họ mà rủ nhau đi lạc vào nhà các cán bộ giờ đâu phải là chuyện "gây sốc", bàng hoàng hay "đắng lòng" gì nữa. Nó nhàm chán quá rồi.
Đầu tiên là báo chí phát hiện, dư luận bức xúc, cấp trên hứa xử lý, nhưng rồi cứ trông như vụ 12 con dê đi vào nhà bí thư huyện ủy ở Thanh Hóa, 4 đoàn thanh tra về rồi cũng đã ra ngô ra khoai gì đâu.
Vụ chia nhau nuôi cả đàn gà, các cán bộ chỉ bị làm bản kiểm điểm vì đông quá, kỷ luật hết lấy ai làm lãnh đạo. Vụ nuôi nhầm nhím thì vừa có quyết định cảnh cáo 4 cán bộ vi phạm. Cứ sai thì rút kinh nghiệm là xong.
Bởi vậy mới nói, cho dù người nghèo bức xúc, dư luận lên tiếng đến đâu, các cán bộ cũng chẳng làm sao, còn lũ dê, bò, gà, nhím... thì mừng không biết để đâu cho hết.
Vì đáng ra tội đi lạc sẽ bị kỷ luật cảnh cáo, bị khiển trách... thì nay, các cán bộ đã đứng ra gánh thay tội cho chúng rồi. Thật là cũng bõ một công... đi lạc!
Đọc những thông tin này, chẳng biết quý bạn đọc có như tôi, thấy dâng lên trong lòng một nỗi chua xót. Bởi từ khi nào, cái sai đã được thể tất dễ dàng đến thế, chỉ vì nó là... sai nhỏ.
Mấy con dê, vài con bò, một đàn gà, hay một đàn nhím của dân nghèo, nó làm chúng ta bất bình thật đấy, nhưng so với những đại án tham nhũng ngàn tỷ, thất thoát ngàn tỷ, thì đã thấm tháp vào đâu.
Người ta cứ trông vào những vụ tham nhũng, thất thoát ngàn tỷ đó mà yên tâm thể tất cho nhau. Trong xây dựng luật mới đây còn có ý kiến tính đến chuyện mang tiền mà chuộc án tử tham nhũng nữa kia.
Thế thì còn có gì mà không mua được?
Ngẫm lại mẩu chuyện cười dân gian mà thấy càng thêm chua chát. Ông quan xử án bảo người dân dưới công đường: "Mày phải, nhưng nó phải gấp hai lần mày" - ý nói số tiền hối lộ của kẻ kia còn "nặng" gấp đôi.
Vậy những cán bộ nuôi dê, nuôi gà "hộ" cho dân nghèo có quyền nói: "Chúng tôi sai, nhưng có những kẻ còn sai hơn chúng tôi gấp ngàn lần" được hay không?
Mi An
Theo_Báo Đất Việt