Chuyện tình lãng mạn của ngư phủ phá Tam Giang
Người đàn ông bị mù từ nhỏ nhưng có khả năng đặc biệt lắng nghe nhịp đời bằng đôi tai kỳ diệu. Ông khiến cho cô gái làng chết mê chết mệt, vượt qua mọi rào cản từ gia đình và xã hội để quyết tâm cưới chàng trai mù làm chồng.
Chuyện nhà của ông lão đánh cá bằng tai mấy chục năm qua đã được lưu truyền, nổi tiếng cả một vùng Tam Giang sông nước.
Kỳ nhân mù trên phá Tam Giang
Từ trước tới nay, nghe nhiều và cũng được mục sở thị không ít chuyện về người mù vượt lên nghịch cảnh như làm tăm tre, làm chổi, nhưng về người mù có biết đánh cá, đưa đò qua sông thì quả thực, lần đầu tiên tôi biết đến. Vậy nên, để thỏa trí tò mò, tôi đã tìm về làng Vĩnh Hưng, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế để gặp kỳ nhân Nguyễn Dê (67 tuổi), một người mù với những đồn đoán như huyền thoại.
Để rồi, khi trực tiếp chứng kiến cảnh ông Dê từ nhà lên thuyền, nổ máy ra khởi với những động tác thuần thục, cử chỉ không một sai sót thì tôi mới thực sự mãn nhãn, tin vào những lời đồn đoán bây lâu nay mà bản thân đang nghi hoặc về con ngời có khả năng đặc biệt này.
Ông Nguyễn Dê sinh ra vốn lành lặn, khỏe mạnh bình thường. Năm lên 8 tuổi, ông mới bắt đầu bước vào cuộc sống chỉ toàn bóng đêm bởi di chứng từ căn bệnh đậu mùa và vảy nến quái ác. Ông Dê là con đầu, sau còn có 5 đứa em nên kể từ lúc bị hỏng đôi mắt, ông gần như phải xa lìa mọi ước mơ đèn sách đến những chuyến ra khơi cùng bố mẹ.
“Cũng may, từ lúc 5 tuổi tui đã được ba mẹ cho đi đánh bắt cá cùng nên đã trang bị được kỹ năng bơi lội. Mấy năm trên phá Tam Giang, tui cũng đã thuộc như lòng bàn tay chỗ nào nông sâu nên sau này mới có thể ra khơi được, kể cả khi không còn nhìn thấy ánh sáng mặt trời”, ông Dê mở đầu câu chuyện của đời mình.
Sau hai năm vật vã trong bóng đêm với nỗi thất vọng cùng cực, đến năm 10 tuổi, Nguyễn Dê đã quyết tâm rời khỏi không gian chật chội của ngôi nhà bằng cách xin bố mẹ cho mình được ra khơi trên mỗi chuyến tàu. Những chuyến đi ấy, cùng với trí nhớ hồi nhỏ tích lũy được về vùng biển này đã giúp cho ông dần quen với địa hình của phá Tam Giang.
Video đang HOT
Vợ chồng ông lão Nguyễn Dê.
Chẳng mấy chốc, ông Dê đã làm quen trở lại được với sông nước, ông đã thuần thục với việc quăng chài, thả lưới của một người không nhìn thấy ánh sáng. Cuộc sống bình lặng của ông Dê cứ thế trôi đi, ông đếm tiếng đời trôi đi bằng âm thanh ì oạp của tiếng sóng vỗ vào mạn thuyền. Cho đến năm 1964, khi 18 tuổi, cũng như bao người lành lặn khác, Tổ quốc cần, ông vẫn hăng hái tham gia cuộc chiến với công việc đưa đò cho du kích qua sông.
Ngày đó, địch đánh phá ác liệt cả vùng cách mạng Vĩnh Giang, chỉ có mỗi gia đình ông là có thuyền nên Nguyễn Dê và ba người em kế mình hăng hái tham gia hoạt động cùng bộ đội. Ban ngày, anh em ông Dê đưa bộ đội vượt sông, tìm nơi ẩn náu. Còn ban đêm, họ tham gia bốc vác lương thực tại bến đò, chèo ghe đưa các anh chiến sĩ vượt phá Tam Giang để qua vùng căn cứ cách mạng ở xã Lộc Bình, cách mấy chục cây số đường sông nước.
Được cái, ông Dê mù lòa nên chẳng mấy khi bị địch nghi ngờ. Nhưng cũng bởi vậy nên công việc của ông vì thế mà thường xuyên và liên tục hơn. “Có thời điểm cả tháng trời chẳng đêm nào tui ngủ cả. Ba đứa em Nguyễn Điền, Nguyễn Sĩ, Nguyễn Thị Gái cũng vậy, hễ tổ chức cần là chúng tôi sẵn sàng nhận phần việc được giao phó”, ông Dê nhớ lại.
Trong thời gian hoạt động cách mạng đó, đa không ít lần bản thân ông Dê gặp nguy hiểm, mạng sống ngàn cân treo sợi tóc. Đó là khi địch phát hiện, từ hai bên bờ chúng nã đạn vào con thuyền độc mộc của ông, nhiều chiến sĩ hy sinh nhưng ông vẫn tai qua nạn khỏi.
Đáng nhớ vào năm 1968, khi đang chở lương thực và các anh em bộ đội vượt phá Tam Giang thì bị phát hiện, con đò của ông bị trúng đạn, bốc cháy và chìm xuống đáy. Ba người em của ông Dê cùng tất cả những người đi trên chuyến đò ấy đều hi sinh, riêng bản thân ông may mắn thoát chết khi nhảy xuống nước. Mất ba giờ đồng hồ vừa ngụp lặn vừa lắng nghe âm thanh để định hình hướng đi, ông mới tìm cách vào được trong đất liền.
Bản thân ông ngay sau đó bị địch bắt, chúng ta tấn dã man suốt 3 ngày 3 đêm nhưng ông vẫn không hé răng khai nủa lời. Hành hạ chán, không có chứng cứ buộc tội, chúng buộc phải thả ông về. Được tự do, ông lại tiếp tục hoạt động cách mạng. Chính trong những lần giáp mặt với tử thần này, ông đã tìm được một nửa của đời mình. Cô du kích làng Nguyễn Thị Dưỡng đã cảm phục nghị lực của chàng trai mù nên đã đem lòng yêu thương rồi nên nghĩa vợ chồng.
Chuyện tình ông Dê, bà Dưỡng
Ông Nguyễn Dê gặp bà Dưỡng vào năm 1871, khi ấy gia đình ông chuyển về làng Trung Hưng, xã Vĩnh Hưng sinh sống. Tại đây, duyên kỳ ngộ đã đưa hai người gặp nhau. Cảm thông và cảm phục trước tấm lòng cao cả lẫn nghị lực phi thường của chàng trai mù, cô gái làng Nguyễn Thị Dưỡng đã đem lòng yêu thường.
“Anh trai tui là bạn chiến đấu cùng với ổng, những lần theo anh trai được gặp ổng, tui đã khâm phục nghị lực vượt lên số phận rồi yêu lúc nào chẳng biết”, bà Dưỡng vừa tranh thủ phơi lưới vừa xen vào câu chuyện của chúng tôi.
Cưới nhau rồi trong khi bà ở nhà nuôi con thì ông vẫn tham gia đưa đường cho cán bộ cách mạng vừa ra phá Tam Giang đánh bắt cá mỗi đêm. Hai ông bà có với nhau được 7 người con, phần lớn đều theo nghiệp ngư phủ của bố mẹ. Nói về khả năng đánh bắt cá kỳ lạ của mình, ông Dê cho biết, cả đời nổi lênh trên phá Tam Giang, ông đã thuộc lòng mọi ngõ ngách nông sâu, và ông gần như đánh bắt cá bằng tai.
Một ngày mưu sinh của ông bắt đầu từ sáng sớm, và kết thúc vào lúc tối mịt, có những hôm ông đánh bắt cá và ban đêm khi cảm nhận được cá đang bơi vào luồng do thời tiết và dòng chảy thay đổi. Kinh nghiệm hơn 50 năm đánh bắt cá đã tôi luyện cho ông khả năng kỳ lạ, ông không nhìn thấy ánh sáng nhưng chỉ cần lắng tai nghe hướng gió hoặc nghe cá táp và nước là biết vùng nào có cá ngon. Cũng bởi vậy mà một tay ông đã đánh bắt cá mà kiếm đủ tiền nuôi đủ 8 miệng ăn trong nhà.
Vài chục năm gần đây, khi các con đã khôn lớn, mỗi chuyến ra khơi của ông đều có sự trợ giúp của vợ. Bà Dưỡng đảm nhận nhiệm vụ lái thuyền, còn ông Dê lắng nghe hướng gió, tiếng sóng để biết được vùng nào nhiều tôm cá. Ông Dê ngồi trên thuyền, nghiêng mình lắng tai nghe sát mặt nước, lúc nào ông bảo dừng lại để buông lưới là y như rằng, nơi đó cá tôm nhiều miên man.
“Có bà đi cùng, tui cũng đỡ bớt cô đơn. Nhưng cũng thương lắm, có nhiều hôm đang nắng cháy bỗng dưng đổ mưa rào, chưa kịp kéo lưới lên đã ướt nhẹm”, ông Dê chia sẻ. Có lần hai ông bà cùng nhau ra khơi, chẳng may gặp sóng to gió lớn bất ngờ khiến thuyền bị lật úp, hai ông bà đều bị hất tung xuống nước. Lúc ấy, dù không thấy đường nhưng ông vẫn mò mẫm khắp nơi, quyết tâm tìm ra bà giữa mênh mông sóng nước rồi cứ thế, ông làm đôi chân, còn bà làm đôi mắt, giữa đêm tối mịt mùng hai ông bà mò mẫm đến gần thâu đêm mới tìm được đường vào bờ.
Không chỉ biệt tài đánh có bằng tai, ông Nguyễn Dê còn có khả năng lặn kỳ tài. Mỗi lần lặn xuống dưới nước của ông có thể kéo dài đến chục phút. Cũng bởi vậy nên ngoài đánh cá, mỗi ngày ông còn lặn biển để bắt trìa, bắt ngao cho bà đem bán. Biết ông lặng giỏi, người dân Hưng Vĩnh mỗi khi có ai chẳng may đánh rơi tài sản xuống nước như vòng vàng, đồng hồ, nhẫn… đều nhờ đến ông Dê và lần nào ông cũng vui vẻ nhận lời, tìm lại cho kỳ được mới chịu lên bờ.
Năm 2009, ông Dê đã quyết tâm đầu tư tiền bạc, ngày công để be bờ, ngăn con nước lớn để xây dựng một hồ nuôi tôm cá rộng gần 1 ha trên phá Tam Giang. Ngày ngày sau những chuyến ra khởi, ông lại dong thuyền về nhà, lặn xuống hồ cá của mình để kiểm tra cá tôm, vậy nên đã nhiều năm qua hồ cá của ông không xảy ra dịch bệnh, luôn mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Mưu sinh bằng nghề sông nước, nhưng ông luôn giúp đỡ mọi người bằng cách thường xuyên lên thuyền người khác để giúp họ tìm lạch nước nhiều tôm cá để đánh bắt. Ông cũng đã hơn một lần cứu sống người khác khi chẳng may trượt chân ngã xuống nước mà không màng đến lời nguyền của Hà Bá dành cho những người mưu sinh trên sông nước.
Theo Pháp Luật & Cuộc Sống
Gió lốc làm lật ghe, hai cha con chết thảm
Vụ lật ghe làm hai cha con anh Chức tử vong (Ảnh minh họa)
Gia đình không thấy hai bố con anh Chức đi đánh lưới trên hồ về nên đi tìm và phát hiện chiếc ghe của hai cha con bị lật úp trôi dạt vào bờ. Thi thể cha con anh Chức được tìm thấy nằm cách bờ hồ khoảng hơn 100m.
Sáng ngày 17/3, trao đổi với phóng viên Dân Việt, ông Lê Bá Tri, Phó chủ tịch UBND xã Tam Sơn, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam cho biết: Khoảng 15 giờ chiều nay gia đình mới tổ chức mai táng hai cha con anh Huỳnh Xuân Chức (36 tuổi) và con trai Huỳnh Xuân Vụ (8 tuổi, trú thôn Đức Phú, xã Tam Sơn, huyện Núi Thành) chết đuối do bị lật ghe trên đường đi làm về tại hồ Phú Ninh.
Theo ông Tri, vào tối ngày 15/3, gia đình không thấy hai bố con anh Chức đi đánh lưới trên hồ Phú Ninh về nên tổ chức đi tìm và phát hiện chiếc ghe của hai cha con anh bị lật úp trôi dạt vào bờ, nghi chuyện chẳng lành nên gia đình cùng lực lượng chức năng xã Tam Sơn tổ chức tìm kiếm.
Đến khoảng 3 giờ sáng ngày 16/3 thi thể cha con anh Chức được tìm thấy nằm cách bờ hồ khoảng hơn 100m. Ông Tri nói thêm, vào tối ngày 15/3 tại địa phương có xảy ra gió lốc, có lẽ hai cha con anh Chức trên đường chèo ghe về thì gặp gió lốc nên làm lật ghe dẫn đến chết đuối.
Được biết, điều kiện kinh tế gia đình của anh Chức rất khó khăn. Anh và con trai mất đi để lại vợ và con nhỏ chưa đầy 2 tuổi.
Theo 24h
Đón Tết giữa trùng khơi Khi kim đồng hồ sắp đến 0 giờ đêm giao thừa, ngư dân nổ máy, quay mũi tàu về đất liền, mở đài nghe Chủ tịch nước chúc Tết. Nhiều tàu hẹn nhau neo cùng chỗ. Giờ khắc ấy thật thiêng liêng Tại cảng cá Sa Kỳ (huyện Bình Sơn - Quảng Ngãi), chị Nguyễn Thị Hạnh cho biết Tết này, chồng con...