Chuyện tình làng Hy Lạc Viên dưới chân đèo Hải Vân
Ngôi làng mang ý nghĩa hy vọng và niềm vui này từng là thủ phủ của căn bệnh phong vào những năm cuối thế kỷ 20. Ở chốn ngặt nghèo này, nhiều tình yêu sâu đậm đã nảy sinh, dìu dắt họ vượt qua cơn bạo bệnh.
Làng Hy Lạc Viên từng là tên của thôn Hòa Vân, phường Hòa Hiệp Bắc (quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng). Làng có vị thế rất đặc biệt, lưng dựa núi, mặt quay ra biển và hoàn toàn cách ly với cuộc sống sôi động phía bên kia vịnh Đà Nẵng. Để đến với làng chỉ có cách vượt biển hoặc đi bộ từ đèo Hải Vân xuống, cả hai cách đều hiểm trở.
Năm 1968, ông Gordon Smith, Hội trưởng Hội truyền giáo cơ đốc ra đây xây dựng một trung tâm điều trị cho bệnh nhân phong. “Ông đặt tên làng là Hy Lạc Viên với niềm tin cuộc sống sẽ trở lại với những người bệnh phong”, ông Nguyễn Văn Xứng, Trưởng ban công tác mặt trận thôn Hòa Vân cho biết. Làng khi đó có khoảng 40 bệnh nhân phong. Hiện có 53 bệnh nhân hưởng chế độ trợ cấp của nhà nước.
Để đến với làng phải vượt biển hoặc đi đường núi từ đèo Hải Vân xuống. Cả hai cách tiếp cận đều hiểm trở và gian nan. Ảnh: Hà Quảng.
Là một trong số ít những người bị bệnh phong đến làng vào những ngày đầu tiên, hai ông bà Phạm Bồng (83 tuổi) và Đoàn Thị Nhiên (79 tuổi) vẫn nhớ rất rõ thời điểm lập làng.
Ông Bồng quê ở Phú Lương (Hương Thủy, Thừa Thiên – Huế). Từ năm 1949 đến 1952, do hoạt động phong trào thanh niên chống Pháp, ông bị giam ở lao Thừa Phủ, tỉnh Thừa Thiên Huế. Ra tù ông biết mình bị bệnh phong. Dân làng hắt hủi, mọi người xa lánh, ông vào Bệnh viện Cẩm Hải (huyện Điện Bàn, Quảng Nam) điều trị.
“Khoảng năm 1968, nghe nói có khu điều trị dành cho bệnh nhân phong ở đây nên tôi tìm đường ra đây để được chữa bệnh. Lúc đó tôi chỉ có một thân một mình”, ông Bồng cho biết. Bà Nhiên ra làng để chữa bệnh cũng vào thời điểm trên.
Video đang HOT
Cùng là bệnh nhân, chung mặc cảm bị người đời ghẻ lạnh, không lâu sau ông bà đến với nhau, không đăng ký kết hôn, không tiệc cưới, cũng chẳng bánh kẹo vì thời điểm đó Hòa Vân hoang sơ lắm, lại không nằm trong danh sách và sự quản lý hành chính. “Tôi chăm ông những ngày ông ốm, và ông chăm tôi khi tôi đau. Thời đó thiếu thốn đủ thứ, chỉ có nương tựa vào nhau mới hy vọng vượt qua được căn bệnh hiểm nghèo này”, bà Nhiên nói.
30 năm nay, ông bà Đặng Thị Lai và Đặng Hương đã nương tựa vào nhau và sống hạnh phúc. Ảnh: Hà Quảng.
Ngôi làng đã 43 năm tuổi thì cũng chừng đó thời gian ông bà bên nhau. Giờ đây ở tuổi cổ lai hy, đôi vợ chồng già vẫn ngày ngày chăm đàn gà và cây cối quanh vườn. Họ vui vẻ, tíu tít như đôi vợ chồng son và chỉ nuối tiếc một điều bệnh tật đã không cho họ được hưởng niềm hạnh phúc có con.
Chung hoàn cảnh, ở tuổi “gần đất xa trời”, ông Đặng Hương và bà Đặng Thị Lai hơn 30 năm nay vẫn bên nhau, dìu dắt qua những ngày bệnh tật. Ông quê Quảng Nam, tham gia cướp chính quyền năm 1945 ở Tam Kỳ. Đến 1953, ông đi dân công và đau đớn phát hiện bị phong. Chạy chữa khắp nơi, từ Huế, Quy Nhơn nhưng không khỏi, sau giải phóng, ông ra làng phong rồi kết duyên cùng bà Lai.
“Chỉ những người cùng bị bệnh mới có thể hiểu, thông cảm và đến với nhau trọn tình trọn nghĩa được. Không may mắc phải phong, lại đơn độc nơi heo hút, thiếu thốn tính cảm gia đình, chăm sóc cho nhau được ngày nào biết ngày đó, chứ có ai nghĩ là tụi tui sống được đến bây giờ”, bà Lai nói.
Thế hệ thứ hai và ba sinh ra, lập nghiệp tại làng Hòa Vân. Ảnh: Hà Quảng.
Tại Hòa Vân còn rất nhiều những đôi vợ chồng như thế, họ sống vui vẻ với nhau cho đến bây giờ. Anh Trần Hữu Đức, Trưởng thôn cho biết, có 40 hộ gia đình là những người bệnh phong lấy nhau. Lửa tình yêu từ thế hệ trước được truyền cho thế hệ sau, để những năm 1990, liên tiếp nhiều đám cưới của con bệnh nhân phong được tổ chức.
Khác với cha mẹ mãi khép mình ở Hòa Vân, con em của những bệnh nhân phong đã mạnh dạn giao lưu với bên ngoài. Như cặp vợ chồng anh Nguyễn Minh Hài, chị Hồ Thị Thúy Loan, họ kết hôn cách đây 10 năm và giờ 3 đứa con đều đang theo học ở trung tâm thành phố Đà Nẵng.
Với những mối tình keo sơn của bệnh nhân phong, và nhất là tiếng cười nói của những thế hệ thứ hai, thứ ba, ngôi làng Hy Lạc Viên xưa giờ đã trở nên ấm cúng như đúng tên gọi của nó. Bệnh phong đã được chữa trị, sự nghi kỵ của người đời dần được xóa bỏ. Thấy làng Hòa Vân phong cảnh đẹp, thiên nhiên trong lành, ngày càng nhiều người dân từ đất liền ra làng lập nghiệp. Đến nay, toàn thôn có 134 hộ với 325 khẩu.
UBND thành phố Đà Nẵng đã có chủ trương chuyển các hộ dân ở thôn Hòa Vân vào đất liền. Các hộ sẽ được bố trí ở tại khu dân cư Hòa Hiệp (hay còn gọi Kho Lào, thuộc quận Liên Chiểu), một số hộ gia đình không có người bệnh phong, hoặc các hộ thuộc thế hệ sau không bị di chứng sẽ được bố trí ở xen kẽ trong các khu dân cư khác, riêng bệnh nhân phong sẽ được ở tại Khu điều dưỡng dành cho bệnh nhân phong.
Thành phố Đà Nẵng cũng đang kêu gọi dự án đầu tư vào thông Hòa Vân, với diện tích 1.565 ha. Dự án đầu tư thuộc lĩnh vực du lịch, có nhiều dịch vụ cao cấp, tiêu chuẩn quốc tế.
Theo VNExpress
Thành phố tuyệt đẹp bên sông, bên biển
Nói đến Đà Nẵng là du khách có thể hình dung ngay rằng đó là một thành phố tuyệt đẹp bên sông Hàn, bên bờ biển Đông với những nét quyến rũ chưa từng có ở các đô thị biển khác...
Thiên nhiên ưu đãi cho Đà Nẵng nằm giữa vùng kế cận ba di sản văn hoá thế giới: Cố đô Huế, phố cổ Hội An và thánh địa Mỹ Sơn, chính vị trí này đã làm nổi rõ vai trò của thành phố Đà nẵng trong khu vực, đó là nơi đón tiếp, phục vụ, trung chuyển khách. Không chỉ là tâm điểm của 03 di sản thế giới, thành phố Đà Nẵng còn có nhiều danh thắng tuyệt đẹp đến nỗi du khách khó có thể nào quên được sau khi đã đến thăm thành phố này.
Đà Nẵng có đèo Hải Vân cheo leo, hiểm trở, được mệnh danh là "Thiên hạ đệ nhất hùng quan". Có bán đảo Sơn Trà là điểm hẹn lý tưởng cho du khách. Dưới chân Sơn Trà có Suối Đá, Bãi Bụt, Bãi Rạng, Bãi Bắc, Bãi Nồm... cho du khách cảm giác thú vị khi chìm đắm trong vẻ huy hoàng bình minh và sự lặng lẽ hoàng hôn của một vùng sơn thuỷ hữu tình. Có khu du lịch sinh thái Bà Nà - Suối Mơ được nhiều người ví là Đà Lạt, Sapa của miền Trung. Có Ngũ Hành Sơn huyền thoại là "Nam Thiên danh thắng".
Nói đến Đà Nẵng không thể không nhắc đến dòng sông Hàn thơ mộng và cầu Sông Hàn - cây cầu quay đầu tiên ở Việt Nam - niềm tự hào của người dân thành phố. Cầu Sông Hàn là biểu tượng cho sức sống mới, là khát vọng đi lên của thành phố được xây dựng bằng sự đóng góp của mọi người dân.
Dường như mọi vẻ đẹp nên thơ của đòng sông Hàn chỉ được bộc lộ một cách hoàn mỹ nhất trong không gian cầu Sông Hàn lộng gió và mát rượi. Cầu Sông Hàn không chỉ tạo thêm thuận lợi cho giao thông vận tải, du lịch, khơi dậy tiềm năng kinh tế của một vùng đất rộng lớn ở phía đông thành phố mà còn là một dấu ấn văn hoá của người Đà Nẵng hôm nay gửi lại muôn đời con cháu mai sau.
Biển cũng là nguồn cảm hứng du lịch vô tận mà Đà Nẵng có được. Ngoài những bãi tắm sạch, đẹp trải dài thì cảng Đà Nẵng là một trong những cảng ăn khách nhất hiện nay ở Việt Nam.
Đà Nẵng thành phố bên sông Hàn, thành phố biển xinh đẹp thơ mộng và lòng mến khách của người dân thành phố đã làm cho nơi đây trở thành điểm đến thường xuyên của du khách trong nước và quốc tế.
Theo Bưu Điện Việt Nam
Mercedes GLK khoe khả năng vượt địa hình Trên những cung đường dốc đá hiểm trở của đèo Hải Vân và khu vực miền núi phía Bắc, GLK 4MATIC của Mercedes-Benz thỏa sức thể hiện khả năng vượt địa hình ưu việt của mình. Mercedes-Benz Việt Nam và đại lý ủy quyền Andu Autohaus đã rất chuẩn xác khi lựa chọn đèo Hải Vân và vùng núi Na Hang (Tuyên Quang)...