Chuyện tình éo le
Tôi đã phải bán thân mình để kiếm sống… (Ảnh minh họa)
Tôi thôi làm “gái”, giấu kín thân phận và chung sống với Phong, một chàng đẹp trai, giàu có. Khi anh quỳ xuống cầu hôn, tôi cứ tưởng đời mình đã sang trang…
Trước kia, tôi là gái giang hồ, phải bán thân mình để kiếm sống. Tôi đã làm những việc mà có lẽ cả đời này tôi sẽ không bao giờ tha thứ cho chính mình. Ông trời cũng khéo trêu ngươi. Một năm trước, tôi quen Phong…
Hôm đó là sinh nhật một người bạn, chúng tôi đi đến quán bar để ăn mừng. Lúc đầu rất vui, uống nhiều, sau đó cũng say dần. Những đau khổ tôi đã cất giấu tận đáy lòng đã bị men rượu làm bốc lên. Tất cả chúng tôi đã khóc, khóc cho quá khứ lương thiện, vì cuộc sống mà phải bán thân… Bước chân tuy không vững nhưng tôi cũng lê đến được nhà vệ sinh, vừa mới bước vào cửa đã bị trượt chân, ngã cái oạch xuống đất. “Này cô, cô không sao chứ?”, một bàn tay to khỏe ấm áp đưa ra đỡ lấy tôi. “Liên quan gì đến anh”, tôi đẩy mạnh anh ta sang một bên. Thật bất ngờ, anh ta không chút ái ngại mà còn nói: “Vì nhân dân phục vụ mà!”.
Tôi ngẩng lên nhìn, một anh chàng cao lớn, đẹp trai, phong độ đang cười với mình, mặt tuy nghiêm túc nhưng vẫn không giấu được vẻ thân thiện. Lúc đó trái tim tôi bỗng run lên, cảm giác thật khó tả, giống như sự rung động của cô bé trung học gặp được hoàng tử trong mộng. Anh đỡ tôi dậy. Một chút bối rối, tôi lí nhí: “Xin lỗi, tôi uống hơi nhiều”. Anh chỉ cười: “Không có gì, khi say, tôi còn chửi bới nữa cơ”, khiến tôi không nhịn được cười. Lâu lắm rồi, cảm giác bối rối ngại ngùng mới lại có trong tôi. Trước khi ra về, tôi và anh lưu số điện thoại của nhau.
Sáng hôm sau tỉnh dậy, đầu óc vẫn còn hơi mơ hồ, giống như đã nằm mơ, tôi nhớ lại chuyện tối qua. Bỗng chuông điện thoại reo cùng dòng tin nhắn: “Chào người đẹp say xỉn, còn nhớ chuyện tối qua chứ?”. Hóa ra mọi chuyện không phải là mơ, tôi liền nhắn tin xin lỗi: “Tôi mời anh đi ăn nhé, anh chọn địa điểm, ok?”. Cứ như thế, tôi và anh thân thiết với nhau hơn, trái tim lạnh giá của tôi cũng dần dần ấm lại.
Ở bên cạnh anh, tôi cảm thấy rất hạnh phúc, anh có thể làm cho tôi quên đi sự đau khổ cùng cảm giác lo lắng, nó giống như ánh nắng mùa xuân ấm áp vậy. Sau ba tháng quen nhau, tôi và anh đã quyết định sống chung. Phong có một căn nhà ba tầng giữa trung tâm thành phố, nó đã trở thành tổ ấm ngập tràn tình yêu hạnh phúc của chúng tôi.
Dĩ nhiên tôi bỏ nghề, nhưng không đủ dũng cảm để nói với anh về quá khứ của mình vì sợ mất anh. Từ khi sống chung, cả tâm hồn và thể xác của tôi đã thuộc về anh, cuộc sống của tôi cũng phụ thuộc vào anh hoàn toàn. Sáng sớm, tôi dậy chuẩn bị đồ ăn sáng cho anh, hôn tạm biệt trước khi anh đi làm, cả ngày ở nhà đọc báo, tập làm những món ăn ngon nhất. Trong đầu tôi lúc nào cũng thường trực suy nghĩ là làm thế nào cho Phong hạnh phúc nhất và vui vẻ nhất.
Tôi không đủ dũng cảm để nói với anh về quá khứ của mình vì sợ mất anh… (Ảnh minh họa)
Phong cũng luôn hết mình với tôi, luôn tạo ra những bất ngờ và lãng mạn. Một tối nọ, tôi đòi ăn gà rán tại một cửa hàng ngoại thành, thật ra chỉ nói thế thôi, không ngờ anh đã lái xe hơn hai tiếng đồng hồ để mua về loại gà mà tôi thích. Tôi dần dần tăng cân, và suốt ngày kêu ca về chuyện đó, không dám ăn gì nhiều. Anh thương tôi lắm, anh hỏi thăm nhiều nơi rồi mua về trà Long Hà Sơn để tôi uống. Khi giảm được cân rồi, tôi lại lo lắng mấy nếp nhăn trên khuôn mặt, Phong liền mua cho tôi những mỹ phẩm đắt tiền để trị chúng. Tôi cảm thấy mình là người hạnh phúc nhất thế giới. Ông trời đã cho tôi cơ hội làm lại, tôi nhất định sẽ không để nó tuột mất, sẽ không bao giờ làm gì có lỗi với anh nữa.
Video đang HOT
Sau một năm chung sống hạnh phúc, một hôm Phong gọi điện từ cơ quan bảo tối sẽ đi ăn nhà hàng. Anh đưa tôi đến một nhà hàng rất sang trọng, ánh nến lung linh tạo nên một không khí thật ấm cúng, lãng mạn. Được một lát, người phục vụ mang đến một giỏ trái cây, anh cố ý bảo lấy dưa hấu vì nó tốt cho da. Anh cắt cho tôi một miếng, tôi đưa lên miệng, hình như trong dưa hấu có vật gì cứng cứng, tôi nhìn lại xem: một chiếc nhẫn kim cương lấp lánh. Phong vờ ngây thơ: “Ôi sao trong dưa lại có nhẫn kim cương nhỉ, hay đây là giống mới?”. Rồi anh cầm lấy chiếc nhẫn, quỳ xuống bên tôi: “Tình yêu của anh, lấy anh nhé!”.
Ngày hôm sau, chúng tôi về gặp gỡ gia đình anh. Trên đường đi, tôi vừa vui sướng vừa lo lắng. Phong cười an ủi: “Bố mẹ rất hiền và thoải mái, nhất định sẽ rất thích em”. Tôi an tâm hơn một chút. Nửa giờ sau, chúng tôi đã đến trước cửa một biệt thự, tôi và anh xuống xe rồi nhấn chuông cửa. Từ cửa vào nhà, anh từ từ giới thiệu mọi người với tôi: “Đây là dì Ba, đây là chú Tư…” làm tôi chóng cả mặt. Tôi cúi đầu lễ phép chào mọi người.
“Đây là bố mẹ anh”, cuối cùng anh dẫn tôi đến trước mặt bố mẹ. Tôi vừa ngẩng đầu định chào hai bác thì… Sao người đàn ông trước mặt trông quen đến thế? Nhìn kĩ lại… trời ơi, tôi gần như chết ngất, đây chẳng phải là ông Lâm, khách quen của tôi hay sao? Chắc chắn ông Lâm đã nhận ra tôi, mắt ông ấy hiện lên chút hoang mang cùng phẫn nộ. Tôi không dám nhìn nữa, liền cúi đầu xuống, chỉ muốn thoát chạy khỏi đó ngay lập tức. Cuộc gặp mặt cuối cũng cũng kết thúc. Từ nhà anh đi ra, tôi như người mất hồn, không thể kiềm chế được sự hoảng loạn trong lòng.
Từ đó, tôi chuyển đi không ở cùng Phong vì không còn mặt mũi nào gặp anh nữa. Phong gọi tôi không nghe, nhắn tin tôi cũng không trả lời. Có thể bố anh không nói cho anh, nhưng mọi chuyện đã như thế này rồi, tôi không thể bước chân vào gia đình anh nữa. Ông trời cho tôi cơ hội rồi lại nhanh chóng lấy nó đi.
Một tháng đã qua, tôi thay số điện thoại, sống một cuộc sống không tên không họ. Tôi cảm thấy đời mình đã hết hy vọng, bởi quá khứ không thể nào mất đi.
Theo Đất Việt
Thâm nhập một điểm giữ trẻ chui
Đã nghe rất nhiều về các cơ sở giữ trẻ chui, nhưng khi được thấy tận mắt chúng tôi lại càng xót xa hơn cho thân phận những em bé và thêm thương cảm cuộc đời của bố mẹ chúng, những người công nhân ngụ cư.
Khoảng 20h ngày 25/11, sau khi lân la hỏi han, thăm dò, chúng tôi quyết định trong vai nữ công nhân đi tìm chỗ gửi con để đột nhập vào một vài hộ trông trẻ gần khu chế xuất Tân Thuận, quận 7, TP.HCM.
Tan ca tối, hối hả về đón con
Con đường Huỳnh Tấn Phát bị triều cường dâng cao, ngập lênh láng. Như bao người công nhân khác hối hả giờ tan ca, chiếc xe máy của tôi "bảy nổi ba chìm" trong...nước cống. Một nữ công nhân thiếu kiên nhẫn vì sợ trễ giờ đón con (trên xe máy có gắn ghế ngồi cho con nít), rồ ga chạy nhanh làm nước sình bắn tung tóe.
Tôi bám theo xe chị, chạy vào hẻm số 502 đối diện siêu thị điện máy Thiên Hòa. Chạy được một quãng, người phụ nữ ấy rẽ vào một con ngách tối om, không đèn đóm. Chị dừng lại, đập cửa căn nhà có cổng rào kín mít.
Một người đàn bà trung niên bồng đứa bé chừng 3 tuổi chạy ra, hai mẹ con nữ công nhân ôm nhau chóng vánh rồi như vội vã công chuyện, chị hấp tấp đặt con lên xe, rồ ga chạy.
Nơi mà 10 em bé được trông giữ chỉ rộng chưa đầy 15 mét vuông
Tôi quay trở ra đầu hẻm, hỏi thăm bà bán hàng tạp hóa chỗ gửi trẻ.
Người đàn bà dáng đậm đà nhiệt tình, hồ hởi: "Công nhân gửi con để tăng ca hả? Chỗ gửi thì thiếu gì, tuy nhiên giá cả quyết định chất lượng đấy nhé".
Nói rồi người phụ nữ quay sang hỏi luôn chị bán chuối chiên bên cạnh: "Sao Thúy, mày có nhận không? Nhận một đứa về mà trông cũng...được!".
Nhìn tôi mắt tròn mắt dẹt, người phụ nữ cười ha hả: "Thôi, để cô chỉ cho mày nhà bà Hường, cái nhà có cổng xanh xanh trong ngách kia kìa. Nếu bà ấy không nhận thì mày đem ra đây, cô trông giúp cho. Cô tên là Liễu, nhớ nhé!".
Tôi đến trước chiếc cửa màu xanh theo chỉ dẫn của bà Liễu gọi cửa thì một người phụ nữ gầy gò, cỡ ngoài 40 tuổi đánh tiếng, chạy ra, hất hàm: "Có gì không?".
Sau khi tôi nói chị Liễu giới thiệu vào gửi trẻ thì các nếp nhăn trên mặt người phụ nữ ấy giãn ra, thay vào đó là một nụ cười thân thiện: "Thế hả, vào đi rồi nói chuyện".
15m nuôi 10 đứa trẻ
Vào được chỗ giữ trẻ của gia đình bà Hường vô cùng khó khăn, phải để xe ở ngoài vì lối đi chỉ rộng chừng hơn nửa mét.
Căn nhà áng chừng chưa được tới 15 mét vuông, khắp nơi giăng đầy quần áo. Bày giữa nhà là một cái võng, một cái xe tập đi của em bé. Mấy chiếc bình sữa của bé được treo trên tường nứt nẻ, nổi mốc đen.
Nhà vệ sinh xuống cấp được bố trí luôn trong khoảng không gian rộng chưa tới 15 mét vuông ấy, chỉ ngăn cách với nơi giữ trẻ bằng một chiếc cửa nhựa kéo nửa kín, nửa hở. Thành viên trong nhà bà Hường cả thảy gồm 5 người. Tất cả sinh sống ở đây thôi đã thấy...tức thở, huống hồ còn nhận nuôi thêm trẻ con.
Như để quảng cáo sự bề thế cho "trường mầm non" của mình, bà Hường thao thao bất tuyệt: "Vì em được người quen giới thiệu nên chị mới tiếp đấy nhé, chỗ của chị đông lắm, mà phải... nhìn mặt mới nhận. Cơ sở của chị uy tín nên người ta gửi đông. Chị nhận trông đến hơn 10 đứa cơ đấy".
Nghe đến đây, tôi cố lắp bắp hỏi: "Mà con em còn bé lắm, mới hơn 10 tháng, em lại hay về trễ, chị nhận được không?".
Đây là nơi để bình và sữa gia đình gửi cho các bé
Người đàn bà cười khà khà: "Em gửi con lần đầu hả, hèn chi! Con thế mà bé à, bé...gì, ở đây chị trông có đứa mới 3 tháng. Đứa nào thích nằm võng chị cho nằm võng, chán võng thì xuống đất nằm chiếu. Gửi trễ cũng chẳng sao, sau "giờ hành chính" chị tính thêm tiền, 11 đêm giờ đón cũng được".
Tôi tiếp lời: "Đông thế chúng nó đánh nhau làm sao hả chị?" thì chồng bà Hường cười khanh khách trả lời: "Đánh thế nào được, đánh để chết à? Tôi nói cho cô biết nhé, nhà tôi không gắn biển hiệu nhận giữ trẻ mà đã đông đến thế, vậy là đủ hiểu chất lượng ở đây ra sao rồi đấy!!".
Tôi làm bộ bằng lòng, bàn tiếp sang chuyện giá cả. Bà Hường đề nghị một tháng học phí là 650.000 đồng, tiền ăn một ngày 20.000 đồng, sữa tự túc. Nếu sau 17h30 chưa đón con thì một tiếng tính 5.000 đồng. Giá trên chưa có phí cho ngày chủ nhật. Chủ nhật công nhân đem con đến gửi sẽ tính như phí tăng ca, tương đương 5.000 đồng/tiếng.
Tôi cúi gằm mặt than thở: "Ôi cô ơi, cô tính phí ngoài giờ thế thì chết con, con làm công nhân lương cứng có một triệu hơn, khi nào tăng ca thì may ra được 3 hoặc 4 triệu. Tiền gửi con cao thế thì con xoay xở làm sao?".
Nắn gân thấy "gà" này "không béo", bà Hường cười, làm bộ thông cảm: "Ờ, nói thì nói thế thôi, chứ cô thương người lắm, con khó khăn cô chỉ tính tiền tiếng đầu, còn mấy tiếng sau cô khuyến mại".
Tôi lủi thủi ra về, hẹn chiều thứ 7 sẽ mang con đến.
Vừa dắt xe ra khỏi cổng, một chị vẫy tôi lại ra chiều thấu hiểu: "Gái ơi, chị bảo, em đừng gửi con ở đó. Rẻ hơn chỗ khác thật mà bà ý xếp lớp em bé như cá mòi, tội lắm! Con em ăn thì ăn, không ăn thì đói luôn, đông thế sao bà ý trông hết được. Trẻ gửi trong đấy đứa nào về cũng bị muỗi đốt tùm lum sưng cả mặt. Em đem bé vào trường mầm non tư thục bên hẻm trên mà gửi, người ta cũng nhận trông buổi tối đấy".
Sau khi ghé vào trường mầm non người phụ nữ mách, tôi thấy điều kiện vật chất tuy có tốt hơn thật nhưng giá thành cũng "tốt" tới tận 1,5 triệu/tháng, tiền phụ phí ngoài giờ cũng cao gấp 3, một tiếng hết 15.000 đồng.
Tôi quay về bỗng cảm thấy nghẹn ngào, thương cảm cho người công nhân và con cái của họ. Bởi nếu là họ, vì cuộc sống mưu sinh tôi cũng đành cắn răng mà đem con đến gửi ở những khu nhà ổ chuột như của bà Hường mà thôi!
Theo Vietnamnet
Ngắm "gái giang hồ" Lê Kiều Như Vào vai một tay anh chị, giang hồ, dùng mọi thủ đoạn để đánh đập hành hạ kẻ thù. Với mái tóc tém "ngầu", Lê Kiều Như đã gây shock với hình ảnh này. Suốt thời gian qua, cái tên Lê Kiều Như luôn thu hút được sự quan tâm chú ý của nhiều người bởi những vai diễn "tiếng tăm" của cô....