Chuyện tình đẹp như mơ phải tan vỡ vì nhà gái thách cưới “quá cao”
Có những chuyện tình đẹp như mơ lại tan vỡ trong nước mắt ngay trước thềm ngày cưới chỉ vì tục thách cưới.
Tục thách cưới vẫn còn tồn tại ở nhiều vùng quê Việt (ảnh minh họa)
Tiền dẫn cưới hay còn gọi là tiền thách cưới được xem như món quà, lời cảm ơn nhà trai dành cho nhà gái. Thường thì số tiền này tuỳ thuộc vào điều kiện kinh tế và tấm lòng thành của nhà trai nhưng ở một số vùng miền, số tiền đó lại do nhà gái quy định.
Cũng bởi sự khác biệt đó mà không ít tình huống éo le xảy ra trong ngày hai bên gia đình gặp gỡ, bàn bạc về chuyện cưới xin. Cũng có không ít cuộc tình đẹp như mơ tan vỡ trong nước mắt ngay trước thềm ngày cưới chỉ vì tục thách cưới.
Lấy chồng 5 năm vẫn mang tiếng “cô dâu tiền triệu”
Hễ đọc được câu chuyện nào về tục thách cưới trên mạng xã hội, Hương Liên (Lạng Sơn) lại nghĩ đến mình. 5 năm trước, cô cũng từng là nhân vật chính trong câu chuyện thách cưới đầy éo le như thế.
Quê chồng cô ở Thái Bình, thách cưới đối họ là một hủ tục lạc hậu đã được xoá bỏ từ lâu. Bản thân cô cũng không biết quê mình có tục lệ thách cưới cao như thế nên không hề bàn bạc trước với chồng về khoản này.
Ngày hai bên gia đình gặp mặt nói chuyện cưới xin, cô và gia đình chồng mới ngã ngửa khi nhà gái “hét giá”, số tiền dẫn cưới là 30 triệu đồng, kèm theo đó là lễ chín xôi gà, đầu lợn cùng lễ chay chè bánh, hoa quả…
Video đang HOT
Nhiều cặp đôi tan vỡ chỉ vì chuyện thách cưới (ảnh minh hoạ)
Nhà chồng Liên sững sờ rồi thắc mắc về khoản tiền dẫn cưới. Bố mẹ cô giải thích, đó là tục lệ của làng, không thể thay đổi. Nhà trai chỉ đáp: “Quê tôi không có tục lệ này. Chúng tôi xin phép lo liệu vài ngày rồi trả lời bên nhà”. Và thế là chưa chốt được ngày cưới, chưa bàn bạc xong nghi thức cưới xin, nhà trai đã dứt khoát ra về.
Chồng Liên sau đó nói rằng, bố mẹ anh không đồng ý với mức thách cưới “trên trời” như thế. Ở quê họ, sính lễ trong ngày ăn hỏi chỉ gồm trầu cau, chè tươi, hoa quả, thậm chí còn không cần đến lễ chín. Trai làng anh lấy vợ thường không tốn một xu, gia đình anh không thể tốn đến vài ba chục triệu mới rước được dâu về nhà.
“Nhà trai ra về, bố mẹ tôi thất vọng ra mặt. Họ bảo rằng, nhà hàng xóm vừa gả con gái hôm kia, nhà trai đem đến những 50 triệu đồng, nhà gái không nhận hết còn đem trả bớt . Nhà mình không thể cho không con gái được, cái tiếng để đời. Tôi hiểu nỗi lòng bố mẹ nhưng nhà trai cũng có lý của họ. Về sau, vợ chồng tôi phải lấy vốn riêng ra, góp vào đưa cho bố mẹ anh lo liệu thì đám cưới mới êm xuôi. Số tiền 30 triệu đồng đó, rồi bố mẹ lại đem ra mua vàng cưới làm của hồi môn cho tôi chứ cũng chẳng giữ lại”, Liên kể.
Dẫu vậy, cô vẫn mang tiếng là “cô dâu tiền triệu” suốt 5 năm ròng. Câu chuyện thách cưới của cô lan truyền khắp quê chồng, ai đến cũng thắc mắc về khoản tiền 30 triệu đồng dẫn cưới.
“Họ còn nói thế là “gả con hay bán con?” rồi chỉ trích thậm tệ tục thách cưới, nào là bố mẹ tham tiền, bố mẹ không nghĩ cho con, lạc hậu, cổ hủ… Nói thật, tôi nghe đến chán tai rồi. 5 năm trời, giờ tôi đã có con, xây nhà dựng cửa nhưng cái tiếng “cô dâu tiền triệu” vẫn còn đó”, Liên ngậm ngùi.
Hương Liên vẫn là cô gái may mắn khi chuyện thách cưới không phá hỏng hạnh phúc cả đời. Cô dâu trong câu chuyện của Thuỳ Linh (Vĩnh Phúc) bất hạnh hơn, mối tình 7 năm tan vỡ trong phút chốc chỉ vì tiền thách cưới.
Linh kể, chị họ cô yêu một chàng trai ở Hải Dương suốt 7 năm trời. Nhà gái rất giàu có nhưng vẫn thách cưới 50 triệu. Trong buổi chơi nhà, nhà trai tỏ thái độ ra mặt, từ sửng sốt đến mỉa mai. Rồi họ bắt đầu kì kèo, đòi hạ giá, chỉ ra đủ các lý do không nên thách cưới cao như vậy.
Nhà gái kiên nhẫn lắng nghe nhưng chỉ chốt lại một câu: “Lo được thì cưới, không lo được thì huỷ”. Nhà trai đáp trả: “Hạ giá thì cưới, giữ giá thì huỷ” rồi đùng đùng bỏ về.
“Hai gia đình sau đó còn lời qua tiếng lại nhiều. Bố của chị họ mình ức quá, đến tận nhà trai đề nghị huỷ hôn. Chồng sắp cưới của chị nghe lời bố mẹ, không chịu cùng chị ngồi lại bàn bạc, tìm cách giải quyết. Mối tình 7 năm thế là tan nát. Sau này chị lấy người khác, gia đình họ đem đến nguyên lễ tiền đen đã là 100 triệu, kèm theo 9 tráp lễ, 100 quả cau, 100 lá trầu theo phong tục. Ngày cưới, bố mẹ chị tuyên bố, cho con gái và con rể toàn bộ số tiền thách cưới cùng một căn nhà.
Chị tâm sự với mình, trong chuyện cũ, đến giờ chị vẫn không biết ai sai, ai đúng, chỉ biết rằng, ở thời điểm quan trọng nhất, anh chị không cùng nhìn về một hướng nên mất nhau. Chị cũng không oán trách bố mẹ. Ngày ấy, chị khổ lắm, mình còn tưởng chị không vượt qua nổi cú sốc này”, Linh kể lại.
“Bỏ tiền mua mâm thì đâm cho thủng”
Không ít gia đình bất đắc dĩ chấp nhận lời thách cưới của nhà gái vì hạnh phúc của con trai nhưng lại coi đó là cái cớ để mỉa mai và dằn vặt con dâu.
Sau 2 năm lấy chồng, Thảo vẫn bị dằn vặt vì chuyện thách cưới (ảnh minh hoạ)
Bố mẹ đẻ thách cưới 31 triệu đồng, bao gồm 25 triệu tiền dẫn cưới và 6 triệu liền lễ cho bên nội, bên ngoại, Thanh Thảo (28 tuổi) luôn cảm thấy mình như được nhà chồng “mua về”. 2 năm về nhà chồng cũng là 2 năm cô chịu đủ tủi nhục vì cái danh “cô dâu vàng”.
Thảo biết cuộc đời mình sẽ lắm sóng gió kể từ khi bố mẹ chồng bước ra khỏi nhà gái với thái độ bực tức trong ngày bàn bạc chuyện cưới xin. Kể từ đó tới giờ, mẹ chồng luôn đối xử với con dâu theo kiểu “bỏ tiền mua mâm thì đâm cho thủng”.
Ngày đầu tiên về nhà chồng, Thảo đã bị mẹ chồng mỉa mai: “ Trai làng này chỉ mất vài quả cau đã lấy được vợ. Còn con trai tôi kén cá chọn canh mãi cuối cùng kén đúng “cô dâu 31 triệu”. Nhưng thôi, mất tiền thì nó phải khác, chẳng đi đâu mà thiệt”.
Cô bị mẹ chồng soi xét từng thứ một, đặc biệt là nữ công gia chánh. Bố mẹ nuôi nấng, chiều chuộng bao năm, 26 tuổi bước chân đi lấy chồng, cô không tránh được những lúc vụng về trong chuyện bếp núc. Mỗi lần như vậy, cô đều nghe mẹ chồng hằn học: “Tưởng thế nào”.
Những lúc có người đến nhà mời đám cưới, mẹ chồng cô đều cố tình hỏi chuyện “mua dâu”. Hễ họ trả lời chỉ mất dăm ba quả cau, lá trầu thì y như rằng, mẹ chồng cô sẽ tường thuật lại chuyện nhà mình bị thách cưới. Thậm chí, có lúc hai vợ chồng xích mích, bà nói thẳng vào mặt cô: “Nhà này bỏ ra một đống tiền rước cô về không phải để cô muốn làm gì thì làm, muốn nói sao thì nói”.
“Mình thấy tủi thân, nhục nhã. Gọi điện về cho mẹ thì mẹ bảo: “Thôi gả bán cho người ta rồi thì cố đi con”. Vì vài chục triệu tiền thách cưới mà sống trong đau khổ, dằn vặt, mình thực sự muốn hỏi bố mẹ rằng, nếu biết con gái sống khổ như bây giờ, liệu khi xưa họ có thách cưới?”, Thảo chua xót.
Đang tổ chức đám cưới thì phát hiện bị rơi nhẫn, tôi ghé tai nói với chồng, không ngờ anh tuyên bố một điều làm tôi tái mét mặt
Thấy tôi và chồng mãi không lên xe hoa, mẹ chồng cũng bước ra hỏi chuyện và hết sức bất ngờ trước phản ứng thái quá của chồng tôi.
Vợ chồng tôi kết hôn được gần một tuần rồi, đáng lẽ thời điểm này là thời điểm hạnh phúc nhất của chúng tôi. Vậy mà vì một sự cố nhỏ, chồng tôi lại làm to chuyện lên rồi giận dỗi đến tận bây giờ.
Chồng tôi vốn là người để ý tiểu tiết. Trước khi kết hôn, anh đã hỏi khéo tôi về vốn liếng được mang về nhà chồng. Tính tôi vốn thật thà nên nói bố mẹ chỉ có 3 chỉ vàng, anh trai tôi thêm hai chỉ nữa là nửa cây.
Lúc đó chồng tôi không ưng ra mặt. Anh bảo có lẽ bây giờ vàng đang đắt nên nhà tôi tiếc tiền, không muốn cho con gái. Hơn nữa bố mẹ cho con ít như vậy cũng bôi bác quá. chỉ tính sơ sơ, nhà anh đã tặng hai vợ chồng hơn một cây vàng rồi.
Thú thật khi ấy tôi đã có chút chạnh lòng, không nghĩ là chồng mình để ý và hẹp hòi đến vậy. Cho tới hôm chính thức tổ chức đám cưới, khi sang nhà gái, chị chồng cũng đại diện nhà trai lên trao quà cho tôi trước. Vì không hỏi kích cỡ trước nên chiếc nhẫn khá rộng so với tay tôi.
Cứ nghĩ anh sẽ động viên mình, nào ngờ chồng tôi quắc mắt: "Quay lại tìm đi, nếu không tìm ra thì đừng về nhà anh nữa". (Ảnh minh họa)
Khi tổ chức bên nhà gái xong, tôi có ra chụp ảnh với vài người bạn. Chụp ảnh xong tôi mới phát hiện chiếc nhẫn vàng chị chồng trao cho mình bị rơi mất. Ngay lúc ấy, tôi đã nói với chồng, cứ nghĩ anh sẽ động viên mình, nào ngờ chồng tôi quắc mắt: "Quay lại tìm đi, nếu không tìm ra thì đừng về nhà chồng nữa".
Tôi thật sự bất ngờ, không nghĩ chồng mình lại thốt ra những lời như vậy. Thấy vợ chồng tôi mãi không chịu lên xe hoa, mẹ chồng bước ra hỏi. Biết chuyện, bà động viên chúng tôi về nhà trai tổ chức, sau đó sẽ nhờ bên nhà gái tìm giúp chúng tôi. Và thế là suốt quãng đường về cho tới khi tổ chức ở nhà trai, mặt chồng tôi nặng như đưa đám.
Đám cưới đông người ra vào, tôi lại không nhớ chính xác nơi đánh rơi nhẫn nên không thể tìm được. Nghe mẹ vợ gọi điện nói như vậy, chồng tôi thất vọng ra mặt. Anh còn khoanh vùng những người có thể nhặt được và đoán già đoán non xem ai đã nhặt được chiếc nhẫn ấy.
Tôi biết giá trị của chiếc nhẫn không hề nhỏ, nhưng đâu đến mức phải nặng nề với nhau cả tuần trời, trong khi chuyện cũng đã rồi. Cả tuần trôi qua, chồng tôi vẫn luôn chì chiết vợ vì sự cố bất cẩn ấy. Theo mọi người tôi có nên bỏ tiền ra mua một chiếc nhẫn khác để mua sự bình yên cho mình không?
Món quà cưới của nhà gái "vừa nghèo, vừa quê" khiến cả nhà trai "cứng họng" Nhìn món quà cưới của nhà gái, bố mẹ rồi họ hàng nhà tôi "tím mặt", không ai dám nói thêm điều gì nữa. Bản thân tôi thì ngượng và thấy có lỗi trước cách hành xử ra vẻ có tiền của gia đình mình. Cuối cùng thì đám cưới của chúng tôi cũng diễn ra xong xuôi nhưng dư âm của nó...