Chuyện tình đại gia Bình Thuận và người đẹp bậc nhất Hồng Kông
Sau nhiều năm buồn bã khi người vợ đầu sang Pháp và có gia đình với người khác, trong một chuyến công tác tại Hồng Kông, Hứa Vân tình cờ gặp một người con gái trẻ mang tên một loài hoa rất đẹp, Lilas.
Bang trưởng uy tín
Đối với cộng đồng người Hoa, ngoài công việc buôn bán làm ăn, lo đời sống kinh tế hàng ngày, để duy trì đời sống tín ngưỡng, họ đã lập các hội quán của từng bang.
Người Hoa ở Phan Thiết có 4 bang hội lớn là: Quảng Triều, Phúc Kiến, Triều Châu và Hải Nam.
Ông Hứa Vân – người đứng hàng đầu, thứ 3 từ trái qua.
Mỗi bang có một người đứng đầu, rồi sau đó cả cộng đồng chọn bầu một người đứng đầu tứ bang gọi là lý sự trưởng để đại diện cho cộng đồng.
Giai đoạn từ 1954 – 1975, ông Hứa Bộ Vân được tín nhiệm bầu làm Lý sự trưởng đứng đầu cộng đồng người Hoa tại Bình Thuận.
Thực hiện trọng trách của mình, về kinh tế ông giúp đỡ nhiều người làm ăn, phát triển kinh doanh, hỗ trợ vốn không lấy lãi cho người nghèo.
Trong cộng đồng người Hoa trước 1975, hiệu buôn hay cá nhân nào muốn vay vốn từ ngân hàng Việt Nam Thương Tín đều phải có chữ ký bảo lãnh của ông Hứa Vân thì ngân hàng mới cho vay.
Về giáo dục, ông cũng đã chú ý đến việc học hành của con em người Hoa thông qua việc vận động tài chính để xây dựng trường Kiến Anh ( nay là trường THCS Trần Phú ), bản thân ông đã đóng góp hơn 50% kinh phí để xây dựng ngôi trường khang trang này.
Trường Kiến Anh (nay là trường THCS Trần Phú), nơi ông Hứa Vân đã đóng góp hơn 50% kinh phí để xây dựng.
Video đang HOT
Ông cũng chủ trì xây dựng lại các hội quán đẹp đẽ hơn. Năm 1973, ông đứng ra vận động tài chính và đóng góp hơn 50% xây dựng tượng Phật Bà Quan Âm ngay trước chùa Phật Ân ngày nay ( Tỉnh hội phật giáo tỉnh Bình Thuận ).
Hí viện Lilas và mối tình mang tên loài hoa Tử đinh hương
Sau nhiều năm buồn bã khi người vợ đầu sang Pháp và đã có gia đình với người khác, trong một chuyến công tác tại Hồng Kông, Hứa Vân tình cờ gặp một người con gái trẻ mang tên một loài hoa rất đẹp, Lilas.
Lilas hay còn gọi là hoa Tử đinh hương, là loài hoa tượng trưng cho sự dịu dàng, cho tình yêu.
Tử đinh hương, yếu đuối và mong manh nhưng một khi nó đã nở hoa, hoa của nó sẽ mãi mãi in sâu trong trái tim của những người nhìn thấy.
Quả thật, tâm hồn tưởng như đã khô cằn sau nhiều năm cô đơn của người đàn ông đã được cô gái ấy tưới mát. Người đàn ông cục mịch vốn quen với việc kinh doanh đã ngất ngây với giọng hát, tiếng đàn, vẻ đẹp thanh xuân và sự hiền dịu của cô gái.
Đánh bạo làm quen và không biết bao nhiêu lần từ Việt Nam sang Hồng Kông, người con gái ấy mới đồng ý theo ông về Việt Nam để nên vợ nên chồng.
Có vợ có chồng và hạnh phúc trong tình yêu thương, công việc làm ăn của ông ngày càng phát đạt.
Rạp Lilas, nay là rạp 19/4.
Hứa Vân vốn quen với việc kinh doanh thương mại nhưng thương vợ là người hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật, ông đã chiều lòng bà xây dựng một rạp hát để biểu diển nghệ thuật và chiếu phim tại Phan Thiết.
Năm 1972, một rạp hát hiện đại, sang trọng bậc nhất Bình Thuận ra đời ở khu trung tâm Phan Thiết trên đường Nguyễn Du mang tên “Hí viện Lilas” (nay là rạp 19/4).
Rạp được trang bị hệ thống cửa cuốn, ghế ngồi bọc nệm, màn sân khấu tự cuốn mở hiện đại, hệ thống âm thanh tiêu chuẩn nhà hát, hệ thống máy chiếu phim nhựa, máy phát điện công suất 56KVA,… tất cả đều được nhập khẩu từ nước ngoài về.
Đặc biệt cho đến ngày nay những người vào rạp này đều nhìn thấy hai bên tường của khán phòng có nhiều bông hoa lilas cách điệu bằng đèn neon sign có màu tím, lá xanh rất đẹp và sang trọng.
Bức tranh thiếu nữ vui xuân của ông Hứa Văn tặng vợ năm 1972 hiện nay vẫn được treo tại rạp 19/4.
Có thể nói Hí viện Lilas Phan Thiết là một trong những rạp hát lớn nhất miền Nam thời đó. Ban đầu mục tiêu của rạp là tổ chức biểu diễn văn hóa nghệ thuật là chính nhưng những năm 70 trào lưu điện ảnh Hong Kong gần như thống lĩnh hoạt động giải trí của người dân.
Những bộ phim võ hiệp cùng những tên tuổi Lý Thanh, Lăng Ba, Miêu Khả Tú, Trịnh Phối Phối… hoặc vẻ điển trai, oai vệ của Địch Long, Vương Vũ, Khương Đại Vệ, Lý Tiểu Long… đã thu hút khán giả mọi lứa tuổi.
Là người Hong Kong, bà Lilas đã liên hệ với các hãng phim và trực tiếp nhập khẩu phim ngay khi vừa sản xuất tại Hong Kong về Phan Thiết chiếu.
Bức phù điêu khổ lớn biểu tượng cho hoạt động biểu diễn nghệ thuật của hí viện Lilas phía trước rạp.
Nhiều phim rạp Lilas chiếu trước cả các rạp lớn lại Sài Gòn cả tháng trời. Rạp sáng đèn với suất chiếu đầu tiên lúc 8 giờ sáng kết thúc lúc 10 giờ đêm nhưng ngày nào cũng đông nghịt người xếp hàng mua vé vào xem. Năm 1975 ông bà Hứa Vân tiến hành làm thủ tục mua lại rạp Ánh Sáng ở Ngã Bảy (Phan Thiết).
Sau năm 1975, ông bà Hứa Vân được Hiệp Hội Các Lò Rượu Pháp ở Đông Dương (SFDIC) bảo lãnh sang Pháp sinh sống và mất cách đây hơn 10 năm, hưởng thọ 83 tuổi.
Cuộc đời và sự nghiệp của ông Hứa Vân vẫn được người Hoa ngày nay nhắc đến như là một biểu tượng của sự cần cù, vượt khó vươn lên và những đóng góp đáng ghi nhận cho cộng đồng người Hoa nói riêng và Phan Thiết nói chung.
Lê Huân
Theo Vietnamnet
Tăng cường phối hợp giữ vững an ninh trật tự vùng giáp ranh
Lâm Đồng có 9 huyện giáp ranh với các tỉnh Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Bình Phước, Đắk Lắk và Đắk Nông. Để giữ vững ANTT vùng giáp ranh, Công an các huyện đã ký kết Quy chế phối hợp bảo đảm ANTT với Công an huyện bạn.
Từ nhiều năm qua, Công an huyện Đơn Dương đã phối hợp chặt chẽ với Công an huyện Ninh Sơn (Ninh Thuận) trong công tác đấu tranh phòng chống tội phạm. Công an hai đơn vị đã phối hợp triển khai công tác, kịp thời xử lý, giải quyết những vụ án, tình huống phức tạp trên địa bàn.
Chúng tôi cùng CBCS Công an huyện Đơn Dương tới vùng đất giáp ranh với xã Ma Nới, huyện Ninh Sơn là thôn Gia Hoa, thuộc xã Próh và xã Ka Đô, cách trung tâm huyện Đơn Dương khoảng 90km về phía Đông.
Trên địa giới hành chính, vùng đất này thuộc tỉnh Lâm Đồng nhưng theo Thượng tá Võ Tấn Linh, Phó trưởng Công an huyện Đơn Dương, thôn Gia Hoa lại nằm hoàn toàn trong vùng đất thuộc huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận. 100% dân số là người dân tộc thiểu số thuộc tỉnh Ninh Thuận đã sinh sống tại địa phương từ nhiều năm qua. Để giữ vững ANTT, nơi đây đã có một Tổ tuần tra, canh gác liên ngành gồm, Công an huyện, Kiểm lâm, Huyện đội, Công ty lâm nghiệp túc trực tuần tra, kiểm soát.
Một cán bộ thuộc Tổ tuần tra kể lại, dịp Tết 2017, khi tổ tuần tra đang làm việc trên tuyến đường giáp ranh tại thôn Gia Hoa thì phát hiện hơn 10 thanh niên vận chuyển gỗ lậu xuống đường mòn ven rừng. Thấy lực lượng tuần tra chỉ có 4 người, nhóm người này dùng gạch đá, cây rừng tấn công để tẩu tán số gỗ lậu vừa khai thác trên địa phận thuộc xã Ka Đô, huyện Đơn Dương. Tuy nhiên, nhóm lâm tặc trên đã không đạt được mục đích.
"Tình hình lúc đó rất nguy hiểm, đêm tối lại không kịp gọi Công an huyện Ninh Sơn ứng cứu nên chúng tôi buộc phải bắn chỉ thiên cảnh báo các đối tượng, bảo đảm an toàn cho anh em. Cuối cùng phải mất gần 2 giờ đồng hồ nhóm "lâm tặc" mới chịu rời khỏi hiện trường không thể tẩu tán số gỗ" - một cán bộ trong Tổ tuần tra kể.
Theo Thượng tá Võ Tấn Linh, từ khi có Tổ tuần tra, cắm chốt tại vùng giáp ranh số vụ phạm pháp hình sự, vi phạm khai thác, lấn chiếm đất rừng... đã giảm đáng kể theo từng năm.
Đáng chú ý, khu vực thôn Gia Hoa, xã Ma Nới, huyện Ninh Sơn (Ninh Thuận) là phần đất thuộc xã Ka Đô và Próh, huyện Đơn Dương (Lâm Đồng). Tuy nhiên, từ trước năm 2007 người dân các thôn Gia Hoa, thôn Ú, thôn Gia Rót, xã Ma Nới đã xâm canh, xâm cư trên vùng đất này.
Hiện có tổng 300 hộ/1.252 khẩu với tổng diện tích xâm canh là 412,72ha. Riêng người dân thôn Ú, thôn Gia Rót, xã Ma Nới xâm cư xã Ka Đô là 122 hộ/305 nhân khẩu, tương đương với 73,22ha. Sự phức tạp của tình hình xâm canh, xâm cư và không rõ ràng trong phân định địa giới hành chính, dân cư, cũng đã ảnh hưởng không nhỏ tới tình hình ANTT trên địa bàn.
Tương tự, trên địa bàn huyện Đam Rông, Bảo Lâm, Đạ Huoai, Đức Trọng... cũng là là nơi giáp ranh với địa bàn nhiều huyện thuộc các tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông, Bình Thuận nên Công an các huyện luôn chú trọng công tác phối hợp trong nhiệm vụ bảo đảm ANTT. Công tác trinh sát địa bàn được tăng cường thường xuyên, giải quyết vụ việc khi mới manh nha xảy ra, không để hình thành các điểm nóng hay tội phạm hoạt động mang tính chất băng nhóm, xã hội đen.
Từ năm 2008 tới nay, toàn tỉnh Lâm Đồng đã xảy ra 7.599 vụ án làm 343 người chết, 938 người bị thương, thiệt hại tài sản trị giá trên 80 tỷ đồng. Trọng án xảy ra 645 vụ, tội phạm giết người cố ý gây thương tích do nguyên nhân xã hội có chiều hướng ngày càng gia tăng với tính chất, mức độ ngày một nghiêm trọng. Tội phạm ma túy phát hiện 1.270 vụ, bắt giữ 1.597 đối tượng. Bên cạnh đó, tỷ lệ điều tra, là rõ các vụ án hình sự tỷ lệ 89,48%. Trọng án khám phá được 622/645 vụ, đạt 96,4 %. Triệt phá 583 băng nhóm tội phạm, truy bắt được 1.845 đối tượng có lệnh truy nã.
Theo Công an tỉnh Lâm Đồng, kết quả đạt được từ Quy chế phối hợp giữa Công an các huyện vùng giáp ranh với tỉnh bạn cho thấy mô hình này hoạt động ngày càng hiệu quả, giải quyết nhanh những vụ việc liên quan đến ANTT.
Khắc Lịch
Theo cand.com.vn
Mập mờ việc Công ty Thái Tuấn của Vũ Đức Tĩnh mời người góp vốn đến nhận lãi Nhiều người đang là nạn nhân của Công ty Thái Tuấn cho rằng thông báo chia lợi nhuận theo lãi suất ngân hàng của ông Tĩnh mang tính mập mờ... Trong khi người hùn vốn vào Công ty TNHH Đầu tư Dịch vụ và Thương mại Thái Tuấn (Công ty Thái Tuấn) ở các tỉnh Thừa Thiên - Huế, Bình Thuận, An Giang......