Chuyện tình của những điệp viên lừng danh
Những điệp viên trong mạng lưới tình báo H10- A22 của Vũ Ngọc Nhạ đều là những người đàn ông đẹp trai và đầy tài năng. Trong quá trình hoạt động tình báo, họ hóa thân vào vai những nhân vật tầm cỡ trong chính quyền Sài Gòn. Từ đó bắt đầu những câu chuyện tình lãng mạn và cảm động của họ. Từ chối tình yêu của con gái Bộ trưởng.
Bạch Tuyết cảm tình và quý mến Lê Hữu Thuý ngay từ buổi ông Bộ trưởng bộ Nội vụ Ngụy là Ngô Văn Nhậm mời anh về nhà mình dùng cơm. Rồi Tuyết si mê say đắm Thuý và yêu anh hết mực. Bố cô, ông Bộ trưởng Ngô Văn Nhậm cũng muốn gả con gái của mình cho Lê Hữu Thuý. Lúc đầu Thuý cũng rất thích Bạch Tuyết, cô vừa xinh, vừa tình tứ, nhưng anh lại xác định mình không thể chung sống với con gái một tên trùm bán nước. Lê Hữu Thuý đã từ chối khéo, nói là mình đã có gia đình.
Anh về tâm sự với người chỉ huy trực tiếp của mình là Vũ Ngọc Nhạ. Một ngày sau Vũ Ngọc Nhạ gặp lại Lê Hữu Thuý và nói: “Mình có cô bạn đang học ở Nha Trang, gia đình là cơ sở của ta. Mình sẽ thuyết phục cô ấy giả làm vợ cậu và xin một tờ giấy hôn thú để hợp lý hoá cho cậu được không? Lê Hữu Thuý thấy Vũ Ngọc Nhạ giúp mình cách xử lý đó rất hợp lý, anh đồng ý ngay.
Ông Vũ Ngọc Nhạ (bên phải) và Thủ tướng Phạm Văn Đồng.
Sau một thời gian Lê Hữu Thuý từ chối Bạch Tuyết, ông Bộ trưởng Ngô Văn Nhậm gợi ý Thuý (lúc đó làm phụ tá cho ông Nhậm) đưa vợ con đến nhiệm sở để “trình diện”. Một tình huống cấp bách, Lê Hữu Thuý đành phải nhờ Vũ Ngọc Nhạ dẫn đường để ông đi Nha Trang đón “vợ” do tổ chức sắp xếp có tên trong tờ giấy hôn thú về Sài Gòn. Người vợ xa lạ ấy ông chưa hề gặp mặt tên là Ngô Thị Như.
Lê Hữu Thúy tưởng chỉ đưa “vợ” về trình diện ông Bộ trưởng để có cớ từ chối con gái ông ta, ngờ đâu khi gặp Ngô Thị Như thì bỗng tình yêu bùng cháy. Ngô Thị Như đẹp không thua gì nàng Bạch Tuyết, lại hiền dịu, đoan trang và là đối tượng cảm tình của cách mạng. Lê Hữu Thúy mê Ngô Thị Như và say đắm cô thật sự. Thế là từ đó Ngô Thị Như trở thành người vợ thật của Hữu Thúy, son sắt, thuỷ chung đi suốt chặng đường gian lao cực nhọc cùng ông cho đến tận phút cuối đời.
Bà Như kể: “Tôi nhận lời ký vào tờ hôn thú để giúp anh Thuý thoát không phải làm con rể ông Bộ trưởng Ngô Văn Nhậm. Nào ngờ anh lại thương yêu tôi, có lẽ do số trời”. Bốn năm sau, năm 1959, Lê Hữu Thuý bị bắt cóc, khi đó ông đang làm chủ tờ báo “Sinh lực Sài Gòn”. Chúng nghi ngờ ông có liên quan đến nhóm Cộng sản Vũ Ngọc Nhạ. ông Nhạ cùng một số anh em trong mạng lưới bị bắt trước đó gần một năm. Chúng đưa tất cả ra giam tại toà Khâm Huế.
Khi Ngô Thị Như chấp nhận làm vợ Lê Hữu Thuý, bà biết con đường ông đang đi là rất nguy hiểm. Bà hiểu công việc của ông và sẵn sàng chia sẻ cùng ông. Tháng 2/1960, Ngô Thị Như bồng bế ba đứa con nhỏ ra Huế để nuôi chồng trong tù. Cuộc sống những năm tháng ở tù thật cơ cực. Nhà lao chỉ chia hai xuất cơm cho người lớn, ông bà phải xẻ ra cho ba đứa con, nên cả nhà thường bị đói khát. Đói khổ, nhưng có ông ở bên, bà vẫn cảm thấy hạnh phúc. Thời gian ở trong tù, bà đã sinh cho ông thêm một đứa con nữa.
Những người vợ tuyệt vời
Ông Vũ Hữu Duật, nguyên Thị ủy viên Thái Bình, một đường dây quan trọng của Vũ Ngọc Nhạ trong Phủ Tổng thống. Nhớ lại năm tháng hoạt động trong lòng địch, ông nói: “Khi tôi lên làm Phó Chủ tịch đảng dân chủ, đảng của ông Thiệu, mọi người cứ tưởng gia đình tôi giàu có lắm. Nhưng thực tế có phải vậy đâu. Tám đứa con tôi ăn học, khôn lớn toàn do vợ tôi lo. Bà ấy buôn bán, xoay xở nuôi con. Hai lần tôi vào tù thì bà ấy đều theo nuôi tôi trong tù. Tôi hoàn thành được nhiệm vụ đặc biệt, có công rất lớn của bà ấy”.
Video đang HOT
Ông Vũ Hữu Duật.
Ông Vũ Hữu Duật nói tiếp: “Khi tôi lên đường làm nhiệm vụ đặc biệt, cũng là lúc nhà tôi bồng con rời miền Bắc theo tôi vào Nam. Suốt 20 năm bà ấy cam chịu tiếng xấu là đi theo một tên phản bội. Ngày đó ở Minh Châu, Thái Bình quê tôi, người ta gọi tôi là tên đào ngũ, bỏ Đảng chạy theo giặc vào Nam”.
Bà Phạm Kim Chi, vợ ông Duật kể: Tháng 8/1954, bà cùng gia đình ông Vũ Ngọc Nhạ lên chuyến tàu di cư vào Nam. ông Nhạ do tổ chức bố trí đóng vai một trung uý Ngụy. Trên tàu có chừng hơn chục tên lính Pháp, trong đó có tên quan hai, người dong dỏng cao, mắt sâu, vận quần áo kaki trắng đi lại khoác vai ông Nhạ vẻ thân thiện. Hình như ông Nhạ đã làm quen với tên quan hai này từ trước.
Lúc ấy bà đang lục tìm chiếc khăn mặt để lau cho đứa con nhỏ. Nhưng bà lại nhầm túi của ông Nhạ. Bà lôi trong túi ra một lá cờ đỏ sao vàng. Rất may tên quan hai người Pháp và những người chung quanh chưa kịp nhìn thấy. Bà nhét vội lá cờ vào túi. Trước lúc tàu chạy, bọn mật vụ đi kiểm tra, lục soát và ngó mặt từng người. Bà Chi đổi chiếc túi cho ông Nhạ, rồi ôm chiếc túi có lá cờ và bế thằng con áp vào để che mắt địch. Lá cờ được mang vào miền Nam an toàn.
Sau này hỏi ông Nhạ, bà Chi mới biết, lá cờ đỏ sao vàng ngày ấy rất thiêng liêng. ở miền Nam ngày đó, chỉ có cờ ba sọc của Mỹ và cờ của chế độ Ngô Đình Diệm. Vì phải xa miền Bắc, nên ông Nhạ mang theo lá cờ để đỡ nhớ. Còn một lý do nữa, ông bảo lá cờ là biểu tượng của Tổ quốc, của Đảng, mang theo để nung nấu ý chí vươn lên. Vì thế ông đã bất chấp nguy hiểm khi mang theo lá cờ”. Chúng tôi hỏi bà Chi: “Bà cũng không sợ khi nhận chiếc túi có lá cờ?”. Bà Chi nói: “Tôi có gặp nguy hiểm cũng không bằng ông Nhạ bị bắt. Vì ông đang đi làm nhiệm vụ đặc biệt cùng chồng tôi”.
Bà Nguyễn Thị Nhẫn, vợ ông Vũ Ngọc Nhạ tâm sự: “Hơn 20 năm, ông Nhạ ngày ngày sống bên cạnh kẻ thù, cũng là 20 năm tôi phấp phỏng không yên. Tôi không lo tính mạng của mình mà lo cho chồng, cho con, lo cho bố mẹ, những người vì bà mà suốt đời phải mang tiếng, khổ nhục”. Tháng 8/1954, cô Nhẫn 20 tuổi xinh đẹp nhất làng Cọi Khê, bế con theo chồng di cư vào Nam và bị kết tội là theo giặc. ở quê bố mẹ, anh, em, họ hàng đều liên lụy. Bố chồng Nhẫn bị quản thúc. Bố đẻ Nhẫn vật vã đau khổ vì con… rồi qua đời.
Nguyễn Thị Nhẫn theo chồng vào Sài Gòn, nhưng đâu sung sướng gì. Hàng ngày từ sớm tinh sương đến tận tối mịt bà phải chạy chợ nuôi đàn con nhỏ cho chồng đi hoạt động cách mạng. Cuộc sống cực nhọc, lam lũ quanh năm mà vẫn túng thiếu. Bà kể, tính đến nay đã hơn 40 năm bà chạy chợ bán tương cà mắm muối. Bà mới nghỉ mấy năm nay vì tuổi cao sức yếu. Thời chồng bà làm cố vấn cho Ngô Đình Diệm, rồi làm cố vấn cho Nguyễn Văn Thiệu, nhưng cuộc sống gia đình vẫn chủ yếu do bà buôn bán, chạy chợ.
Năm 1962, bà Trần Lệ Xuân, vợ Ngô Đình Nhu thấy gia đình ông Nhạ quá nghèo liền sang phòng làm việc của ông Nhạ, và nói: “Anh làm cố vấn cho Chính phủ Quốc gia mà để vợ con suốt ngày phơi mặt ngoài chợ…”.
Đốt tài liệu mật của địch ngay giữa trại giam
Một lần, lợi dụng tình hình ở Huế hỗn loạn, bọn địch hoang mang bỏ chạy, Lê Hữu Thuý đã lục soát tìm được một số tài liệu mật mà địch nắm được về quân ta. ông mang về phòng giam đưa cho vợ là Ngô Thị Như xử lý. Bà Như và đứa con gái lớn ngồi đốt từng tờ, đốt gần hết đống tài liệu thì bọn mật thám phát hiện ra. Sau đó, ông Thuý bị kết án thêm 3 năm tù giam vì tội thủ tiêu tài liệu. Nhưng ông bà rất vui vì những bí mật của đồng đội được bảo đảm an toàn.
Theo Đời Sống Pháp Luật
Tướng Nhạ kể chuyện cài điệp viên vào nội các Nguyễn Văn Thiệu
Sau khi Tổng thống Ngô Đình Diệm và em trai là Ngô Đình Nhu bị giết chết, chế độ đệ nhất Cộng hòa của anh em họ Ngô sụp đổ theo. Biết trước tình thế đó, nhà tình báo Vũ Ngọc Nhạ đã lên kế hoạch tiếp cận Nguyễn Văn Thiệu (người sau này lên làm Tổng thống) và cài người vào chính quyền Thiệu.
Con đường vào Dinh Độc Lập của nhà tình báo Vũ Ngọc NhạTướng Vũ Ngọc Nhạ kể chuyện thu "hồn vía" anh em Ngô Đình Diệm
Trong thời gian hoạt động, năm 1969, điệp viên Vũ Ngọc Nhạ từng lên kế hoạch thiết lập một Chính phủ Việt Nam Cộng hòa, do các điệp viên của ta nắm các vai trò chủ chốt.
"Người Mỹ và Tổng thống Thiệu đều cần tôi"
Thiếu tướng Vũ Ngọc Nhạ kể lại: "Lúc đó, anh Vũ Hữu Duật nói với tôi: "Tình hình căng lắm rồi. Người Mỹ và phe lật đổ đang bí mật áp sát phủ Tổng thống. Mục tiêu của họ là bắt sống anh em Diệm, Nhu. Anh Lê Hữu Quý (người của ta trong phủ Tổng thống) cũng dặn tôi bảo anh phải cẩn trọng. Trong những ngày này, tốt nhất là im lặng rời khỏi nơi làm việc". Tôi khẽ gật đầu và nói: "Cảm ơn, tôi cũng đã nắm được họ rục rịch từ hơn một tuần nay. Nhưng lúc này rời dinh Tổng thống thì không được. Ngô Đình Nhu đang cần sự hậu thuẫn của tôi". Anh Duật lại nói: "Thế thì rất nguy hiểm. Nếu bắt được anh em Diệm, Nhu, họ sẽ "thịt" cả anh đấy. Anh phải cảnh giác nhé". Anh Duật dặn tôi rồi đi luôn".
Trầm ngâm một lát, ông Nhạ kể tiếp: "Rất may, Ngô Đình Nhu yêu cầu tôi sáng hôm sau đi gặp các cha đạo để tranh thủ sự ủng hộ của khối công giáo. Nếu hôm ấy không tách khỏi anh em Diệm, Nhu, tôi cũng sẽ phải chết thảm hại như họ". Ngày 1/11/1963, Mỹ ủng hộ nhóm tướng lĩnh Dương Văn Minh tiến hành đảo chính, giết chết anh em Ngô Đình Diệm.
Những năm tháng biến cố đầy nguy hiểm, nhà tình báo Vũ Ngọc Nhạ vẫn giấu mình trong cái vỏ bọc vững chắc do chính ông khéo léo tạo ra. ông nằm trong vỏ bọc để chờ cơ hội và cơ hội đã đến. Bằng phương pháp nghiệp vụ và tài năng hoạt động tình báo của mình, Vũ Ngọc Nhạ đã tiếp cận được với chính quyền Nguyễn Văn Thiệu và sau đó ông đã trở thành người cố vấn rất tin cậy của chính quyền Sài Gòn do Thiệu cầm đầu. Nguyễn Văn Thiệu coi Vũ Ngọc Nhạ không chỉ là một cố vấn cho mình, mà còn là người bạn tri kỷ gắn bó với nhau như "bóng với hình".
Nhờ sự tin cậy ấy, cụm tình báo A22 do ông Vũ Ngọc Nhạ phụ trách đã có cơ hội hoạt động và gài được nhiều người của ta vào các cơ quan đầu não quan trọng của chính quyền Sài Gòn. Nhiều người rất muốn hiểu rõ phép màu gì đã giúp Vũ Ngọc Nhạ từ đức tin của họ Ngô trở thành người thân tín với gia đình họ Nguyễn Tổng thống.
Cụm tình báo H10 - A22 chụp ảnh kỷ niệm trong Dinh Độc Lập.
Tôi hỏi: "Làm cố vấn cho gia đình Ngô Tổng thống, khi chế độ Ngô Đình Diệm sụp đổ, bằng cách nào ông lại sang làm cố vấn cho Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu?". ông Nhạ trả lời: "Làm cố vấn cho Diệm, tôi có điều kiện tiếp xúc với người Mỹ. Biết được người Mỹ có ý định chọn đối tượng lên thay Diệm. Tướng Nguyễn Văn Thiệu là một trong những con bài lọt vào mắt người Mỹ. Đó là một giáo dân ngoan đạo, được các cha cố, linh mục và nhiều người có cảm tình. Khi ấy tôi được ủy quyền đại diện cho khối công giáo tổ chức vận động ủng hộ Nguyễn Văn Thiệu làm Tổng thống. Cuộc vận động thành công, Thiệu tha thiết mời tôi vào Dinh Độc Lập làm cố vấn đặc biệt cho ông ta".
Tôi lại hỏi: "Được biết Nguyễn Văn Thiệu cũng rất tin ông và coi ông như một chiến hữu "tử vì đạo"?". ông Nhạ cười hiền: "Công việc của tôi cần có sự quan hệ như thế. Tôi còn nhớ sau ngày Nguyễn Văn Thiệu lên nhậm chức Tổng thống, ông ta sang phòng làm việc của tôi và bảo: "Thầy Hai dàn xếp cùng người Mỹ "đưa tôi" lên làm Tổng thống, tôi rất biết ơn thầy. Nhưng khi thầy muốn hạ tôi xuống, thầy phải "xi nhan" trước cho tôi xuống nghe, đừng để tôi phải chết nhục như anh em Ngô Đình Diệm!".
Thiếu tướng Vũ Ngọc Nhạ cũng cho biết: "Không chỉ ông Thiệu mà cả người Mỹ cũng cần tôi. Trong mắt người Mỹ, tôi là cố vấn của tướng Thiệu, họ có thể qua tôi để thăm dò Thiệu. Tướng Thiệu cũng dựa vào tôi để biết "ý tứ" người Mỹ như thế nào. Vì thế, tôi có điều kiện nắm bắt tình hình cả hai bên".
Cài điệp viên vào chính quyền Thiệu
Trả lời câu hỏi: "Anh, em trong lưới tình báo của ông ngày đó nằm trong Dinh Tổng thống thời Nguyễn Văn Thiệu được "sắp xếp" thế nào?", Thiếu tướng Vũ Ngọc Nhạ cho biết: "Lọt vào làm công việc nắm "quyền hành" trong Dinh Độc Lập là một nghệ thuật cực kỳ mạo hiểm. Việc này do tổ chức và tôi đã "thiết kế" đưa từng anh em luồn thật sâu vào trong lòng địch, nắm mọi hoạt động của chúng". "Họ giữ những trọng trách gì? Nay còn ai không?". "Huỳnh Văn Trọng làm cố vấn ngoại giao Phủ Tổng thống. Nguyễn Xuân Hoè là ủy viên văn phòng Tổng thống. Lê Hữu Thuý là ủy viên phụ tá thông tin chiêu hồi...".
Rồi Thiếu tướng Vũ Ngọc Nhạ chỉ tay về phía người đang ngồi bên trái chiếc ghế của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu nói: "Và đây là đồng chí Vũ Hữu Duật. Năm 1954, khi đồng chí Mười Hương được Trung ương cử về Thái Bình tìm tôi và ông Vũ Hữu Duật đi làm nhiệm vụ đặc biệt. Lúc ấy ông Duật là thị ủy viên trưởng ban tuyên giáo thị ủy Thái Bình. Thời Ngô Đình Diệm, ông Duật được ta cài vào làm việc tại Tổng nha Cảnh sát Ngụỵ. Thời Nguyễn Văn Thiệu, ông Duật là uỷ viên Tuyên huấn Trung ương lực lượng Tự do và làm Phó Tổng thư ký thường trực Đảng Liên minh Dân chủ (đảng cầm quyền của Nguyễn Văn Thiệu)".
Có một điều mà không chỉ tôi mà rất nhiều người thắc mắc là vì sao các chiến sỹ tình báo của ta nằm trong danh sách nội các mới của Chính phủ Việt Nam Cộng hoà không thành? Mang điều này hỏi ông Vũ Ngọc Nhạ. ông cho biết: "CIA và mật vụ nghi chúng tôi "thao túng" Dinh Độc Lập, nên đã theo dõi sát sao và giăng bẫy khắp nơi. Chúng đã gặp Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu và cảnh báo ông ta rằng: "Có mạng lưới tình báo Bắc Việt trong Dinh Tổng thống đang ngầm phá Mỹ và Chính phủ Việt Nam Cộng hoà. Cầm đầu lưới này là Vũ Ngọc Nhạ, người mà ông tin cẩn nhất". Trước đó tôi đã nói những điều này, mà tôi gọi là "tin đồn" với tướng Thiệu".
"Ông Thiệu nghĩ gì khi Mỹ tố cáo ông là "gián điệp"?". ông Nhạ giải thích: "Lúc đầu, tướng Thiệu cho rằng Huỳnh Văn Trọng, Vũ Hữu Duật có thể là gián điệp. ông ta không tin người Mỹ nghĩ tôi là cộng sản nằm vùng và bảo đây chỉ là mưu đồ người Mỹ muốn hạ uy tín của tôi. Nhưng sau đó, người Mỹ tới Dinh Độc Lập dùng áp lực dọa Nguyễn Văn Thiệu. Họ nói: "Nếu ông không ký lệnh bắt Vũ Ngọc Nhạ, ông sẽ mất chức Tổng thống".
"Thiết lập" một Chính phủ Việt Nam Cộng hòa do những điệp viên giữ chức vụ chủ chốt
Cũng trong cuộc gặp hiếm hoi với Thiếu tướng Vũ Ngọc Nhạ, tôi hỏi: "Đầu năm 1969, theo chỉ đạo của cấp trên, ông đã dự định "thiết lập" một Chính phủ Việt Nam Cộng hoà gồm hầu hết là những người trong mạng lưới tình báo vào các vị trí quan trọng trong Chính phủ?". ông Nhạ nói: "Đó là cơ hội tôi đã làm. Danh sách các thành viên Chính phủ đã được Nguyễn Văn Thiệu phê duyệt để trình. Trong đó Nguyễn Văn Thiệu tiếp tục giữ chức Tổng thống. Những người của ta gồm Huỳnh Văn Trọng dự định là Thủ tướng Chính phủ. Vũ Hữu Duật làm Bộ trưởng phụ trách chính trị. Vũ Xuân Hoè làm Bộ trưởng kinh tế. Lê Hữu Thuý làm Bộ trưởng thông tin chiêu hồi... ông Lê Hữu Thuý, khi đương chức phụ tá thông tin chiêu hồi của Nguyễn Văn Thiệu, là một trong những chiến sỹ tình báo trong mạng lưới của tôi lập công đặc biệt xuất sắc. Năm 2000, Lê Hữu Thuý được Đảng, Nhà nước và quân đội tuyên dương là Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân".
Theo Đời Sống Pháp Luật
Giải mật điệp viên người Việt trong quân đội Tưởng Giới Thạch Ông Hồ Học Lãm có được toàn bộ bản kế hoạch tấn công khu Xô Viết của quân đội Tưởng và chuyển cho Hồng quân Trung Quốc. Chỉ thị của đồng chí Lý Thụy Khoảng năm 1928, lo sợ về sự lớn mạnh của Đảng Cộng sản Trung Quốc, Tưởng Giới Thạch chỉ đạo Bộ Tổng tham mưu quân đội Quốc dân đảng...