Chuyện tình cổ tích vợ không chân chăm chồng liệt giường suốt 5 năm
Người phụ nữ với đôi chân không còn lành lặn nhưng suốt 5 năm qua vẫn tần tảo sớm hôm chăm sóc người chồng bị bại liệt nửa người.
Chuyện tình cổ tích của chị Đào – Anh Cường khiến nhiều người thán phục.ốn
Số phận éo le của cặp đôi chồng liệt- vợ cụt chân
Anh bị liệt nửa người, hậu quả của một vụ tai nạn thảm khốc, có một đời vợ và hai đứa con nhỏ. Còn chị đôi chân bị cắt cụt gần đến đầu gối do biến chứng sau một cuộc phẫu thuật. Nhưng mặc cho số phận éo leo, sự ngăn cấm của gia đình, họ vẫn đến với nhau như một kết thúc có hậu của chuyện tình cổ tích.
Từ vài năm nay, nhiều bác sĩ, y tá của bệnh viện 108 (Hà Nội) không còn xa lạ gì với hình ảnh một người phụ nữ nhỏ thó với đôi chân không còn lành lặn vẫn ngày ngày tần tảo đi dọc các hành lang bệnh viện để chăm sóc người chồng bị liệt nửa người. Đó là chuyện tình đẹp như cổ tích của chị Nguyễn Thị Đào và anh Dương Văn Cường (Phú Bình, Thái Nguyên).
Gặp vợ chồng chị Đào giữa trưa hè tháng 8 oi ải, khi chị vừa đi chuẩn bị bữa trưa cho chồng. Tuy nhiên, khi ánh mắt nhìn xuống cơ thể không còn lành lặn của anh, chị nghẹn ngào: “Vụ tai nạn cách đây 14 năm khiến anh bị đứt ruột, hỏng 1 bên thận, gãy 2 xương sườn và liệt tuỷ sống.”
Tiếp lời vợ, anh Cường kể, sau vụ tai nạn giao thông thảm khốc ấy anh phải nằm điều trị ở viện hơn 1 năm rồi trở về nhà với sự chăm sóc của người vợ đầu. Tuy nhiên ít lâu sau người vợ bỏ đi cắt đứt mọi liên lạc, để lại anh và hai đứa con thơ không người chăm sóc.
Còn chị Đào, một người phụ nữ bị tật nguyền bẩm sinh. Năm 20 tuổi trải qua một cuộc phẫu thuật giúp đôi chân của chị có thể đi lại bình thường. Thế nhưng niềm vui ấy chỉ kéo dài chẳng bao lâu. 10 năm sau vết thương ở chân bị nhiễm trùng khiến bác sĩ chỉ định chị phải cắt ngang bắp chân.
Cũng giống như anh Cường. Sau khi bị cắt cụt hai chân, người chồng trước của chị Đào cũng rời bỏ 3 mẹ con chị bặt vô âm tín.
Video đang HOT
Trở lại mối lương duyên như cổ tích với chồng, chị Đào tâm sự, 2 người đến với nhau như một định mệnh. Họ gặp nhau trong một lần đi bán tăm ở chợ, rồi đồng cảm với hoàn cảnh của người còn lại họ quyết định cùng dọn chung về một nhà sinh sống. Vượt qua mọi rào cản từ phía gia đình.
Vài năm trở lại đây, sức khoẻ của anh Cường ngày một yếu hơn, thời gian nằm viện cũng nhiều hơn. Hai vợ chồng vẫn nói đùa với nhau rằng họ ăn cơm viện còn nhiều hơn cơm nhà.
Hai con người chung một số phận, tính đến nay đã hơn 5 năm người phụ nữ này bất chấp mọi rào cản khó khăn để chăm sóc người chồng bị liệt nửa người.
Gồng gánh gia đình trên đôi chân tật nguyền
Tuy vất vả là thế nhưng không lần nào anh nhập viện thiếu bóng dáng chị. Một mình chị lo toan mọi sinh hoạt cho cả hai vợ chồng từ bữa cơm đến việc tắm rửa, vệ sinh cho chồng. “Dẫu biết là khó khăn nhưng mình phải tự khắc phục thôi vì nhà bây giờ chỉ còn anh chị, còn mấy đứa nhỏ khó khăn quá anh chị đều phải gửi ở quê.”
Chăm sóc chồng đau ốm liên miên nhưng điều chị trăn trở nhất lại là mấy đứa nhỏ. Bốn đứa con, hai dòng máu, nhưng chị tuyệt nhiên không phân biệt chuyện con chồng hay con đẻ. “Hai đứa lớn cùng sinh năm 2001 thì đều nghỉ học đi làm cả, còn hai đứa nhỏ chị chỉ mong chúng nó học hành tới nơi tới chốn để sau này không phải vất vả như bố mẹ nó.” chị Đào tâm sự.
Vừa đi lại, làm việc, trò chuyện vui vẻ với mọi người nhưng ít ai biết rằng người phụ nữ 35 tuổi này gần như chai sạn với nỗi buồn khi gần nửa cuộc đời chị luôn phải chống chọi với những khó khăn thiệt thòi trong cuộc sống.
Trước kia, anh vẫn cùng chị đi bán hàng rong những đồ lặt vặt như tăm bông, kẹp tóc… Nhưng lần này đưa chồng đi viện chị đành bán nốt cả cái xe lam tự chế để lo viện phí. Nghĩ đến tương lại nước mắt chị lại không ngừng rơi.
Đôi chân của chị Đào gần như lúc nào cũng có vết bầm tím do thường xuyên bị vấp ngã trong lúc di chuyển. Nhắc đến đôi chân của mình, khuôn mặt chị lại thêm chùng xuống. “Bác sĩ có dặn không nên di chuyển nhiều bởi sau một thời gian dài đi bằng đầu gối đôi chân chị có nguy cơ bị hỏng.” chị vừa nói vừa quay đi khẽ lau những giọt nước mắt lăn dài trên má.
Cuộc đời chị nhiều nỗi buồn là vậy nhưng mỗi khi ở bên chồng, bên con chị lại luôn tỏ ra tích cực, và yêu đời. Những lúc rảnh rỗi chị lại thêu tranh để bán lấy tiền trang trải cuộc sống. “Hai vợ chồng tôi mỗi người mất một nửa người nên nằm chung một giường vẫn còn thấy rộng.” chị Đào vừa nói vừa cười vui vẻ.
Đôi bàn chân không còn lành lặn, thường xuyên bầm tím do bị ngã trong lúc di chuyển nhưng chị chẳng nề hà gì từ bữa cớm tới việc tắm rửa, vệ sinh cho chồng.
Tuy nhiên đôi chân của chị có nguy cơ phải cắt bỏ do đi lại quá nhiều bằng đầu gối. Mới đây một độc giả đã gửi tặng chị Đào chiếc xe lăn giúp chị đi lại dễ dàng hơn.
Cuộc sống biết bao nỗi khó khăn vất vả nhưng ở bên cạnh chồng là chị lại lạc quan lạ thường. “”Hai vợ chồng tôi mỗi người mất một nửa người nên nằm chung một giường vẫn còn thấy rộng.” chị Đào vừa nói vừa cười vui vẻ.
Theo Danviet
Kết luận vụ "cô giáo liệt nửa người sau mũi tiêm vào mông"
Ngày 18.7, Bệnh viện Bạch Mai thông tin kết luận của Hội đồng chuyên môn về vụ cô giáo ở Hà Giang bị liệt nửa người sau một mũi tiêm vào mông.
TS.BS Dương Minh Tâm - Viện Sức khỏe tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai đang thăm khám cho bệnh nhân Thảo
Vừa qua trên các phương tiện thông tin đại chúng phản ánh thông tin cô giáo Hồ Thị Thảo (SN 1982) trú tại Làng Cúng, xã Đạo Đức, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang bị mất dần vận động rồi liệt nửa người sau một mũi tiêm.
Theo thông tin đăng tải, chị Thảo đến khám tại Bệnh viện Đa khoa Hà Giang. Tại đây, các bác sĩ yêu cầu chị vào khoa Y học cổ truyền, điều trị theo phương pháp châm cứu.
Buổi sáng, sau khi được châm cứu, chị Thảo vẫn khỏe mạnh, đi lại bình thường. Đến 14h ngày 23.6.2017, bác sĩ cho chị Thảo đi chụp X-quang và đến 15h, chị Thảo được 1 nam điều dưỡng tên H tiêm 1 loại thuốc vào mông và sau đó bị liệt nửa người.
Chị Thảo đã được theo dõi, điều trị tại Khoa Thần kinh nhiễm khuẩn - Bệnh viện Bạch Mai.
Ngày 18.7, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, sau ba lần hội chẩn (hội chẩn toàn khoa, hội chẩn toàn viện và hội chẩn liên viện), Hội đồng chuyên môn liên viện Bạch Mai - Bệnh viện 103 - Bệnh viện 108 đã kết luận và đưa ra chẩn đoán về ca bệnh của chị Thảo là "Hội chứng liệt mềm 2 chi dưới ngoại biên, có yếu tố rối loạn phân ly đồng diễn".
"Người bệnh liệt mềm 2 chi dưới không phải do tiêm thuốc vào mông tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Hà Giang", kết luận của Hội đồng hội chẩn liên viện khẳng định.
Hội đồng đã thống nhất chẩn đoán, Hội chứng liệt mềm 2 chi dưới ngoại biên, có yếu tố rối loạn phân ly đồng diễn, nhiễm khuẩn tiết niệu do Streptococcus agalactiae.
Người bệnh liệt mềm 2 chi dưới hoàn toàn không phải do tiêm thuốc Nefopam 20mg vào mông tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Giang.
Theo bác sỹ điều trị trực tiếp cho bệnh nhân Thảo, hiện tại các ngón chân trái của bệnh nhân bắt đầu hồi phục vận động. Thể trạng chị Thảo tốt hơn và đã hợp tác tốt hơn với thầy thuốc trong quá trình điều trị và chăm sóc.
Dự kiến, bệnh nhân sẽ được phối hợp điều trị vật lý trị liệu và phục hồi chức năng bởi các thầy thuốc của Trung tâm Phục hồi chức năng Bệnh viện Bạch Mai.
Theo Danviet
Làm rõ vụ cô giáo liệt nửa người sau một mũi tiêm vào mông Chiều 4/7, ông Hoàng Văn Thành, Phó Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế cho biết, Bộ Y tế đã nắm được thông tin báo chí phản ánh vụ cô giáo liệt nửa người sau một mũi tiêm vào mông. Chị Thảo đang điều trị tại BV Bạch Mai (Ảnh: Thùy Linh) Vừa qua trên các phương tiện thông tin...