Chuyện tình chàng trai Pakistan và bạn gái… lớn hơn 40 tuổi
Joni – 24 tuổi ở Pakistan quen bạn gái là bà Nguyễn Thị Hoa – 65 tuổi (ngụ Long Thành, tỉnh Đồng Nai) qua mạng xã hội.
Sau hơn một năm yêu nhau, chàng trai Pakistan đã quyết định đến Việt Nam kết hôn với bạn gái. Chuyện tình của cặp đôi “bà – cháu” này là minh chứng rõ nhất về sức mạnh của tình yêu.
“Cú bấm định mệnh”
Phiên chợ sớm ở xã Phước Thái, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai trở nên nhộn nhịp hơn khi có sự xuất hiện của đôi “vợ chồng trẻ” Joni và Nguyễn Thị Hoa. Họ nắm chặt tay nhau, người chồng xách đồ cho vợ, cùng nhau rong ruổi trong phiên chợ quê. Thỉnh thoảng, chàng trai người ngoại quốc lại đưa tay quệt mồ hôi cho vợ mình. Nhìn họ, ít ai nghĩ rằng cặp đôi này lại chênh lệch đến hơn 40 tuổi.
Bà Hoa và Joni chênh lệch nhau hơn 40 tuổi
Trên con đường đất đỏ từ trung tâm xã Phước Thái về nhà bà Hoa, ai gặp đôi “vợ chồng trẻ” cũng chúc mừng “cô dâu, chú rể mới cưới” như muốn chia sẻ niềm hạnh phúc với người đàn bà sống đơn lẻ đã hơn 23 năm. Nhiều người dặn bà Hoa, sắp tới có làm đám cưới thì cô dâu, chú rể đừng quên mời họ đến chung vui. Chuyện tình “độc nhất, vô nhị” của cặp đôi lệch tuổi đang khiến nhiều người dân ở địa phương bất ngờ, ngưỡng mộ.
Trò chuyện với chúng tôi, bà Hoa cho biết, cái duyên trời định đến với bà từ một “cú bấm định mệnh”. Hai năm trước, do cuộc sống tuổi xế chiều lắm lo nghĩ, sẵn có chiếc điện thoại thông minh, bà Hoa tập tành chơi Facebook cho đỡ nhàm chán.
Khoảng tháng 4/2018, anh Azizur Rehman (tên thường gọi là Joni, sinh năm 1996, quốc tịch Pakistan) gửi lời mời kết bạn với bà Hoa. “Nghĩ mình chơi Facebook có nhiều bạn bè thì càng vui nên tôi bấm đồng ý. Không ngờ cú bấm đó mang lại hạnh phúc cho tôi đến tận bây giờ”, bà Hoa chia sẻ.
Những cuộc trò chuyện của người phụ nữ 65 tuổi ở Việt Nam và chàng trai tuổi đôi mươi ở một quốc gia Nam Á được kết nối bằng phầm mềm Google dịch. Như duyên trời định, ngay cuộc trò chuyện đầu tiên, chàng trai trẻ người Pakistan đã tỏ tình với bà Hoa. Ban đầu, người phụ nữ kiên quyết từ chối và chỉ chấp nhận dừng lại ở quan hệ chị – em với người đàn ông ngoại quốc xa lạ.
Sau hơn một tháng quen nhau qua mạng, chàng trai trẻ liên tục thổ lộ tình cảm và cho biết, nếu bạn gái chối bỏ tình cảm, anh sẽ tự tử. Lo lắng chàng trai sẽ có hành động dại dột và nghĩ thôi thì cứ chấp nhận đại, vì cách nhau hơn 4.000 cây số sẽ chẳng bao giờ được gặp nhau, nên bà Hoa đồng ý “yêu nhau qua mạng”.
“Không ngờ sau khi tôi đồng ý thì ảnh đòi về Việt Nam. Tôi nghĩ ảnh nói cho vui hoặc về đây thấy mình già quá ảnh cũng bỏ thôi. Ai ngờ ảnh về thật”, bà Hoa kể.
Ở Pakistan, Joni làm nghề xây dựng. Anh cho biết, khi lời tỏ tình được bạn gái đồng ý, anh quyết tâm làm việc trong mấy tháng để tích cóp tiền về Việt Nam thăm nàng. Những cuộc trò chuyện trên mạng khiến tình cảm của đôi nam nữ càng trở nên gắn bó hơn.
Tháng 9/2019, bà Hoa bất ngờ nhận được cuộc gọi của bạn trai thông báo là sẽ về Việt Nam. Bồi hồi xen lẫn lo lắng, bà Hoa không biết khi gặp nhau ngoài đời, “chuyện tình trên mạng” của mình sẽ đi về đâu. Thôi thì cứ xem như một cái duyên, họ đã cất công sang tìm, thì mình cũng nên gặp một lần ngoài đời, để xem chàng trai trẻ ấy thế nào.
Không dám đi đón bạn trai một mình, bà Hoa bèn rủ thêm bốn người bạn ở quê cùng đến sân bay Tân Sơn Nhất. Ở sân bay, người phụ nữ 65 tuổi đang lúi húi nhìn màn hình điện thoại để nhận diện người yêu, thì bất ngờ từ phía sau có một người đàn ông chạy đếm ôm chầm lấy bà. Từ cái ôm ấy, bà Hoa nhận ra có một bàn tay vô hình nào đó đã se duyên cho hai người, và gắn chặt cuộc đời họ với nhau.
Vượt qua định kiến
Dắt chàng trai trẻ về nhà ở Đồng Nai, bà Hoa vừa hạnh phúc vừa lo sợ. Bởi, hơn ai hết, bà hiểu rất rõ nhiều rào cản đang ngăn cách tình cảm của bà và người yêu. Bà sợ chàng trai trẻ ngoại quốc sẽ không vượt qua mặc cảm tuổi tác khi sánh duyên cùng bà.
Ở với nhau được vài ngày, một buổi sáng thức giấc, bà Hoa không thấy người yêu đâu nữa. Bà lo lắng tìm kiếm khắp nơi nhưng không gặp. Đang lủi thủi một mình, bà Hoa bất chợt nghe tiếng gọi từ phía sau. Vừa quay lại, bà đã thấy Joni đang ôm một bó hoa cùng chiếc nhẫn cưới. Nghi thức cầu hôn diễn ra ngay trên tuyến đường lớn của xã Phước Thái, huyện Long Thành. Người dân đi đường hiếu kỳ vây quanh xem cảnh tượng hạnh phúc của đôi tình nhân lệch tuổi này.
“Ảnh kể hôm đó muốn dành bất ngờ cho tôi, nên tự tìm đến tiệm vàng mua nhẫn cưới. Ảnh cầu hôn giữa đường vì muốn tôi đừng mặc cảm về tuổi tác, mà hãy tự tin vào tình yêu của anh”, bà Hoa chia sẻ.
Sau khi quyết định đi đến hôn nhân, Joni nhiều lần trở về nước để thuyết phục gia đình và làm các thủ tục cần thiết để hợp thức hóa cuộc hôn nhân này. Ngày 6/3 vừa qua, bà Hoa và anh Joni đã được UBND huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai cấp giấy chứng nhận đăng ký kết hôn.
Video đang HOT
Vợ chồng bà Hoa đăng ký kết hôn hồi tháng 3/2020
Bà Hoa cho biết, cuộc sống hôn nhân của bà lắm trắc trở. Năm 19 tuổi, bà yêu một chàng trai khuyết tật cùng làng ở ngoài quê Quảng Nam. Chuyện tình cảm của bà bị gia đình phản đối. Để đến được với nhau, bà cùng chồng phải bỏ trốn vào Đồng Tháp rồi sau đó đến Đồng Nai sinh sống. Hai người có với nhau năm người con. Cách đây 23 năm, chồng bà Hoa qua đời, bà ở vậy nuôi các con khôn lớn.
Khi nhận được lời tỏ tình của chàng trai trẻ, bà Hoa rất ái ngại. Bà kể hết chuyện gia đình mình, và gửi cả ảnh các con cho bạn trai xem với suy nghĩ “để ảnh thấy mình lớn tuổi mà rút lui”. Không ngờ, càng biết nhiều về hoàn cảnh bà Hoa, Joni càng thương yêu bà sâu đậm hơn.
Lúc quyết định nhận lời chàng trai trẻ, bà Hoa nghĩ đến rào cản lớn nhất là các con của mình. Hầu hết các con bà đều đang ở xa, con gái út cũng lớn hơn người yêu bà đến 10 tuổi. Trong một dịp gặp đầy đủ các con, bà Hoa kể lại chuyện tình của mình, các con bà không phản đối, nhưng cũng tỏ ra e dè với người đàn ông ngoại quốc.
Tuy nhiên, sau nhiều lần gặp mặt Joni trong các chuyến anh về Việt Nam, thấy người đàn ông này thương mẹ mình thật lòng, tính tình lại vui vẻ, nhân ái, nên các con bà Hoa hết sức ủng hộ chuyện “đi bước nữa” của mẹ.
Joni là con út của một gia đình Hồi giáo, chưa từng có mối tình nào. Chàng trai cho biết, ngay từ cuộc trò chuyện đầu tiên với bà Hoa, trái tim anh đã rung động. Khi biết Joni có ý định sang Việt Nam cưới người phụ nữ lớn hơn mẹ mình đến 10 tuổi, gia đình Joni rất sốc. Tuy nhiên, tình yêu của chàng trai đã thuyết phục mọi người.
Hiện tại, vợ chồng bà Hoa cũng thường xuyên gặp gỡ gia đình chồng qua các cuộc gọi trên ứng dụng Messenger. Bà Hoa cho biết, mỗi khi mẹ chồng gọi điện không thấy bà liền lo lắng hỏi thăm. Tuy có rào cản về ngôn ngữ, nhưng qua những gì Joni tường thuật lại, bà hiểu rằng gia đình chồng cũng rất quan tâm đến bà.
Ban đầu gia đình tôi định ngăn cản chuyện tình của mẹ vì thấy tuổi tác hai người chênh lệch nhau. Nhưng nghĩ lại thì mẹ già rồi, cả đời hy sinh cho chúng tôi nên cứ để mẹ vui. Giờ về đây chung sống, tôi thấy tính tình của Joni đàng hoàng, vui vẻ, và đặc biệt rất thương mẹ tôi. Bây giờ mẹ tôi đi đâu, Joni cũng kè kè bên cạnh như hình với bóng vậy. Sáng ra mẹ tôi đi chợ thì Joni chở đi, xách đồ và đưa mẹ về.
Chị Hậu (con gái út của bà Hoa)
Tôi có máu văn nghệ nên trước đây hay đi hát, rồi đi nhảy nữa. Từ khi cưới nhau về, tôi bỏ luôn vì biết anh ấy hay ghen. Giờ mà có đám tiệc, ai rủ tôi nhảy ảnh cũng không đồng ý, vì ảnh không muốn tôi cầm tay người khác. Ảnh nói, phụ nữ ở Pakistan rất kín đáo, không được cầm tay người khác như vậy. Bây giờ tôi đi chơi với bạn bè hay đi đâu, ảnh đều đi theo. Ảnh dặn tôi đừng mắc cỡ, mình yêu nhau thật lòng, có hôn thú đàng hoàng, nên không việc gì phải ngại ngùng.
Bà Nguyễn Thị Hoa
Mẹ lên chăm em ở cữ mà cả tuần nay chồng không nói với bà câu nào, em thắc mắc thì anh im lặng cho đến khi nhìn thấy mâm cơm đầy ắp thịt cá
Anh không nói chuyện với mẹ vợ, cũng không ăn uống như trước. Em sợ chồng bị ốm, kén ăn nên mới nói mẹ mua đồ ngon về nấu.
Từ khi em và chồng chưa lấy nhau, em đã biết anh rất tính toán chuyện tiền bạc. Bình thường khi cả hai đi ăn, em và anh đều chia đôi tiền. Chẳng may hôm nào em không mang đủ tiền, anh sẽ đứng ra cho em vay. Nhưng vài ngày sau sẽ hỏi lại số tiền ấy ngay lập tức.
Đáng lẽ ngày ấy, em phải thấy khó mà lui. Đằng này cứ nghĩ đàn ông chặt chẽ càng tốt. Sau này sẽ không lo phải trả nợ cho chồng chơi bời. Vậy đấy, em sống chết lấy anh bằng được, để rồi vừa cưới xong, anh đã bắt em lột sạch vàng cưới.
Sau khi chia ra số vàng bên nội và bên ngoại trao, chồng em ngang nhiên ôm vàng của nhà anh đi cất với lý do: "Nhà ai cho thì người ấy giữ". Em không muốn cãi nhau nên cũng im lặng. Có điều cả đêm ấy, em không thể nào ngủ được vì ấm ức.
Suốt thời gian bầu bí, em nghén ngẩm đủ món. Nhưng khổ nỗi thèm đến mấy thì khi mua về, em cũng chán không muốn ăn. Lẽ ra chồng em phải động viên vợ. Nhưng không, anh quát mắng, ca cẩm nói em không biết tiết kiệm. Những lần sau em thèm ăn món gì cũng chẳng dám kể cho chồng biết là vì vậy.
Buồn một nỗi là mẹ em nghe được, bà nhất quyết trả lại tiền. (Ảnh minh họa)
Sinh con xong, em dự định thuê người giúp việc vì hai bên gia đình đều ở xa. Các bà cũng đã có tuổi, không tiện chăm cháu. Vậy mà chồng em nhất quyết gọi mẹ vợ lên. Trước mặt bà thì anh ngọt nhạt bảo người nhà chăm mới tin tưởng. Sau lưng lại nói với em, nhờ mẹ lên để đỡ một khoản tiền.
Mẹ lên chăm con, em cảm ơn còn không hết huống hồ lấy tiền của bà. Hôm ấy em đưa cho mẹ hai triệu tiền đi chợ, dặn bà mua đồ về nấu ăn. Thật ra em cố tình đưa trước mặt chồng, để sau này anh không nói em dấm dúi tiền cho mẹ đẻ.
Ngờ đâu chồng em vẫn để bụng. Cả tuần nay anh không ăn thức ăn, cũng chẳng hỏi han mẹ vợ câu nào. Em sợ chồng chán ăn nên dặn mẹ mua đồ ngon về nấu. Vậy mà vừa thấy mâm cơm đầy ắp, chồng em buông đũa rồi đi thẳng vào nhà.
Em hỏi mãi, chồng mới cau có bảo: "Mẹ em vô lý thật, lên chăm cháu còn nhận tiền của con. Rồi hôm nào cũng mua rõ nhiều đồ cho ai ăn?". Em nghe mà choáng váng, không ngờ chồng mình lại chấp nhất như vậy. Buồn một nỗi là mẹ em nghe được, bà nhất quyết trả lại tiền. Hôm nay nhân lúc chồng đi làm, em đưa cho mẹ mà bà không nhận.
Em thương mẹ quá các chị ạ. Chắc chắn em sẽ bắt chồng xin lỗi mẹ. Nhưng nếu anh không chịu xin lỗi, em phải làm sao để mẹ quên đi chuyện này đây?
(Xin giấu tên)
T.T.H.N
Trong bữa cơm, mẹ tôi mắng chị dâu vì không chịu sinh con nhưng chị ấy cười trong nước mắt hỏi lại một câu khiến cả nhà tôi tái mặt, điếng người Mẹ tôi bảo nhà vô phúc mới cưới phải cô con dâu "điếc", không thể đẻ được. Chị dâu tôi chỉ cười lặng lẽ rồi hỏi một câu đủ khiến chúng tôi tái mặt đi. Anh tôi cưới vợ là chuyện rất đáng mừng. Bởi tính cách anh ấy rất khó chịu, nhăn nhó, cộc cằn. Mỗi khi không hài lòng chuyện gì,...