Chuyện tình cảm động ở làng phong
Đã có một thời, làng phong Đồng Lệnh (xã Tân Thành, huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang) tách biệt hoàn toàn với thế giới bên ngoài. Sự ghẻ lạnh, kỳ thị, xa lánh cứ đẩy Đồng Lệnh xa dần khỏi cuộc sống ven bờ sông Lô. Tất cả chỉ thay đổi khi có một cô gái bước qua lời nguyền, se duyên với chàng trai sống ở ngôi làng của những người mắc bệnh hủi.
Quá khứ tủi nhục
Theo tiếng Tày, Đồng Lệnh có nghĩa là nơi khô hạn. Đã mấy chục năm trôi qua nhưng ngôi làng này bây giờ vẫn còn vướng vất quá khứ đau buồn bởi sự xa xôi. Quãng đường từ thị trấn Tân Yên vào làng có hơn chục cây số nhưng vào mùa mưa này đi bộ mất non nửa ngày trời. Làng nằm giữa một thung lũng, bốn bề là núi đá, con đường độc đạo từ bờ sông Lô đi vào trung tâm lảng vảng khói mây chẳng khác nào đường lên trời.
35 hộ, 106 con người và một quá khứ đầy tủi nhục. Tô Văn Quý, Phó thôn Đồng Lệnh dẫn tôi đi một vòng quanh làng rồi tạt vào ngôi nhà xây ở trung tâm. Đó là vết tích còn lại của trại phong ngày xưa, cũng là minh chứng của một câu chuyện tình nổi tiếng.
Chuyện tình của một cô gái lành lặn, xinh đẹp quê mãi tận Nam Định tên là Phạm Thị Miên và chàng trai Đồng Lệnh bị mắc bệnh phong Trịnh Văn Lô. “Đó là tình yêu thay đổi số phận làng phong Đồng Lệnh”, Quý nói ngắn gọn.
Ngày ngày bà Miên chăm sóc những người bị mắc bệnh phong
Năm 1972, người dân xã Tân Thành cảm thấy khó chịu khi thung lũng Đồng Lệnh đột nhiên xuất hiện một vài ngôi nhà tạm mà chủ nhân của chúng là những con người rất đáng sợ. Người cụt ngón chân, người mất bàn tay, đôi mắt lúc nào cũng đỏ lừ… Những dấu hiệu rõ ràng của căn bệnh người ta vẫn thường gọi là bệnh hủi. Ban đầu chỉ một hai người nhưng rồi trở thành cả trại phong lúc nào không hay. Cao điểm như năm 1979 lên đến cả trăm người. Từ Nghệ An, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Lạng Sơn… số người về chữa bệnh càng đông thì sự khó chịu, kỳ thị của người dân địa phương càng bộc lộ rõ.
Bất chấp những ánh mắt, cử chỉ không mặn mà của người dân bản địa, những người cảnh ngộ tương phùng âm thầm đến với nhau, lập gia đình, sinh con đẻ cái trong cái thế giới biệt lập ấy. Xung quanh thế giới ấy, sự khó chịu, sợ hãi đã đến mức thù hằn. Nếu ra khỏi Đồng Lệnh mà nói rõ nguồn gốc của mình dù có thật thà, tốt tính đến đâu cũng chỉ nhận lại sự ghẻ lạnh, kỳ thị. Đau đớn về thể xác chẳng thấm vào đâu so với tật nguyền về tâm hồn. Thương nhất là những đứa trẻ như Tô Văn Quý.
“Đi học chẳng ai dám ngồi gần, cô giáo không cho ngồi trên bàn ghế chép bài mà bắt ngồi bệt giữa nền đất, hết học lại về, chẳng có bạn bè gì hết. Một thế hệ trẻ em Đồng Lệnh dù rất ham học nhưng đành chấp nhận mù chữ vì không thể đến trường. Đi chợ thì không mua nổi một thứ gì, củ sắn, bắp ngô, bó chè làm ra cũng chẳng bán được cho ai. Thậm chí nhiều lần thấy người Đồng Lệnh gánh hàng ra chợ, không ít người ác tính tính còn xô người ngã, ném hàng xuống vũng bùn”, Quý kể. Thậm chí, có mấy lần cán bộ xã về tiếp xúc cử tri nhưng không dám uống nước, không dám bắt tay người dân, kể cả ông trưởng thôn.
Cuộc sống vẫn cứ tiếp diễn, cũng đã có những chàng trai, cô gái Đồng Lệnh phải lòng người ngoài, nhưng ở thời điểm bệnh phong còn nan y thì bức tường ngăn cản chẳng khác nào một lời nguyền không thể vượt qua ranh giới. Những đám cưới ở Đồng Lệnh chỉ toàn cô dâu bệnh phong lấy chú rể bệnh phong hoặc ngược lại. Tủi nhục, đớn đau từ năm này sang năm khác, thế hệ này sang thế khác và tưởng chừng như dài đằng đẵng thì có chuyện lạ xảy ra.
Trịnh Văn Lô quê ở huyện Chợ Đồn (tỉnh Bắc Kạn), đến Đồng Lệnh khi đôi bàn tay bị bệnh hủi ăn mòn gần hết ngón. Lô đến Đồng Lệnh có một mình. Một mình chống chọi với căn bệnh quái ác, một mình kiếm đất sản xuất, trồng sắn, trồng ngô kiếm sống. Ngày ngày Lô gánh sắn ra chợ Tân Thành bán nhưng chẳng ai dám mua. Bỏ mặc sự kỳ thị, Lô vẫn đi chợ, cứ gánh đi rồi lại gánh về. Trong một lần như thế Lô gặp Phạm Thị Miên, một cô gái theo gia đình ông chú lên Tân Thành làm kinh tế mới ở xã Thái Sơn, bên kia bờ sông Lô. Cảm thương chàng trai tật nguyền, Miên không những mua hết sắn mà còn theo Lô về tận làng phong Đồng Lệnh để tìm hiểu xem căn bệnh hủi nguy hiểm đến mức nào mà người ta lại xa lánh đến mức như vậy.
“Nhìn gia cảnh anh Lô chỉ thui thủi một mình lại bị bệnh tật hành hạ tôi vừa thương vừa cảm phục ý chí vượt lên của con người này nên quyết định gắn bó cuộc đời mình”, bà Miên nhớ lại.
Nghe tin Lô và Miên chuẩn bị làm đám cưới không chỉ làng Đồng Lệnh ngỡ ngàng mà cả xã Tân Thành sốt xình xịch, bàn ra tán vào. Bản thân Trịnh Văn Lô cũng không dám tin vào điều kỳ diệu ấy. Những đêm trăng sáng, những buổi hò hẹn, Lô lấy tay Miên đặt vào lòng bàn tay đã cụt gần hết ngón của mình rồi khuyên Miên hãy tìm người đàn ông khác có tương lai hơn. Ông chú Miên đang đi rừng cũng bỏ dở việc về gọi cháu hỏi cho ra lẽ. Hỏi chán hỏi chê ông kiên quyết bắt Miên từ bỏ ý định dại dột làm dâu làng phong nhưng Miên nhất quyết đòi lấy. Kể cả việc ông chú thông báo tin dữ về cho bố mẹ ở quê thì đám cưới vẫn cứ diễn ra.
“Đơn sơ lắm, chỉ có ít bánh kẹo nhưng đó là đám cưới lịch sử của làng phong Đồng Lệnh”, những người già ở Đồng Lệnh kể. Vượt qua nghịch cảnh, tình yêu của họ đơm hoa kết trái, những đứa trẻ lần lượt ra đời. Điều mà cặp vợ chồng Lô – Miên hạnh phúc hơn nữa là con cái họ khỏe mạnh như bao người mình thường khác, tuyệt nhiên không còn dấu hiệu nào của bệnh phong. Người con trưởng của họ, Trịnh Văn Sơn bây giờ đang làm cán bộ mặt trận của thôn Đồng Lệnh.
Hóa giải lời nguyền
Cuộc sống hạnh phúc của đôi vợ chồng Miên – Lô phần nào hóa giải lời nguyền làng phong Đồng Lệnh. Những đám cưới “chồng bệnh hủi, vợ lành lặn” lần lượt nới tiếp nhau. Ông Văn Tiến Thanh lấy bà Phan Thị Long, Lý Văn Nam lấy Lê Thị Kiểm…
Năm 2003 người ta tuyên bố chấm dứt bệnh phong ở Đồng Lệnh, trại phong giải thể. Những tủi nhục, đắng cay mà dân làng phải gánh chịu suốt mấy chục năm được trút bỏ. Dư âm của căn bệnh nan y một một thời chỉ còn sót lại ở những người lên đây chữa bệnh ngày xưa không còn chốn nào để đi về. Người có gia đình thì xin đất ở lại lập nghiệp, những người một thân một mình xin ở lại trong những căn phòng kiểu ký túc xá, sống bằng nguồn tiền trợ cấp của nhà nước.
Những mầm non tương lai Đồng Lệnh
Video đang HOT
Lời nguyền ở Đồng Lệnh đã được hóa giải. 100% số trẻ trong thôn được đến trường đúng độ tuổi, hiện có 35 em học ở cả ba cấp học. Tiêu biểu có Chẩu Văn Vương, tốt nghiệp Đại học Y Thái Nguyên. Bố mẹ cũng từng bị bệnh phong nên sau khi ra trường Vương bỏ qua những lời mời ở lại thành phố, anh quay về làng phong Đồng Lệnh làm việc, chăm sóc sức khỏe cho mọi người.
Dãy nhà gồm 6 phòng khang trang, có bếp riêng ở phía sau, cạnh với trạm y tế thôn do các tổ chức từ thiện xây tặng. Các cụ Trần Thị Chinh, Ma Thị Phiên, Tướng Thị Lám, Đào Thị Biết, Nguyễn Thị Đâu là thế hệ những người trong số 25 bệnh nhân phong đầu tiên còn sống tại thôn Đồng Lệnh. Ông Lô bây giờ đã thành người thiên cổ, bà Miên ngày ngày nhận việc chăm sóc những người neo đơn, không nơi nương tựa. Già nhất là cụ bà Trần Thị Chinh (103 tuổi), người dân tộc Cao Lan, quê mãi Lạng Sơn lên đây mấy chục năm rồi mà không ai trông nom cả. Mỗi tháng cụ Chinh nhận được gần 300 ngàn đồng tiền trợ cấp của nhà nước. Mọi sinh hoạt hằng ngày đều nhờ cả vào bà Miên.
“Ở đây, chăm sóc lẫn nhau đã thành nếp sống. Ngày xưa, vùng này cỏ lau mọc um tùm, đường đi chỉ là một lối mòn, cơm ăn phải độn sắn thường xuyên, nhiều lúc chỉ có nồi sắn luộc chấm muối nhưng ai nấy đều yêu thương nhau”, cụ Chinh minh mẫn lạ thường ở tuổi 103.
Đồng Lệnh hôm nay chưa thể giàu có nhưng cuộc sống có thể gọi là no đủ. Sau “thiên tình sử” của đôi vợ chồng Lô – Miên, ngôi làng trong thung lũng này chứng kiến thêm nhiều câu chuyện chẳng khác nào cổ tích. Tô Văn Quý là một ví dụ. Quê Quý ở Ninh Bình, thuở mới sinh, nhà nghèo lại đông con nên gia đình Quý dắt díu nhau tha phương cầu thực. Trong một chuyến xe ngược lên Tuyên Quang, bố mẹ Quý gặp đôi vợ chồng ở làng phong là ông Tô Văn Thế và bà Nông Thị Sùng. Hai ông bà đều bị bệnh hủi, không có con nên xin Quý về làm con nuôi. Gần 30 năm trôi qua, gia đình Quý sống hạnh phúc. Sau khi bệnh phong được xóa bỏ, Quý được đi học rồi về làm Phó thôn Đồng Lệnh.
Theo 24h
Chuyện tình cảm động của "người phi thường"
Tôi "ôm" cô ấy bằng mắt! Ngồi bên nhau tâm tình mặc cho đêm đã về khuya, sao trời càng sáng hơn, không gian yên tĩnh lạ thường. Lúc sau nữa, cô ấy ngồi vào lòng tôi, tôi quàng chân ôm chặt lấy nàng xiết vào lòng...
Thưa thầy, tấm gương vượt khó vươn lên số phận của thầy đã được nhiều người biết tới. Còn chuyện tình yêu của thầy, vẫn còn nhiều bí mật chưa kể ra, thầy có thể "bật mí" chút gì được chứ ạ...
(Cười vang) Tôi luôn được hạnh phúc, may mắn trong tình bạn, tình yêu dù bị liệt cả hai tay!
Hồi học lớp 6, tôi được mời đi nói chuyện ở một trường bạn. Nói chuyện xong có bạn học sinh nữ chạy lên cởi khăn quàng của bạn ấy quàng vào vai tôi.
Tôi sung sướng vô ngần. Chưa hết đâu. Sang lớp 7, cô ấy chuyển trường về học chung lớp với tôi nữa chứ!
Cô ấy có chiếc compa của Trung Quốc rất tốt, thời ấy hiếm lắm và quý lắm, vậy mà cô ấy bỏ vào chiếc cặp của tôi kèm theo mảnh giấy ghi mấy chữ "Thân tặng NNK".
Hết lớp 7, Liễu, tên cô bạn đi học kế toán. Sau này ai cũng có gia đình nhưng chúng tôi vẫn giữ quan hệ bạn bè cho tới nay, nửa thế kỷ rồi!
Thầy Ký dùng chân cắm hoa
Đó là tình bạn, còn chuyện tình yêu? Nghe đồn cũng thi vị chẳng kém...
Bắt đầu từ lúc tôi tốt nghiệp đại học về quê dạy cùng thầy Châu, là thầy dạy thời học phổ thông của tôi.
Có anh bạn dẫn em gái tới chơi. Như tình yêu sét đánh, tôi sững sờ. Cô ấy cũng có "tín hiệu", tôi ngỏ lời với cô ấy. Cái buổi ban đầu mà như thế là nhanh lắm rồi.
Khoảng 20 ngày sau cô ấy đạp xe như bay xuống thăm người anh lúc người anh...đi vắng! Thế là gặp tôi. Chúng tôi trò chuyện, tâm tình.
Cô ấy rủ tôi đi chơi. Lần đầu tiên tôi ngồi sau xe đạp cho một cô gái chở đi trên đường. Bồi hồi, xúc động lắm.
Hạnh phúc bên người vợ thứ 2 cũng là em vợ mình
Chúng tôi đi chơi, trò chuyện, quên hết thảy những gì xung quanh. Đến lúc chợt nhớ ra thì trời đã tối. Cô ấy định về nhưng tôi nhất quyết giữ cô ấy lại. Đêm hôm ấy trời không có trăng, chỉ đầy sao lấp lánh và chúng tôi bên nhau...
Rồi sao nữa thầy? Bình thường theo đúng "quy luật" thì tới đó phải có nắm tay rồi "hơn thế nữa", còn thầy có đôi tay mà cũng như không...
(Cười) Tôi "ôm" cô ấy bằng mắt! Ngồi bên nhau tâm tình mặc cho đêm đã về khuya, sao trời càng sáng hơn, không gian yên tĩnh lạ thường...
Lúc sau nữa, cô ấy ngồi vào lòng tôi, tôi quàng chân ôm chặt lấy nàng xiết vào lòng...
Ôi, độc đáo quá...!
(Thầy Ký kể đến đây thì ngừng lại. Có lẽ thầy đang bồi hồi nhớ lại "cái thưở ban đầu..." của mình. Rồi thầy dùng chân lục trên giá sách lấy ra quyển sổ ghi chép của những khách đến thăm, ngón chân thầy thoăn thoắt giở lật từng trang, tìm ra bài thơ "Thơ vui tặng Nguyễn Ngọc Ký" của nhà thơ Trương Nam Hương cho tôi xem).
Có một người đi học
Sách vở mang trong đầu
Đôi tay mềm dắt gió
Lấy chân mình chép câu
Yêu đương trong trẻo lắm
Không dùng tay...du xuân
Đêm đêm nằm với vợ
Quấn quýt bằng...ba chân
Chờ tôi đọc xong bài thơ, thầy Ký nói tiếp:
"Nàng" chính là vợ đầu của tôi, tên Vũ Thị Nhiễu, cũng là cô giáo, đã gắn bó cùng tôi mấy chục năm trời, gánh vác chia sẻ với tôi mọi buồn vui trong cuộc đời. Cô ấy đã mất chục năm nay rồi!
So ra, thầy khá "may mắn" và hạnh phúc trong tình yêu phải không thầy?
Cũng không hoàn toàn vậy đâu! Tôi và cô ấy đến với nhau bằng tình yêu mãnh liệt song vấp phải sự phản đối của gia đình cô ấy cũng vô cùng quyết liệt! Vì yêu tôi, cô ấy đã bị ngăn cản, bị đánh đập nhiều lắm đấy!
Ai mà tin con gái xinh đẹp nhất vùng, học hành tới nơi tới chốn mà lại chọn người yêu, người chồng tật nguyền, liệt 2 cánh tay như tôi?
May nhờ nhà thơ Đoàn Văn Cừ ở gần đấy, ông rất quý tôi và có uy tín lớn với bố cô ấy. Bố cô ấy vốn mê thơ của nhà thơ Đoàn Văn Cừ. Ông gặp bố vợ tương lai của tôi nói đại ý là tôi có tài, năng lực tốt, cái tên Ngọc Ký cũng rất tốt. Nói tóm lại là "rể quý" đấy.
Và tình yêu, vợ chồng là duyên phận với nhau v.v...Cuối cùng, bố vợ tôi đồng ý! Thế là đám cưới diễn ra, chúng tôi nên vợ chồng!
Cuộc sống vợ chồng của thầy với đôi tay bị liệt chắc cũng phải "đặc biệt" lắm mới vượt qua mọi trở ngại và có được hạnh phúc?
Vợ chồng tôi đều là giáo viên, cũng như mọi người, phải cố gắng rất nhiều để xây dựng hạnh phúc gia đình, nuôi dạy con cái nên người! Riêng tôi thì luôn phải cố gắng gấp bội so với người bình thường để bù đắp khiếm khuyết, bất hạnh của mình.
Ngoài đi dạy, về nhà thầy có làm việc trong nhà giúp vợ, chăm con được không? Thầy làm thế nào?
Chẳng việc gì mà tôi không làm cả. Khó xử nhất là giai đoạn vợ chồng tôi còn ở chung nhà với mẹ tôi. Vợ tôi sinh con đầu lòng, nằm cữ, tôi phải cáng đáng việc nhà nhiều hơn.
Đi dạy về lụi cụi làm việc trong nhà. Sáng dậy sớm ra ao giặt đồ cho vợ con. Mẹ tôi thấy vậy, cụ xót ruột, mắng: "Chồng đã liệt 2 tay, đi dạy cả ngày về còn phải dậy sớm giặt đồ, vợ đành lòng để vậy à?".
Vợ mới sinh nở, sợ vợ buồn, tôi phải động viên, an ủi. Từ đó về sau tôi phải dậy sớm từ lúc còn tờ mờ để mẹ tôi không biết, giặt xong thau đồ rồi lên nằm chờ sáng để đi dạy. Nhờ vậy mà ổn cả đôi đàng!
Đến cuối đời, tình yêu của họ vẫn còn nồng thắm
Thầy là tấm gương phi thường nhưng vợ thầy cũng là người phụ nữ phi thường dám yêu bằng trái tim và vượt qua mọi thị phi, trở ngại đến với thầy. Trong đời sống vợ chồng, thầy có bí quyết gì để nuôi dưỡng tình yêu tuyệt vời đó cũng như hạnh phúc gia đình của mình?
Hồi đó, nhiều người bảo tôi rằng, chỉ có những đứa con gái ăn không biết trở đầu đũa mới lấy tôi. Nên khi lấy được người vợ là cô gái xinh đẹp nhất trong vùng, tôi phải cố gắng xây dựng và gìn giữ hạnh phúc của mình.
Bí quyết gì ư? Sống và cố gắng bằng tất cả trái tim mình.
Tôi đã từng tâm sự với bạn bè rằng, tôi bị liệt đôi tay, bù lại, trời thương ban cho tôi hạnh phúc tuyệt vời. Vợ tôi đúng là "quà tặng của thượng đế" cho tôi. Lúc biết mình sắp mất, vợ tôi rất lo lắng cho tôi, không biết tôi sẽ sống ra sao nếu không có cô ấy bên cạnh. Con cái thì đã lớn, sẽ có vợ có chồng.
Nằm trên giường bệnh mà vợ tôi cứ thổn thức, suy nghĩ.
Em vợ tôi (tức vợ hiện nay của tôi), lúc ấy ở ngoài Bắc, chồng mất đã hơn 10 năm, một mình ở vậy nuôi 2 đứa con, bay vào thăm bà chị sắp mất.
Nằm trên giường, gặp em gái vào thăm, vợ tôi mừng rơi nước mắt, cầm tay em gái nói: "Chị xin em một điều, chị mất đi rồi, em hãy thay chị làm vợ anh Ký, sống và chăm sóc anh ấy những ngày còn lại...".
Tôi không kìm được nước mắt, quay mặt đi, chẳng biết nói gì.
Thực ra, trước khi em vợ vào, vợ tôi cũng đã trao đổi với tôi mấy lần về việc này, nhưng tôi gạt đi. Ngờ đâu, cô em vào tới nơi, vợ tôi nói ra được ước nguyện cuối cùng rồi ra đi mãi mãi...
Người vợ thứ hai hiện nay chính là em vợ của tôi, tên Vũ Thị Đậu....
Theo Dantri
Chuyến "lên bờ" lịch sử của gần 40 hộ dân làng phong Sáng nay 25/8, gần 40 hộ dân làng phong (thôn Hòa Vân, phường Hòa Hiệp Bắc, TP Đà Nẵng) đã chuyển vào đất liền sinh sống. Sau nửa thế kỷ tồn tại, kể từ hôm nay, làng phong chỉ còn trong ký ức. Công tác thực hiện tái định cư cho người dân làng Vân gồm hai phương án: giao đất để người...