Chuyện tình cảm động của cặp đôi đồng tính nữ
Là một cô gái nhưng cảm xúc của Linh chỉ dành cho người cùng giới. Cách đây 11 năm, Linh gặp người con gái tên Phương và họ đã trải qua nhiều cay đắng để được bên nhau. Chuyện tình của họ có thể lấy nước mắt của những người sắt đá nhất…
Tăng Ái Linh sinh năm 1979 tại TPHCM. Từ nhỏ Linh và gia đình đã biết cô không như bao người con gái khác nhưng tất cả làm lơ không đề cập đến như cố tình phủ nhận một sự thật hiển nhiên: Linh là người đồng tính.
Năm 2002, khi đang ở Singapore, trong vai một người “đàn ông” với cái tên Duy Khang, Linh quen một người con gái qua mạng tên Phương kém mình 3 tuổi. Họ trở thành hai người bạn thân, hàng ngày chia sẻ với nhau mọi chuyện trong cuộc sống.
Ái Linh và Thanh Phương (ảnh nhân vật cung cấp).
Cảm giác cho Linh biết đó là một nửa của đời mình nên cô quyết định về nước gặp Phương với vai trò là người bạn của… Duy Khang. Hai cô gái trở thành đôi bạn thân rất đặc biệt, trò chuyện, đón đưa hàng ngày.
Linh quyết định bày tỏ tình cảm “oái oăm” với Phương. Cô nhớ lại: “Khi đó, tôi cầm chặt tay Phương và nói “Linh yêu Phương”. Tôi có thể mất đi người bạn này mãi mãi nhưng tình cảm thì không thể che dấu!”. Và mọi thứ sụp đổ dưới chân cô gái khi Phương rút tay và lắc đầu…
Linh rút lui trong nỗi đau đớn tuyệt vọng nhưng tuyệt nhiên không hề có bất kỳ hành động nào gây phiền toái cho Phương. Có điều sự bứt rứt, trằn trọc lại diễn ra ở Phương, cô gái bàng hoàng khi thiếu vắng Linh. Khi xác định được rằng trái tim mình đã lỗi nhịp vì người con gái đó chứ không phải bất kỳ chàng trai nào, Phương đã chủ động liên lạc với Linh…
Tình yêu của đôi bạn trẻ chính thức bắt đầu từ đó!
Cuộc báo hiếu cay đắng
Tình yêu của họ gặp phải sự phản đối kịch liệt của hai bên gia đình. Nhất là từ bố mẹ Phương, họ còn bàn đến việc nhờ xã hội đen “xử” Linh. Cả hai phải sống trốn tránh, chui lủi, bế tắc không biết đâu là hướng đi cho mình.
“Linh à, má muốn con lấy chồng! Má xin con! Hãy cho ba má, cho con và cho người đàn ông yêu con một cơ hội nghen”. Đề nghị đó của má như đánh gục mọi cố gắng của Linh. Cô gái đầu hàng, quyết định nhắm mắt lên xe hoa và theo chồng sang Úc được bao biện bằng lời dối trá dành cho Phương: “Linh đi học!”
Video đang HOT
Hai cô gái yêu nhau 11 năm và có 5 năm sống bên nhau (Ảnh: Hoài Nam).
Trong khi Phương đang héo mòn, suy sụp vì người yêu bỏ đi quá bất ngờ cũng là quãng thời gian Linh trải qua những chuyện khủng khiếp
Mới đây, Bộ Y tế đưa ra đề xuất cho phép kết hôn đồng giới bởi trên góc độ quyền con người, người đồng tính cũng có tất cả mọi quyền như những người khác. Từ năm 1990, Tổ chức Y tế thế giới đã loại bỏ đồng tính ra khỏi danh sách bệnh tâm thần.
nhất trong cuộc đời, mà đến bây giờ nó vẫn là ký ức kinh hoàng: Linh phải làm vợ của người đàn ông vốn dành rất nhiều tình cảm cho mình.
“Linh không ghét người đàn ông được gọi là chồng mình mà còn rất cảm ơn anh và thương anh vô cùng. Nhưng có ai biết khi đêm xuống, dù trốn tránh đến mấy thì chuyện vợ chồng vợ chồng không thể tránh khỏi nhưng với tôi chỉ có thể diễn đạt bằng cảm xúc: Tôi thấy như mình bị cưỡng bức. Tôi cắn môi đến bật máu…”, Linh kể.
Thương mình một, Linh thương cho người đàn ông được xem là chồng mình gấp ngàn lần bởi cô hiểu từ tâm can: “Một đồng tính nữ phải chung đụng với người dị tính nam khủng khiếp đến độ nào thì cũng chưa kinh khủng, đáng sợ bằng một người dị tính như chồng tôi phải chung đụng với một người đồng tính. Anh ấy là người đáng thương nhất!”.
Linh và Phương tham gia ký vận động 1 triệu chữ ký ủng hộ hôn nhân đồng tính (Ảnh: Hoài Nam).
Vẫn nhớ lời má: “Kiếm một đứa con, sau đó thích bỏ thì bỏ, làm gì thì làm!” và cũng muốn nhắm mắt cho xong chuyện nhưng Linh không cho phép mình làm điều đó. Trong chuyện này đã có 3 người phải chịu đau đớn, cớ gì bắt thêm một đứa trẻ phải chịu đựng.
Nhiều buổi sáng dậy trong sự ê chề, Linh đứng bên cửa sổ trên lầu và nghĩ, chỉ nhích một bước chân thôi sẽ kết thúc tất cả! Khi đã muốn chạm tay đến cái chết, Linh thoảng thốt đặt câu hỏi: “Giữa cái chết và sống thật, mình chọn cách nào?”.
Con đường sống thật
Linh bay về nước, cúi đầu nói với má: “Con đã cưới chồng báo hiếu má! Giờ hãy cho con được sống đúng với con người của con nha má”. Linh chạy đi tìm Phương, người con gái đang héo mòn, cũng từng nghĩ đến cái chết khi người yêu bỏ rơi.
Biết rằng không thể nào ép con gái thay đổi chính bản thân mình, gia đình Linh chỉ biết thở dài, nhưng với Linh tiếng thở dài đó là họ chấp nhận con người cô. Mẹ Phương vẫn đe dọa tính mạng của Linh miễn sao tách được con gái mình khỏi đứa con gái đó. Điều Phương và Linh không thể ngờ, chính bà ngoại của Phương lại là người lên tiếng bảo vệ hai đứa khi nói với ba má Phương: “Nếu con Linh mà mất một sợi tóc thì tụi bay chôn luôn tao đi”.
Dù chưa được được xã hội thừa nhận nhưng với họ tình yêu này giúp họ được sống thật với mình. (Ảnh: Hoài Nam).
Quen nhau 11 năm, sống với nhau hơn 5 năm, không được pháp luật thừa nhận, họ chỉ gắn kết với nhau bằng một bữa tiệc nhỏ và cặp nhẫn đôi. Trải qua những cay đắng, đau khổ nhất, Linh và Phương đã phần nào chứng minh tình yêu của họ là có thật dù có được chấp nhận hay không.
Trong khi trò chuyện, cả hai liên tục nắm tay nhau, ánh mắt không giấu được niềm vui hạnh phúc mình có được hôm nay. Họ mãn nguyện với cuộc sống đôi lứa hiện tại, cả hai cùng làm việc chung tại một công ty du lịch, Phương đang học lên để lấy bằng đại học. Bản thân họ không ngừng cố gắng để đẩy lùi sự kỳ thị, phân biệt của những người xung quanh bằng chính cách sống, cách ứng xử của mình.
Sinh hoạt hàng ngày trong mái ấm của hai người con gái (Ảnh nhân vật cung cấp).
Vậy nhưng hai cô gái vẫn không ngừng khát khao họ được pháp luật thừa nhận để được sống và làm việc trong khuôn khổ của pháp luật, cộng đồng. Bởi họ biết nhiều trường hợp người đồng tính vì không được thừa nhận, không đủ sức vượt qua phải sống trong vỏ bọc hoặc tìm đến cái chết.
Trong ngày hội “Thức tỉnh đón Cầu Vồng” tổ chức vào ngày 12/5 tại TPHCM nhân ngày thế giới chống kỳ thị người đồng tính, chuyện tình của Linh và Phương đã lấy nước mắt hàng ngàn bạn trẻ. Linh chia sẻ: “Nếu bạn là người đồng tính, đừng lấy lý lẽ báo hiếu để sống che đậy, sống giả dối vì điều này đồng nghĩa với việc bạn đang giết rất nhiều người và giết chính mình. Nếu không thể sống thật thì hãy chọn cách sống độc thân để báo hiếu bố mẹ. Là người đồng tính, bạn phải có tinh thần thép gấp trăm lầm, ngàn lần mọi người để được sống với hạnh phúc của mình”.
Theo Dantri
Căng mình đón "heo vàng" vào lớp 1
Lứa học sinh vào lớp 1 năm học 2013 - 2014 (sinh năm "heo vàng" 2007) tăng cao so với mọi năm và tăng hơn số học sinh lớp 5 chuyển cấp nên nhiều trường tiểu học ở TPHCM phải đặt ra nhiều phương án đảm bảo đủ chỗ học cho trẻ.
Những khảo sát ban đầu đã cho thấy số học sinh (HS) vào lớp 1 năm học 2013 - 2014 tại TPHCM tăng mạnh với năm học trước. Ngoài ra, số HS vào lớp 1 vượt xa HS lớp 5 tốt nghiệp nên sẽ gây căng thẳng cho các trường tiểu học.
Sĩ số lớp học sẽ tiếp tục được "chèn" trong năm học 2013 - 2014 để đủ chỗ cho học sinh lớp 1.
Theo như kế hoạch tuyển sinh đầu cấp năm học 2013 - 2014, TPHCM sẽ có trên 108.700 trẻ 6 tuổi vào lớp 1, trong khi chỉ tiêu lớp 5 lên lớp 6 là trên 88.000 HS.
Số lượng trẻ 6 tuổi tăng mạnh tập trung ở các quận vùng ven như Q. Tân Phú, Bình Tân, Gò Vấp, Q. 12..., số lượng trẻ 6 tuổi tăng mạnh với năm trước. Như Q. Bình Tân khoảng 10.000 trẻ 6 tuổi, tăng 3.000 so với năm học trước và hơn gấp đôi so với HS lớp 5 ra trường, Gò Vấp tăng khoảng 3.000, Q. Tân Phú tăng khoảng 1.000 em... Và sẽ không ngừng tăng khi công tác kiểm tra phổ cập kéo dài vào năm học và phát sinh thêm từ dân nhập cư đổ về.
Học sinh tăng, giảm đủ thứ
Tỷ lệ đầu vô và đầu ra quá chênh lệch, TPHCM cần có thêm hàng chục ngàn chỗ học mới cho HS tiểu học. Nhiều quận có thêm trường mới vẫn không thể tránh được tình trạng quá tải, chưa kể nhiều địa bàn không có trường học mới được mở trong năm nay. Điều này buộc các quận phải lên nhiều phương án như tăng sĩ số lớp, cắt giảm bán trú, giảm số lớp học 2 buổi/ngày... Và muốn hay không điều này cũng sẽ ảnh hưởng chất lượng giáo dục.
Q. Bình Tân, chênh lệch HS ra - vào trường tiểu học khoảng 5.000 HS, quận có thêm 2 trường tiểu học được xây mới nhưng cũng chỉ đủ để đón 4.000 chỗ cho HS học 1 buổi. Còn khoảng 1.000 học sinh sẽ được sắp xếp về các trường trong quận trên cơ sở tăng sĩ số lớp hoặc giảm tỉ lệ HS 2 buổi/ngày và khả năng phải giảm tỉ lệ bán trú xuống còn khoảng 20%.
Ở quận Tân Phú, theo tính toán ban đầu, sĩ số bình quân sẽ tăng lên 44 HS/lớp cũng chỉ giải quyết được phần nào số HS tăng. Hơn nữa, tỉ lệ bán trú ở tiểu học ở quận này vốn đã rất thấp, chỉ chiếm khoảng 22%, giờ đứng trước nguy cơ phải giảm tiếp.
Nhiều trường tiểu học ở TPHCM sẽ giảm hoặc xóa bán trú để đón "heo vàng".
Tại Gò Vấp, cần thêm hàng ngàn chỗ học mới nhưng không có trường học mới nên nhiều phương án như tăng sĩ số lớp, giảm bán trú, giảm số lớp học 2 buổi sẽ được áp dụng triệt để.
Bà Phan Thúy Trang - Hiệu trưởng Trường tiểu học Kim Đồng (Gò Vấp) cho hay, trường chỉ có 9 lớp 5 ra trường nhưng dự tính phải đón số HS vào lớp 1 rất đông, khoảng trên 600 em, gấp đôi so với năm học và rồi. Để đảm bảo chỗ học cho HS lớp 1 thì buộc phải giảm và thậm chí xóa tổ chức bán trú rất cao.
Ông Lê Ngọc Điệp - Trưởng phòng giáo dục tiểu học, Sở GD-ĐT TPHCM cho hay, khi số lượng HS tăng thì phương án cần thiết nhất là tăng trường, tăng lớp. Tuy nhiên, trường lớp mở mới không theo kịp số HS thì sẽ dẫn đến tình trạng tăng sĩ số lớp, giảm số lớp học 2 buổi, giảm bán trú.
Ngoài ra, tuy việc tăng số lượng HS lớp 1 chủ yếu chỉ tập trung ở các quận vùng ven, nơi dân nhập cư đông. Nhưng lại có thể dẫn đến áp lực cho các trường ở các quận nội thành do hệ lụy của việc việc chạy trường xuất phát từ nhu cầu của phụ huynh muốn con được tham gia bán trú, được học hai buổi...
Theo 24h
Né phí trước bạ bằng đăng ký xe ngoại tỉnh: Phải mà không phải Quy định giảm phí trước bạ đăng kí ôtô lần đầu tại Hà Nội xuống mức tối đa 15%, đăng kí từ lần thứ 2 giảm xuống còn 2% đã khiến không ít người cho rằng có thể... lách luật để giảm chi phí sở hữu xe. Sóng ngầm? Khi Nghị định 23/2013 của Chính Phủ chính thức có hiệu lực từ ngày...