Chuyện tình buồn của các mỹ nhân phim Kim Dung
Cùng điểm qua một số chuyện tình buồn của các mỹ nhân trong phim kiếm hiệp Kim Dung.
1. A Châu trong Thiên Long Bát Bộ
Sau khi được Tiêu Phong cứu mạng, A Châu cảm mến anh sâu sắc và nguyện theo anh đi đến hết cuộc đời. Thế nhưng chuyện tình của hai người đã có cái kết bi kịch chỉ vì một sự hiểu nhầm. Tưởng rằng cha mình – Đoàn Chính Thuần là kẻ thù của Tiêu Phong, A Châu đã quyết định giả trang thành ông để đến gặp Tiêu Phong. Như vậy, A Châu vừa có thể bảo vệ cho cha, vừa tránh cho Tiêu Phong trở thành kẻ thù của nước Đại Lý.
Thế nhưng quyết định đó cũng đồng nghĩa với việc A Châu sẽ phải chết trong tay chính người mình yêu. Cái chết của A Châu không chỉ là nỗi day dứt, ân hận lớn của Tiêu Phong mà còn khiến khán giả không khỏi xót xa.
2. Chu Chỉ Nhược trong Ỷ Thiên Đồ Long Ký
Trong bộ phim Kim Dung – Ỷ thiên đồ long ký, Chu Chỉ Nhược quen biết Trương Vô Kỵ từ khi còn nhỏ nhưng do hoàn cảnh mỗi người một nẻo. Khi gặp lại, Chỉ Nhược hết mực yêu Vô Kỵ. Chính tình yêu mãnh liệt này khiến Chỉ Nhược dù đã thề độc với sư phụ không được lấy Trương Vô Kỵ nhưng vẫn một mực muốn trở thành thê tử của anh. Thế nhưng trong ngày thành hôn, quận chúa Triệu Mẫn đã tới phá vỡ hôn sự đó, khiến Chỉ Nhược như phát điên và từ đó lạc sâu vào tà lộ.
3. Quách Tương trong Thần Điêu Đại Hiệp
Quách Tương – con gái thứ hai của Quách Tĩnh và Hoàng Dung là người rất thông minh, lanh lợi và si tình. Năm 16 tuổi, Quách Tương gặp Dương Quá rồi nhanh chóng mê mẩn vẻ tuấn tú, võ công siêu phàm và đặc biệt là tấm lòng hiệp nghĩa của chàng. Tuy nhiên, Dương Quá một lòng yêu Tiểu Long Nữ, khiến Quách Tương chỉ có thể giữ mãi trong lòng mối tình đơn phương.
4. Nhạc Linh San trong Tiếu Ngạo Giang Hồ
Video đang HOT
Nhạc Linh San từng có quãng thời gian đầy vui vẻ, hạnh phúc bên Lâm Bình Chi. Thế nhưng mọi chuyện thay đổi sau khi Lâm Bình Chi hiểu nhầm Linh San tiếp cận anh chỉ vì muốn đoạt bí kíp Tịch Tà Kiếm Phổ cho cha cô.
Dù thành thân với Lâm Bình Chi nhưng Linh San chưa bao giờ được hưởng hạnh phúc làm vợ bởi chồng cô đã tự cung trước đó. Không chỉ có vậy, Bình Chi còn tỏ ra lạnh nhạt và đối xử rất tệ với Linh San. Cuối cùng, Linh San bị chính Bình Chi giết chết.
5. Nghi Lâm trong Tiếu Ngạo Giang Hồ
Nghi Lâm – tiểu ni cô xinh đẹp phái Hằng Sơn có mối tình đơn phương câm lặng với chàng lãng tử Lệnh Hồ Xung. Nghi Lâm luôn dõi theo và quan tâm tới Lệnh Hồ Xung. Tình yêu của cô dành cho Lệnh Hồ Xung không cần đáp lại mà chỉ mong anh sẽ luôn gặp những điều tốt đẹp.
Theo afamily
Đóa hồng nhiều gai Chu Chỉ Nhược
Nhân vật Chu Chỉ Nhược trong Ỷ thiên đồ long ký của Kim Dung để lại trong lòng khán giả một hình ảnh ác nữ tà đạo, đặc biệt là món võ Cửu Âm Bạch Cốt Trảo đáng sợ của nàng. Tuy nhiên, bên cạnh đó, vai diễn này cũng khiến người xem không khỏi nhức nhối và thương cảm cho số phận của cô gái có có tấm lòng trong sáng mà phải đối mặt với cuộc sống đầy bấn loạn nội tâm, đưa đẩy nàng ngày càng trượt dài vào tà lộ.
Chu Chỉ Nhược: Mỹ nhân nửa chính nửa tà
Dưới ngòi bút sắc sảo và tinh tế của Kim Dung, hình ảnh Chu Chỉ Nhược hiện ra trước mắt độc giả như một đóa hoa hồng nhiều gai, vô cùng xinh đẹp nhưng cũng đầy nguy hiểm.
Nàng là con gái của một người chèo đò trên sông Hán Thủy, tình cờ gặp Trương Vô Kỵ lúc mới khoảng 10 tuổi. Mặc dù còn nhỏ nhưng Chu Chỉ Nhược đã biết ân cần chăm sóc cho người anh hùng trong lúc đang bị Huyền Minh Thần Chưởng hành hạ đau đớn trăm bề. Chưởng môn trong sáng và nhân hậu của phái Nga Mi sau này đã đem lòng yêu thương sâu sắc Trương Vô Kỵ.
Tuy nhiên, trong mối tình đó lại đầy rẫy ghen tuông và hiểm độc. Chính vì sự ích kỷ trong tình yêu đã khiến Chu Chỉ Nhược dần trượt dài vào tà lộ, hậu quả là phải mất hết võ công Cửu Âm Chân Kinh và cũng chẳng có được người mình yêu.
Tạo hình của Chu Chỉ Nhược do Triệu Nhã Chi, Đặng Tụy Văn, Du Khả Hân (hàng trên, từ trái sang) và Châu Hải My, Cao Viên Viên và Xa Thị Mạn (hàng dưới) thể hiện
Để khắc họa nhân vật một cách độc đáo, Kim Dung đã "cấy ghép" một số phẩm chất của Triệu Mẫn vào Chu Chỉ Nhược để "đánh lạc hướng" độc giả. Bên cạnh đó, ông vừa để mỹ nhân nửa chính nửa tà này vạch những nhát dao độc ác lên gương mặt Ân Ly, vừa để nàng tự làm thương tai trái của mình rồi đổ lỗi cho Triệu Mẫn.
Những thủ đoạn thâm độc này khi xuất hiện song song với hình ảnh hiền dịu đoan trang đã khiến nhân vật Chu Chỉ Nhược hiện lên đầy mâu thuẫn mà cũng thật cuốn hút.
Chu Chỉ Nhược là nhân vật được xây dựng thành công về mặt diễn biến nội tâm. Chính vì vậy, những diễn viên được lựa chọn cho vai diễn này không chỉ có vẻ ngoài là tổng hợp của sự trong sáng, hiền thục, trầm tư, thuần hậu mà còn phải đáp ứng được sự đấu tranh nội tâm, diễn biến tâm lý phức tạp qua nhiều giai đoạn.
Trên màn ảnh Hoa ngữ từng xuất hiện 8 phiên bản Chu Chỉ Nhược do Triệu Nhã Chi (1978), Du Khả Hân (1984), Đặng Tụy Văn (1986), Lê Tư (1993), Châu Hải My (1994), Xa Thị Mạn (2000), Cao Viên Viên (2003) và gần đây nhất là Lưu Cạnh (2009) thể hiện.
Lê Tư xinh đẹp trong phục trang độc đáo và cá tính
Với số lượng và tần xuất "tái bản" nhân vật dầy đặc như trên, khán giả yêu mến tiểu thuyết kiếm hiệp của Kim Dung lại có thêm nhiều cơ hội để bình luận và so sánh về sự hơn kém của từng phiên bản.
Về mặt tạo hình, Chu Chỉ Nhược là mỹ nhân được "biến hóa" nhiều nhất trên màn ảnh. Trong những năm thập niên 80, tạo hình của nàng được xây dựng khá truyền thống, không nhiều đột phá cả về trang phục lẫn hóa trang và đạo cụ. Tuy nhiên, bắt đầu từ năm 1993, vai diễn Chu Chỉ Nhược do Lê Tư đảm nhiệm đã mở ra một trải nghiệm mới cho hình ảnh mỹ nhân nửa chính nửa tà. Phục trang màu trắng tuyền với màng che mặt bí ẩn và cách búi tóc cao cá tính đã mang đến một cảm nhận thật mới mẻ và độc đáo.
Tiếp đó, sang đến phiên bản do Châu Hải My thủ vai thì điểm chấm đỏ giữa hai hàng lông mày lại càng gây chú ý. Chi tiết này đã được Cao Viên Viên tái hiện năm 2003 và nhận được nhiều khen ngợi của công chúng.
Lý Cạnh với nét đẹp đầy biểu cảm trong mỗi trạng thái tâm lý đã được khán giả rất hài lòng
Tuy nhiên, nếu nhắc tới hình ảnh Chu Chỉ Nhược được lòng nhà văn và khán giả Trung Quốc nhất lại là Lý Cạnh trong Tân Ỷ thiên đồ long ký năm 2009. Gương mặt không thực sự nổi bật nhưng mỗi khi thể hiện bất kỳ cảm xúc nào đều mang đến cho người xem một ấn tượng sâu sắc khó quên.
Nỗi lòng Chu Chỉ Nhược
Ỷ thiên đồ long ký xoay quanh câu chuyện các giang hồ băng nhóm không tiếc sinh mệnh để theo đuổi và tranh giành 2 báu vật của võ lâm là Đồ Long đao và Ỷ Thiên kiếm. Trong phim còn quán xuyến câu chuyện tình cảm phức tạp của nhân vật nam chính Trương Vô Kỵ và bốn cô nương xinh đẹp (Tiểu Siêu, Ân Ly, Triệu Mẫn và Chu Chỉ Nhược).
Chu Chỉ Nhược nửa chính nửa tà, là nhân vật khó đoán nhất trong Ỷ thiên đồ long ký
Một lời thề độc có thể khiến một người vác theo gánh nặng đi suốt cuộc đời, có thể thay đổi vận mệnh số phận của họ. Câu chuyện về lời thề độc tàn nhẫn này khi đặt vào câu chuyện của Kim Dung lại khiến người xem vô cùng nhức nhối và trăn trở.
Đó là bi kịch của Chu Chỉ Nhược - một người con gái bản chất ngây thơ và lương thiện nhưng vì gặp sức ép bên ngoài nên đã phải biến đổi tâm tính.
Nàng yêu Trương Vô Kỵ tha thiết nhưng vì bị sư phụ là Diệt Tuyệt sư thái bắt thề độc cấm giao du nên luôn phải đấu tranh gay gắt "bên hiếu bên tình". Sau này khi có được Cửu Âm Chân Kinh thì Chu Chỉ Nhược lại luyện không đúng cách nên đi vào ma đạo. May mắn nhờ được Trương Vô Kỵ dùng Cửu Dương Chân Kinh hóa giải nên nàng đã hối lỗi và trở lại lương thiện.
Chu Chỉ Nhược vừa đáng thương vừa đáng trách
Lần đầu tiếp cận với Ỷ thiên đồ long ký, bạn sẽ cảm nhận được nỗi uất hận của Chu Chỉ Nhược khi tình yêu bị chối bỏ một cách phũ phàng, khiến nàng ngày một nhẫn tâm hiểm ác.
Tuy nhiên, càng đi sâu tìm hiểu tác phẩm thì tình cảm dành cho Chu Chỉ Nhược sẽ dần chuyển sang sự thương xót và thông cảm. Với tất cả những gì mà số phận đã an bài: bị ép nhận di mệnh của chưởng môn, bị ép ra Linh Xà Đảo, bị Triệu Mẫn phá vỡ hôn sự... thì có lẽ chúng ta nên dùng một cái nhìn rộng lượng cho nàng.
Theo TTVN
Mỹ nhân trong phim kiếm hiệp Kim Dung Với tính phổ cập và được nhiều tầng lớp độc giả ái mộ, tiểu thuyết kiếm hiệp của Kim Dung đã được chuyển thể thành nhiều loại hình nghệ thuật khác nhau. Trong đó, nổi bật nhất phải nhắc tới những tác phẩm truyền hình phản ánh sinh động cốt truyện, khắc họa tinh tế đặc thù riêng của nhân vật. Và một...