Chuyện tình anh lính người Kinh và cô gái Sán Dìu
Mấy chục năm nay dưới chân Tam Đảo (Vĩnh Phúc), người dân vẫn nói về chuyện tình của anh pháo binh tên Phượng và cô sơn nữ tên Man. Đó là lần đầu tiên trong làng cô gái Sán Dìu lấy anh lính người Kinh.
“Sau hơn 10 năm rời Tam Đảo vào chiến trường miền Nam, khi trở về, chàng pháo thủ vẫn một lòng một dạ mong được cưới cô gái Sán Dìu Tam Đảo. Là lang y gia truyền, ngoài việc nhận ra đức tính thật thà của con rể tương lai, bà lang (mẹ cô gái) còn dựa vào sách tử vi để biết được anh pháo thủ sẽ là người duy nhất nối được nghiệp nhà mình…”, chàng lính pháo thủ năm xưa, giờ đã là ông lão 79 tuổi, lật giở cuốn sách Bút ký lữ hành Tam Đảo, nói về chuyện tình yêu của mình.
Ông Nguyễn Công Phượng sinh năm 1935 ở Mê Linh, Vĩnh Phúc. Năm 1959, ông là tiểu đội trưởng đơn vị pháo binh, đóng quân ở vùng Hồ Sơn, Tam Đảo. Địa bàn đóng quân là nơi định cư của các đồng bào dân tộc, người Sán Dìu chiếm số đông. Đêm đêm, anh lính vẫn được nghe những điệu soọng cô của lứa đôi trong vùng. Những bản giao duyên đó ngấm dần vào tâm hồn chàng lính, để anh hiểu đất, hiểu cái bụng của đồng bào.
Một lần, chàng lính vào nhà bà lang nức tiếng trong vùng chơi. Tính tình vui vẻ, hay đùa tếu nên anh được lòng người lớn. Bà cụ nhận anh làm học trò, dạy cho nghề thuốc.
Anh lính Nguyễn Công Phượng và người vợ Phó Thị Man những năm vừa cưới. Ảnh: NVCC.
Nhà bà lang có cô con gái út tên Phó Thị Man (chữ út trong tiếng dân tộc là Man) khéo léo lại xinh đẹp nhất vùng. Tuổi 15, Man xinh xắn hơn trong bộ quần áo thổ cẩm của dân tộc. Nhiều trai bản để ý nhưng cô gái chỉ ngày ngày bám mẹ lên núi hái thuốc. Anh lính Phượng cũng không biết mình thầm thương, trộm nhớ con gái cưng của sư phụ từ lúc nào.
Tới tuổi 19, Man xinh đẹp, trong trẻo như ánh trăng bên bìa rừng. Gia đình chọn cho cô lấy một thầy hiệu trưởng trường làng, đẹp trai, nhà con một. “Nhà tôi đã nhận lễ của người ta 20 đồng bạc trắng, 80 kg thịt lợn, 7 con gà trống thiến. Tất cả chỉ đợi đến ngày cưới”, bà Man nhớ lại.
Thời điểm này, ông Phượng vừa làm nhiệm vụ, vừa được cử đi học dưới Hà Nội. Sau khóa học về bản, ông Phượng nghe tin Man sắp lấy chồng. Sợ mất người yêu, ông liền nhờ người đến nhà mai mối. Mẹ Man thương cậu học trò đến mức ngay cả củ khoai luộc cũng dành phần, xem tử vi còn biết chỉ có ông Phượng mới làm rạng danh được nghề thuốc của tổ tiên, nên đồng ý. Tuy nhiên, những người anh của Man lại bắt cô phải lấy thầy giáo người Sán Dìu. Cô gái khó xử giữa mẹ và các anh.
Bà Man tâm sự: “Ngày đó, mình có biết yêu là gì nên không biết chọn ai. Làng này chưa từng có ai lấy người Kinh cả, tôi cũng không dám làm trái ý anh nhưng vì thương bu nên đành trả lễ. Anh trai đã đánh, mắng tôi”.
Sau khi trả lễ, Man và ông Phượng chính thức qua lại. 5 năm yêu nhau chuyện tình của họ đủ viết cả một cuốn tiểu thuyết. Ông Phượng kể, thời mới yêu, mỗi lần tỏ tình, bà Man đều nói không biết chữ yêu là gì. Anh lính lại làm thơ, phổ nhạc, ngồi bên nhà hàng xóm đánh guitar vọng sang:
Sau rặng núi mỗi khi trời tối
Anh lặng ngồi ngắm gác nhìn sao
Sao ngân lấp lánh trên cao
Lòng anh lại thấy nao nao nhớ nàng
Vầng dương vừa chiếu ánh vàng
Nàng trong bộ cánh áo chàm đi chơi
Nàng luôn hiện trước mặt tôi
Video đang HOT
Mà sao tôi thấy xa vời như sao
Đêm đêm tôi lại chiêm bao
Thấy nàng như ánh hoa đào ngày xuân
Dần dà tôi bước lại gần
Thế rồi tôi lại tần ngần lặng im
Nghe như trống đánh trong tim
Bao lời tình nói tôi tìm chẳng ra
Tôi đành phải cất lời ca
Để nàng nghe thấy tiếng ca chân tình.
Thiếu nữ Phó Thị Man xinh đẹp trong bộ quần áo thổ cẩm của dân tộc, và hát những điệu soọng cô rất hay. Ảnh: NVCC.
Để giữ người yêu, anh lính theo Man từ những buổi hội họp đến ra đồng, lên núi hái thuốc. Thân là trai đồng bằng, bước chân ông Phượng không vững bằng sơn nữ. Cùng người thương leo núi hái thuốc, không ít lần anh lính bị trượt ngã, Man xuống chân núi không thấy phải leo lên tìm.
Ngày trẻ, bà Man làm trong hội phụ nữ, thường xuyên phải đi họp hành. Mỗi lần như vậy là chàng pháo binh lại đạp xe bám theo, canh chừng không cho trai làng tán tỉnh. Để lấy lòng họ hàng nhà Man, ông còn lên tận Tuyên Quang thuyết phục. Ai cũng quý cái sự chân thành, vui tính của ông, không còn phản đối tình yêu của họ.
Năm 1967, hai người kết hôn. Vừa lấy nhau thì ông vào chiến đấu ở Khe Sanh (Quảng Trị). Nỗi nhớ nhung người vợ trẻ, đứa con thơ đã chấp cánh cả trăm bức thư gửi về:
Trăm năm biết bấy nhiêu tình
Giờ đây, anh vẫn đinh ninh trong lòng
Trăm thương ngàn nhớ vạn mong
Man ơi, anh vẫn để trong dạ này
Cây rừng gió thổi còn lay
Tình em, anh giữ đến ngày nào phai
Đã đi phải đi đường dài
Đã yêu, yêu mãi không ai sánh bằng
Đã sống phải sống sao băng
Đã yêu, yêu mãi chí bằng núi sông
Man ơi! Có biết hay không
Anh đây ngày tháng nhớ mong cùng chờ
Nghẹn ngào viết một bài thơ
Vượt ngàn gian khổ ta chờ đợi nhau
Xóa tan hết những khổ đau
Hẹn ngày ta sống bên nhau suốt đời.
Nếu như ông Phượng giỏi về lý luận khám chữa bệnh thì bà Man lại nắm rõ từng đặc điểm vị thuốc của dân tộc mình. Ảnh: Phan Dương.
Ông Phượng bồi hồi nhớ lại, mỗi lần viết thư phải che bớt ánh sáng của đèn pin, tránh bị địch phát hiện. Mỗi lần có ai ra Bắc ông lại gửi thư, có khi tới vài bức đã viết lâu dồn lại. Năm 1981, ông xuất ngũ, trở về quê vợ, theo nghề thuốc nam. Không chỉ nắm hết được các bài thuốc của mẹ vợ, ông còn đi học thêm để nâng cao tay nghề. Bà Man cũng thôi hoạt động xã hội, cùng chồng phát triển nghề thuốc, mở nhà thuốc nổi tiếng nhất vùng Tam Đảo.
Người bệnh đến bốc thuốc cảm nhận được cái tâm chất phác của cặp lương y già, lại còn được vui cười bởi những cử chỉ yêu thương hồn hậu của ông bà. Trong khi bà cụ nói: “Ngày xưa, ông ấy theo bu tôi học thuốc, yêu tôi không nói. Lúc tôi sắp cưới, ông lại khóc lóc đòi bà gả mình cho ông”. Ông lão đợi vợ ra ngoài mới nói: “Bà ấy nói thế thôi, chứ có mà yêu tôi đứ đừ…”.
Sống với nhau 50 năm, có 8 người con mà ông vẫn giữ cái tính đùa vui, tếu táo của người lính. Còn bà vẫn giữ cái bụng thật thà của người dân tộc.
Theo VNE
Xem pháo binh hạng nặng Quân khu 4 bắn mục tiêu trên biển
Vừa qua Bộ tư lệnh Quân khu 4 đã chỉ đạo Lữ đoàn Pháo binh 16 tổ chức thành công cuộc diễn tập bắn mục tiêu trên biển.
Đây là cuộc diễn tập được tổ chức quy mô lớn, với các loại pháo chiến dịch 152mm, pháo 130mm và pháo 122mm tham gia thực hành tiêu diệt mục tiêu trên biển trên diện rộng. Các trận địa pháo và tiêu di động, mục tiêu cố định được bố trí trải dài trên địa bàn các xã vùng biển thuộc 3 huyện Nghi Xuân, Lộc Hà, Thạch Hà tỉnh Hà Tĩnh.
Tình huống của cuộc diễn tập đặt ra là có nhiều tàu chiến của địch xâm nhập, đổ quân trên vùng biển ngang của tỉnh Hà Tĩnh và mục tiêu địch tiến công đánh chiếm vào bờ. Sau khi nhận được mệnh lệnh của trên, cán bộ, chiến sĩ 3 đại đội pháo của Lữ đoàn Pháo binh 16 nhanh chóng làm tốt công tác chuẩn bị, tổ chức thực hành đánh địch thành 3 giai đoạn tiêu diệt hoàn toàn các mục tiêu di động và cố định trên biển.
Cuộc diễn tập thành công, đảm bảo an toàn tuyệt đối về người và vũ khí trang bị. Qua đó thể hiện rõ sự chuẩn bị và làm tốt công tác về tổ chức hiệp đồng các lực lượng, phương tiện, bảo đảm vũ khí, khí tài kỹ thuật. Đặc biệt là sự phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng, hiệu quả giữa các lực lượng Pháo binh, Hải quân, Công binh, Thông tin, Vận tải và các lực lượng tuần tra, kiểm soát bảo đảm an ninh trật tự trong suốt quá trình huấn luyện, thực hành bắn đạn thật.
Kết quả diễn tập đã góp phần quan trọng vào việc nâng cao chất lượng huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, xây dựng khu vực phòng thủ, bảo vệ vững chắc Tổ quốc trong tình hình mới.
Một số hình ảnh trong buổi diễn tập:
Làm công tác quán triệt nhiệm vụ trước khi bắn tại trận địa Pháo chiến dịch 152mm
Thiếu tướng Hồ Ngọc Tỵ, Phó Tư lệnh, Tham mưu trưởng Quân khu động viên các pháo thủ 122mm trước khi thực hiện nhiệm vụ bắn biển
Bình minh trước giờ nổ súng...
Đài chỉ huy thực hiện nhiệm vụ chỉ đạo bắn biển.
Đến giờ nổ súng
Pháo chiến dịch 130mm, 152mm thực hành tiêu diệt mục tiêu trên biển
Quân Đội Nhân Dân
Theo NTD
Siêu pháo chống vệ tinh của Trung Quốc chỉ để dọa người? Theo tạp chí quốc phòng Anh Jane's Defence Weekly, hình ảnh từ vệ tinh cho thấy có hai khẩu siêu pháo tại Trung tâm thử nghiệm pháo binh, nằm ở phía tây bắc của Thành phố Bao Đầu-Trung Quốc. Bài báo cho biết, hai khẩu pháo được đặt trên các bệ bê tông, 1 khẩu có chiều dài 80 feet (24 mét) và...