Chuyện tiêu tiền của các ông Vua
Quyền lực và tiền bạc là hai thứ mà những nhân vật dưới đây dư thừa. Với tài sản hàng chục tỷ USD, việc mua sắm những món đồ siêu đắt hay duy trì các bộ sưu tập khủng tốn kém đều nằm trong tầm tay của họ.
Theo danh sách của Forbes, các vị vua giàu có và quyền lực hầu hết ở Trung Đông và châu Á. Những người đứng đầu hoàng gia ở châu Âu cũng có mặt trong danh sách giàu sang và quyền lực song với số ít. Trong thời gian qua, dù tài sản đã giảm khoảng 9% – tương đương 10 tỷ USD vào 2010, song họ vẫn sống rất thoải mái.
Quốc vương giàu nhất thế giới
Quốc vương Thái Lan Bhumibol Adulyadej có tài sản ròng là 30 tỷ USD. Ngoài danh hiệu là vị vua giàu có nhất thế giới, ông còn là người nắm quyền lâu nhất thế giới, lên ngôi từ năm 1946.
Tài sản của vị vua này giảm khoảng 35 triệu USD vào năm 2008 do giá bất động sản và chứng khoán sụt giảm. Sự giàu sang của Quốc vương Thái hầu hết xuất phát từ Cục tài sản hoàng gia Thái – nơi mà ông ủy thác quản lý. Thông qua cơ quan này, người đứng đầu hoàng gia Thái sở hữu 1.577ha đất ở Bangkok. Gần đây, Cục tài sản hoàng gia Thái đã đi đầu trong kế hoạch biến một trong những quận mua sắm ở Bangkok thành đại lộ Champs-Élysées ở châu Á.
Hoàng gia Thái có một đội 3 máy bay, gồm cả một chiếc Boeing 737-800 và một chiếc Airbus A319. Quốc vương Adulyadej sở hữu một chiếc limousines được cá nhân hóa.
Nhân dịp 50 đăng quang, Quốc vương Thái được Henry Ho tặng một viên kim cương 545,67 carats. Viên kim cương đã được Giáo hoàng ban phước và hiện được cất giữ trong hoàng cung như một phần trong bộ sưu tập các món phục sức của hoàng gia.
Vua Brunei Hassanal Bolkiah
Tài sản ròng của Vua Brunei hiện vào khoảng 20 tỷ USD, phần lớn có từ tài sản dầu và khí.
Vua Hassanal Bolkiah có cuộc sống rất xa hoa song so với người em trai Jefri – tiêu hết 15 tỷ USD, thì vẫn chưa là gì.
Video đang HOT
Cung điện của Vua Bolkiah có 1.788 phòng, 257 phòng tắm, và phòng tiệc có thể chứa 5.000 người. Đây là cung điện lớn thứ 2 thế giới, chỉ sau Tử Cấm Thành ở Bắc Kinh. Cung điện của Vua Brunei có 110 gara xe, chuồng ngựa có điều hòa nhiệt độ đủ chỗ cho 200 con ngựa, 5 bể bơi.
Người đứng đầu hoàng gia Brunei có một bộ sưu tập ô tô gồm 5.000 chiếc. Nhà sưu tập ô tô nổi tiếng này hiện có 350 chiếc Rolls-Royces, 8 chiếc McLaren”s F1, 6 chiếc Dauer 962 LMs, một chiếc Mercedes CLK-GTR tay lái bên phải, một chiếc Lamborghini Diablo Jota, 2 chiếc Jaguar XJR-15 và vô số xe Ferraris, Mercedes, Jaguars, Porsche, Bentleys.
Tổng thống UAE Khalifa bin Zayed bin Sultan Al Nahyan
Sheikh Khalifa bin Zayed bin Sultan Al Nahyan, Tổng thống Các tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất (UAE) có tài sản ròng vào khoảng 15 tỷ USD. Phần lớn tiền bạc của ông có nguồn gốc từ các khoản đầu tư với công ty đầu tư Abu Dhabi.
Ông trở thành Tổng thống UAE vào 2004 sau khi vua cha qua đời.
Tòa nhà cao nhất thế giới Burj Dubai đã được đổi tên thành Burj Khalifa để tỏ lòng tôn kính vị Tổng thống này sau khi ông giúp Dubai thanh toán dự án đồ sộ tốn nhiều tiền của này.
Sheikh Khalifa bin Zayed bin Sultan Al Nahyan cũng xây dựng một dinh thự 7 tầng ở Seychelles. Cư dân tại đây cho biết, việc xây dựng dinh thự trên đỉnh núi này đã ảnh hưởng tới việc cung cấp nước và đòi ông bồi thường 10 triệu USD. Sheikh Khalifa sở hữu 26,4 ha đất trên đảo Mahe, đảo chính của Seychelles, cũng là nơi xây dinh thự.
Tiểu vương Dubai Mohammed bin Rashid Al Maktoum
Thủ tướng UAE, Tiểu vương Dubai Mohammed bin Rashid Al Maktoum hiện có 4,5 tỷ USD. Hầu hết số tiền mà ông có xuất phát từ cổ phần ở Dubai Holding và các khoản đầu tư từ cơ quan đầu tư Abu Dhabi.
Vị tiểu vương này có sở thích đua ngựa và gần đây ông đã chi hàng trăm triệu USD để mua đế chế đua ngựa lớn nhất Australia. Ngoài ra, người đứng đầu hoàng gia Dubai còn đặc biệt ưa thích những du thuyền đồ sộ. Hiện, ông sở hữu chiếc du thuyền Dubai, dài 162m và vào thời điểm đóng xong nó là du thuyền lớn nhất thế giới. Sau khi biết du thuyền Eclipse của tỷ phú Roman Abramovich dài hơn du thuyền của mình vài cm, Tiểu vương Mohammed đã yêu cầu nhà thiết kế kéo dài du thuyền của ông thêm vài mét.
Theo VietNamNet
Hoàng cung của ông vua giàu nhất thế giới
Hoàng cung lớn nhất thế giới đang ngự tại vùng đất Đông Nam Á trù phú.
Đó là cung điện ít được biết đến của hoàng gia Brunei, đất nước giàu có bậc nhất trong khu vực. Cung điện có tên Istana Nurul Iman, theo tiếng Ả rập có nghĩa là "Cung điện ánh sáng của các vị Thánh". Đây chính là hoàng cung lớn nhất thế giới hiện nay, vượt xa Buckingham (Anh) và Madrid (Tây Ban Nha).
Nhìn từ trên cao, hoàng cung được bao phủ bởi rất nhiều cây xanh.
Tọa lạc trên một ngọn đồi được phủ đầy bóng cây xanh trên hạ lưu sông Brunei, mặt tiền của cung điện hướng về phía Nam nơi có thủ đô Bandar Seri Begawan .
Hoàng cung Istana Nurul Iman là nơi ở của quốc vương Hassanal Bolkiah và dòng dõi hoàng tộc của ông. Đồng thời cung điện cũng chính là chỗ ở và làm việc của Chính phủ Brunei và Văn phòng Thủ tướng.
Cổng vào hoàng cung
"Cung điện Ánh sáng của các vị Thánh" được thiết kế bởi kiến trúc sư tài danh người Philippines: Leandro V.Locsin, xây dựng bởi công ty xây dựng quốc tế Ayala International. Được xây vào năm 1984, với tổng chi phí là 1,4 tỷ USD (tương đương với khoảng 29 nghìn tỷ VNĐ).
Khung cảnh lộng lẫy, trang nghiêm của hoàng cung Israna Nurul Iman
Hoàng cung theo kiến trúc Hồi giáo này có diện tích 200.000 m, với 1.788 phòng, 257 phòng tắm, 564 đèn treo nhiều ngọn, 51.000 ngọn đèn, 44 cầu thang bộ, 18 cầu thang máy, 5 hồ bơi đầy đủ tiện nghi. Máy lạnh được gắn khắp nơi trong cung điện, kể cả chuồng nuôi ngựa của nhà vua.
Trong hoàng cung có nuôi 200 con ngựa, có 110 gara để đậu xe ở tầng hầm, nhà vua có bộ sưu tập hơn 500 chiếc xe hơi đắt tiền, đáng kể là 165 chiếc Roll - Royce hạng sang làm theo đơn đặt hàng.
Nhà thờ Jame Asr Hassanal Bolkiah (gần hoàng cung) là nhờ thờ Hồi giáo đẹp và lớn nhất Đông Nam Á. Được xây dựng trong vòng 6 năm với 200 triệu USD (khoảng 4,1 nghìn tỷ VNĐ).
Ngoài ra, trong cung điện còn có một nhà thờ với sức chứa 1.500 người, phòng khách chứa khoảng 4.000 người và phòng ăn rộng đến mức chứa hết 5.000 người.
Tất cả các căn phòng, đặc biệt là phòng làm việc của Quốc vương đều được trang trí nội thất cao cấp, sang trọng với thiết kế tinh xảo, làm từ các loại kim loại quý như: vàng, bạc... Hơn thế nữa, phía trên cung điện là một mái vòm làm bằng vàng chói sáng khiến Istana Nurul Iman càng thêm phần lộng lẫy và nguy nga hơn.
Mái vòm màu vàng lộng lẫy của hoàng cung thể hiện uy quyền của quốc vương rất lớn.
Cung điện chính là biểu tượng cho quyền lực của nhà vua và sự giàu có của đất nước dầu mỏ Brunei. Người dân Brunei tự hào về hoàng cung như là một địa điểm linh thiêng và cao quý của những người Hồi giáo, nơi mà đức tin đã được gửi gắm tại quốc vương đáng kính của họ.
Quốc vương Hassanal Bolkiah - ông vua giàu nhất thế giới với tài sản lên khoảng hơn 40 tỷ USD (khoảng 823,5 nghìn tỷ VNĐ). Ngai của ông được làm toàn bộ bằng vàng nguyên chất.
Bình thường cung điện không mở cửa tham quan. Tuy nhiên hàng năm sau tháng ăn chay Ramadan của người Hồi giáo, quốc vương sẽ cho mở cửa 3 ngày để mọi người vào nhận lời chúc từ vua và tham quan hoàng cung.
Theo giadinh.net.vn