Chuyện thú vị phía sau bộ phim nổi tiếng ‘Chú Heo chăn cừu’
Babe (1995), hay còn được biết đến với tên gọi quen thuộc Chú Heo chăn cừu là một trong những phim kinh điển về động vật đặc sắc nhất trên màn ảnh. Nhưng để có thể biến những con vật ngoài đời thành những diễn viên thực thụ nói ra lời thoại, ekip của Babe đã phải trải qua những khó khăn gì?
Cốt truyện hay nhưng khó để lên phim
Năm 1986, nhà sản xuất George Miller đang nghỉ ngơi mệt nhoài tại sân bay sau chuyến công tác đường dài từ Sydney đến London thì bất chợt, ông để ý tới một người phụ nữ đang cười khúc khích với một cuốn sách có tên là The Sheep-Pig(tạm dịch: Heo chăn cừu). Ngay lập tức, điều gì đó đã khiến George ghé vào tiệm sách gần đó để hỏi mua một cuốn y hệt.
Thời điểm đó, George Miller cứ ngồi lì ở sân bay mà không di chuyển về khách sạn vì bị cuốn hút với câu chuyện trong sách. The Sheep-Pig xoay quanh một chú heo có cái tên đáng yêu là Babe bị nghi rằng là kẻ giết cừu của ông chủ nông trang. Sau khi chứng minh bản thân vô tội, Babe nhờ tới cô chó bạn thân Fly dạy mình cách chăn cừu để có thể bảo vệ chúng khỏi loài sói dữ tợn. Biệt tài này đã giúp chú heo nhỏ gặp vô vàn những chuyện thú vị.
Chú heo có biệt tài chăn cừu
George say mê đến mức, liền tưởng tượng ra khán giả sẽ vỡ òa và cảm thấy thú vị ra sao khi chứng kiến một chú heo biết chăn cừu trên màn ảnh. Ông gác toàn bộ công việc sau đó để tới đàm phán với tác giả cuốn sách là Dick King-Smith về việc làm phim chuyển thể nhưng mọi thứ không bao giờ là đơn giản.
Mất một thập kỷ nài nỉ, George Miller mới thuyết phục được Dick King-Smith khi phải chiều theo ý nhà văn người Anh khi ông khăng khăng muốn phim phải đặt bối cảnh nông trại tại Úc, quê gốc của Dick. Hơn thế nữa, công nghệ làm phim vào thập niên 80 chưa cho phép để tạo ra những con vật có thể trò chuyện bằng từ ngữ với nhau ở thực tế nên rốt cuộc, George Miller đã phải chờ đợi đến đầu những năm 90.
Gần 10 năm chuẩn bị
Năm 1992, Babe đi vào những công đoạn sản xuất đầu tiên. Ekip đã mở cuộc tìm kiếm trên khắp các cửa hàng động vật toàn quốc nhằm tìm ra một người huấn luyện thú tài ba. May mắn họ đã phát hiện ra Lewis Miller, người từng có kinh nghiệm cộng tác trong nhiều phim về thú vật như Cujo hay Chú chó Beethovenđể mời ông tham gia ngay vào Babe.
Nhờ Karl Miller, đạo diễn Chris Noonan có thể mong muốn những con vật cử động theo ý mình. Sau đó nhờ công nghệ kỹ xảo VFX mà rất nhiều phim nổi tiếng sử dụng sau này như Charlotte’s Web ( Tơ nhện Charlotte) hay Planet of The Apes ( Hành tinh khỉ), Chris có thể mô phỏng và tái tạo lại khuôn mặt của chúng bằng vi tính rồi thêm vào những cử động miệng, phục vụ việc lồng ghép tiếng nói của diễn viên.
Những con vật trở thành các diễn viên thực thụ
ADVERTISEMENT
Tuy vậy, trong hơn 500 con thú mà Karl Millerl huấn luyện không chỉ heo mà còn có cả chó, mèo, cừu, bò, ngựa, dê… không phải con nào cũng nghe lời răm rắp khi ông ra lệnh. Để chuẩn bị phương án dự phòng, tổ kỹ thuật đã cất công tạo dựng mô hình con vật bằng cơ khí để có thể tự do điều khiển chuyển động. Từ thân hình, bộ lông và ánh mắt của chúng đều giống đời thật đến 100%. Mất công nhất phải kể đến việc tỉ mỉ tạo bộ lông cừu xoăn tít bằng máy cuốn tóc bằng điện.
Video đang HOT
Không chỉ thế, riêng với nhân vật Babe, có tận 48 con heo vùng Yorkshire (nước Anh) trắng lớn, thuần chủng để được chọn đóng vai chú heo biết chăn cừu. Nếu chưa vừa ý, Chris Noonan có thể thay thế bằng con khác. Thú vị ở chỗ, tất cả chúng đều là heo cái vì theo Chris Noonan giải thích, heo cái không dễ bị lộ ra bộ phận “nhạy cảm”. Công phu hơn, ekip còn chuẩn bị 50 chú chó giống White Yorkie được nuôi dưỡng qua 3 năm để thay thế vào vai nhân vật Fly, người bạn thân thiết của Babe.
Có tận 48 chú heo đóng vai Babe
Sau khi Babe ra mắt khán giả và thành công rực rỡ, cơn sốt thú cưng ở Mỹ và toàn thế giới đã được bổ sung thêm danh mục “heo con”. Cho tới tận bây giờ, thói quen đó vẫn không hề thay đổi ở Mỹ và heo con, luôn nằm trong danh sách thú cưng được mua nhiều nhất!
Sau khi Babe ra mắt khán giả và thành công rực rỡ, cơn sốt thú cưng ở Mỹ và toàn thế giới đã được bổ sung thêm danh mục “heo con”. Cho tới tận bây giờ, thói quen đó vẫn không hề thay đổi ở Mỹ và heo con, luôn nằm trong danh sách thú cưng được mua nhiều nhất!
Một bộ phim hay không thể thiếu âm nhạc xuất sắc. Con vật trong phim dù có sống động ra sao cũng sẽ chẳng thể tạo nên bầu không khí nông trại vui vẻ. Hiểu rõ điều này, George Miller đã tới Melbourne đề mời về những nhạc công giao hưởng tài ba nhất, làm nên những bản nhạc cổ điển mang đậm màu sắc nước Pháp thế kỷ 19. Ca khúc chủ đề của Babe là If I Had Words – thành quả của sự tích hợp giữa nhạc phẩm gốc của nhà soạn nhạc lừng danh người Ý Maestoso và bản giao hưởng organ của nghệ sĩ piano Camille Saint-Sans.
Và thành quả không thể ngọt ngào hơn!
Kinh phí ban đầu được George Miller gói gọi trong 20 triệu USD nhưng theo một nguồn tin thân cận, vì tốn quá nhiều tiền cho kỹ xảo và tạo dựng mô hình, ekip phim Babe đã ngốn thêm 10 triệu USD nữa, vượt qua con số cho phép của một bộ phim thuộc thể loại gia đình lúc bấy giờ.
Tuy vậy, Babe đã kiếm về 64 triệu USD tại thị trường Bắc Mỹ. Ở quốc tế, phim bị cấm tại một số nước Hồi giáo vì những quan niệm tôn giáo đặc thù về heo nhưng vẫn đủ sức nâng tổng doanh thu lên con số hơn 254 triệu USD.
Khán giả đón nhận nồng nhiệt Babe ở đủ mọi lứa tuổi. Nếu khán giả nhí chủ yếu thích thú với thế giới các con vật đáng yêu nhờ các cử động linh hoạt, sống động trong từng tiểu tiết thì người xem lớn tuổi hơn chút lại coi phim như một bài học về lòng dũng cảm cùng ý chí tuyệt vời của chú heo Babe. Cảnh phim toàn nước Mỹ nín thở để chứng kiến Babe lùa đoàn cừu vào trong chuồng như một biểu tượng đắt giá cho giấc mơ Mỹ của con người xứ sở cờ hoa khi mơ về những điều không tưởng vẫn luôn xảy ra ở thực tại.
Babe được đề cử đến 7 giải Oscar, bao gồm Phim hay nhất, Đạo diễn xuất sắc nhất, Kịch bản chuyển thể hay nhất, Biên tập hay nhất và Chỉ đạo nghệ thuật xuất sắc nhất. Đây là một điều ngoài sức tưởng tượng cho một bộ phim chỉ toàn con vật như Babe vì diễn viên kỳ cựu James Cromwell, người thủ vai ông chủ nông trại Hogget, được coi là vai người đóng chính nhất trong phim chỉ nói vỏn vẹn 16 câu thoại! Khi biết tin mình có thể sẽ được đề cử Oscar cho vai diễn này, James nói rằng ông sẽ từ chối nhận tượng vàng nếu được xướng tên vì mình chẳng nói lời nào đáng kể trong phim. Ông còn nói đùa heo con Babe hay cô chó Fly xứng đáng hơn mình.
James Cromwell
Phim từng dính phải tin đồn dùng 60.000 USD để vận động cho cuộc đua Oscar nhưng dù sao, công sức của nhà sản xuất George Miller và đạo diễn Chris Noonan cùng toàn bộ ekip của Babe là hoàn toàn xứng đáng với một tượng vàng duy nhất cho hiệu ứng hình ảnh cực kỳ trau chuốt và kỹ lưỡng trong phim.
Tiếp nối thành công đó, bộ đôi Chris và George sau này khi tách rời khỏi nhau cũng có cho mình những phim đặc sắc về thú vật khác như Miss Potter hay Happy Feet.
Trong suốt quá trình làm phim Babe, có tổng cộng 48 chú heo thật được sử dụng và 1 chú heo máy cho những cảnh toàn – khi người huấn luyện heo không ở gần để chỉ đạo được. Có 6 “mẹ” heo được chọn gây giống để tạo ra những nhân vật heo cho đoàn phim. Heo mới sinh được làm quen với ánh sáng, đông người và máy quay để làm quen cũng như tìm được gương mặt ưng ý. Sau đó, chúng được trang điểm thêm chỏm tóc và lông mi cho giống nhau và… có tính thẩm mỹ cao.
Theo The gioi dien anh
Những nhân vật Heo được yêu mến nhất trên màn ảnh
Khi nhắc về chú heo trên màn ảnh, hẳn bạn sẽ nhớ về chú heo chăn cừu Babe trong bộ phim cùng tên hay trong bộ phim hoạt hình nổi tiếng The Lion King. Tuy nhiên, bên cạnh đó còn có nhiều chú heo đáng nhớ khác trên màn ảnh mà khi nhắc tới, bạn hẳn sẽ mỉm cười và hoài niệm...
1. Heo rừng Pumbaa trong phim hoạt hình The Lion King (1994)
Không phải là nhân vật chính trong The Lion King nhưng bộ đôi heo rừng Pumbaa và chồn đất Timon lại được yêu mến như là những cây hài thực thụ. Đặc biệt là Pumbaa, chú heo rừng có hai răng nanh khổng lồ mà lại vô cùng nhát cáy nhưng đôi khi cùng với Timon, Pumbaa giống như một "ông anh" đích thực của Simba, người sau này sẽ trở thành Vua sư tử. Ở phiên bản live-action (phim có bối cảnh thật) chuẩn bị ra mắt hè năm sau của The Lion King, ngôi sao hài Seth Rogen sẽ lồng tiếng cho Pumbaa.
2. Heo Wilbur trong phim Charlotte's Web (2006)
Tạo hình đáng yêu và chân thật từng chi tiết của công nghệ kỹ xảo đã khiến chú heo con Wilbur trong phim Charlotte's Web như bước ra từ tiểu thuyết kinh điểncùng tên của nhà văn E. B. White. Thoát khỏi nguy cơ bị lấy thịt nhờ cô bé Fern tốt bụng, Wilbur giống như một đứa bé ngây thơ, khơi gợi sự thương cảm của khán giả dành cho động vật. Wilbur cũng luôn tò mò muốn khám phá thế giới và thích kết bạn hay trò chuyện thân mật với những con vật xung quanh.
3. Heo Porky do xưởng phim hoạt hình Warner Bros tạo ra lần đầu năm 1935
Là một trong những nhân vật hoạt hình nổi tiếng nhất của Warner Bros và có mặt trong hàng trăm tập phim cùng hơn 10 diễn viên lồng tiếng, Heo Porky luôn xuất hiện với vẻ ngoài bảnh bao cùng chiếc áo vest đuôi tôm thắt nơ. Tuy nhiên, chính vì chậm chạp nên cậu thường xuyên bị các nhân vật khác như Vịt Daffy hay Thỏ Bunny làm phiền tới tấp, đến mức chẳng thể làm gì ngoài giọng nói ấp úng vô cùng hài hước.
4. Hiệp sĩ Heo trong phim hoạt hình Tonde Buurin (1995)
Tonde Buurin từng cực kỳ nổi tiếng toàn Châu Á, trong đó có cả ở Việt Nam. Hiệp sĩ Heo thực chất là cô bé Karin Kokubu tình cờ được trao sức mạnh trở thành chú heo màu hồng có năng lực phi thường, chuyên cứu giúp người dân Tokyo. Tonde Buurin mang đến nhiều bài học đắt giá cho mọi lứa tuổi khi người xem dần trưởng thành cùng Karin qua từng tập phim, để hiểu thấu giá trị to lớn của việc giúp đỡ người khác quan trọng ra sao.
5. Heo Nhện trong phim hoạt hình Spider-Man: Into The Spider Verse (2018
Nếu đã theo dõi Spider-Man: Into The Spider Verse, khán giả sẽ đều biết Spider-Ham hay còn gọi là Heo Nhện là một phiên bản Người Nhện từ vũ trụ tồn tại song song với thực tại. Heo Nhện vô cùng thông minh và có khả năng cận chiến tương đối tốt với vũ khí là chiếc búa có thể đập tan mọi thứ. Cùng với những Người Nhện khác, Heo Nhện đã ngăn chặn âm mưu làm đảo lộn các vũ trụ song song của ác nhân King Pin.
6. Quý cô Piggy trong The Muppet Show (1976)
The Muppet Show là một trong những chương trình hài kịch bằng rối dành cho gia đình đem lại nhiều tiếng cười những năm 70 của Mỹ với sự xuất hiện của các nhân vật như chú ếch Kermit, cô lợn Piggy, bác gấu Fozzie. Trong đó,cô heo Piggy gây ấn tượng mạnh nhờ tính cách đỏng đảnh, thích quát tháo và vô cùng ưa chuộng việc ngắm vuốt làm đẹp. Piggy sau này cũng trở thành gương mặt đại diện cho rất nhiều nhãn hàng thời trang và mỹ phẩm nổi tiếng ngoài đời.
7. 3 chú heo con trong loạt phim hoạt hình Sherk (2001 - 2010)
Lấy cảm hứng từ câu chuyện ngụ ngôn Sói và ba chú heo, ba chú heo con trong phim hoạt hình Sherk trở nên khôn ngoan và hài hước hơn rất nhiều, khiến nhân vật chó sói vô cùng khốn khổ khi trải qua tận 4 tập phim mà vẫn không tài nào tìm ra cách để ăn thịt. Để thêm phần thú vị, các chú heo này còn là những kẻ buôn chuyện ra trò cùng tài năng nhảy nhót điệu nghệ.
8. Heo Gordy trong phim Gordy (1995)
Có lẽ, không khán giả nào có thể tưởng tượng ra lại có một chú heo nổi tiếng toàn nước Mỹ và được xuất hiện trên trang bìa của tạp chí Times. Đó chính là Heo Gordy trong bộ phim cùng tên ra mắt năm 1995. Lên đường từ vùng quê hẻo lánh tới Las Vegas xa xôi chỉ để giải cứu gia đình mình khỏi lò mổ, Gordy trở thành hiện tượng của toàn nước Mỹ khi tình cờ cứu giúp một cậu bé suýt đuối nước
9. Heo Ô Long trong phim hoạt hình Dragon Ball (1986)
Ban đầu, tác giả Akira Toriyama muốn Dragon Ball (hay có tên gọi là 7 viên ngọc rồng) là một phiên bản khác của Tây Du Ký với nhân vật Songoku là Tôn Ngộ Không còn Ô Long chính là hiện thân của Trư Bát Giới. Dù sau này Ô Long không còn được xuất hiện nhiều nhưng chú heo láu cá này vẫn luôn được nhớ tới như là người bạn thơ ấu của Songoku với biệt tài biến hóa thành bất cứ ai. Ô Long cũng là trợ thủ đắc lực từng giúp Songoku chiến thắng kẻ phản diện nổi tiếng Ma vương Piccolo.
Và nếu bạn là fans của bộ phim hoạt hình âm nhạc đình đám năm 2016 - Sing thì khó có thể quên được cô heo Rosita do nữ diễn viên Reese Witherspoon lồng tiếng. Để đi đến cùng niềm đam mê âm nhạc, đường hoàng bước lên sân khấu nối lại giấc mơ tuổi teen, bà mẹ của 25 chú lợn con Rosita này đã phải thiết kế hẳn một hệ thống "3 đầu 6 tay" tân tiến để trông nom các con khi mình vắng mặt.
Với sự duyên dáng và tài năng, cô heo Rosita cho thấy mọi thứ được thực hiện bằng đam mê sẽ mang lại kết quả tuyệt vời nhất. Khó ai có thể quên hình ảnh Rosita cất giọng trên sân khấu khi liên tưởng tới dáng vẻ "bỉm sữa" ở nhà khi chăm sóc lũ con...
Theo thegioidienanh.vn
DC sẽ khởi quay phim riêng về Batman vào tháng 11? Thông tin vẫn vướng phải nhiều sự nghi ngờ từ phía các fan vì hiện nay, diễn viên chính vào vai Batman còn chưa được xác nhận. Cho đến nay, dự án phim riêng về Batman, tạm gọi với cái tên The Batman vẫn là điều bí ẩn với toàn thể người hâm mộ. Ngoài việc Matt Reeves, cha đẻ của series Planet...