Chuyện thầy lừa “cắt lưỡi, vẽ bùa”
Thầy bùa Nguyễn Lâm Cường.
Do thiếu nợ nên “ông thầy” làm liều bằng cách cắt lưỡi lấy máu vẽ bùa lừa bịp thiên hạ.
Ngày 29-9, Trung tá Nguyễn Văn Tiến, Đội trưởng Đội Cảnh sát điều tra Công an huyện Tân Hiệp (Kiên Giang), cho biết vừa khởi tố, bắt tạm giam Nguyễn Lâm Cường (33 tuổi, thường trú Hưng Hội, Vĩnh Lợi, Bạc Liêu). Mượn việc lên đồng bóng và nhận chữa bệnh theo kiểu mê tín, Cường đã lừa đảo chiếm đoạt tài sản của nhiều nạn nhân.
10 tuổi đã biết lên đồng
Cường khai rằng khi mới lên 10 tuổi, Cường là người kế nghiệp nghề lên đồng nhập xác trị bệnh có từ thời… ông cố nội. Năm 18 tuổi, Cường bắt đầu hành nghề và nhận chữa bệnh cho nhiều người. Trước đó, Cường chỉ làm thuê kiếm sống hoặc làm ruộng phụ vợ nuôi ba người con riêng của vợ.
Ngày 25-8, do tin lời hàng xóm, anh Trần Công Nghiệp đưa vợ đến nhờ Cường xem bệnh. Lúc này chị Liễu (vợ anh Nghiệp) đang nằm điều trị tại BV Đa khoa Kiên Giang do mắc chứng bệnh suy thận mạn tính. Cường sang nhà anh Nghiệp bảo anh lấy gạo bỏ vào ly cối, rồi cắm ba cây nhang đặt giữa nhà để Cường lên đồng. Sau khi đồng nhập xác, Cường phán: “Nhà mà vợ chồng ngươi đang ở đã bị yếm bùa từ lúc xây nhà. Do vậy, vợ ngươi phải bỏ uống thuốc Tây, về nhà để thầy trị mới hết bệnh”.
Hôm sau, thầy Cường đến nhà xem lại lần nữa và kêu anh Nghiệp đưa tiền đi hốt thuốc. Nghe lời thầy, anh Nghiệp đưa cho Cường 4 triệu đồng. Thế là Cường ra chợ mua hơn chục thang thuốc Bắc trị giá 600.000 đồng, tiền còn lại Cường trả nợ và mua bia uống…
Cường đưa cho anh Nghiệp 10 thang thuốc bảo mỗi ngày nấu một thang cho vợ uống rồi lên lò, xông khói trục hết tà ma từ người chị Liễu.
Đặc biệt, khi lên đồng, Cường còn lấy dao lam rồi tự kéo lưỡi mình ra cắt cho chảy máu. Hắn lấy chén hứng máu từ lưỡi dùng tay vẽ bùa lên ba tờ giấy tập học trò. Sau đó Cường bảo anh Nghiệp cất những lá bùa này vào giường ngủ của vợ để trừ ma. Phần còn lại pha thêm nước mưa đưa cho chị Liễu uống cạn. Vì quá thương vợ, anh Nghiệp chiều theo ý thầy Cường.
Video đang HOT
Liều làm thầy vì nợ
Dụng cụ mà Cường dùng để cắt lưỡi lấy máu vẽ bùa trừ tà cho chị Liễu.
Tối 27-8, thấy bệnh của vợ nặng hơn, anh Nghiệp tiếp tục tìm thầy Cường. Thế là Cường lên đồng và phán: “Bệnh của vợ nhà ngươi phải uống thêm sừng tê giác mới khỏi”. Cường kê một toa thuốc có giá 19.996.000 đồng. Trong nhà không còn tiền, anh Nghiệp phải vay mượn khắp nơi được 20 triệu đồng đưa hết cho Cường với hy vọng vợ khỏi bệnh. Lấy được tiền, Cường nói với anh Nghiệp là sẽ bao xe đi ngay trong đêm sang Campuchia mua sừng tê giác. Tuy nhiên, Cường lại về huyện Giồng Riềng, vào quán bia ôm cùng với ba người bạn.
Sau đó Cường mua một điện thoại di động, nhẫn vàng và bốn thang thuốc giá 400.000 đồng. Sau một hồi mua sắm và ăn nhậu, Cường chỉ còn trong người khoảng 10 triệu đồng. Hôm sau, Cường điện thoại báo cho anh Nghiệp là mua được sừng tê sắp mang về. Tuy nhiên, chờ mãi không thấy Cường mang thuốc về mà bệnh của vợ càng nặng, anh Nghiệp tức tốc chuyển vợ mình vào BV Kiên Giang. Tuy nhiên, ngay khi nhập viện thì chị Liễu chết.
Nhận được tin báo từ gia đình nạn nhân, Công an huyện Tân Hiệp đã bắt khẩn cấp thầy bùa Cường trong đêm. Qua khám xét, công an thu giữ nhiều lá bùa vẽ bằng máu cùng tang vật khác mà Cường dùng để trị bệnh.
Ngày 29-9, khi tiếp xúc với PV, Cường nói do mình nuôi cá thua lỗ, thiếu nợ nhiều người. Sợ chủ nợ hành hung nên Cường tự ứng lên làm thầy kiếm tiền trả nợ. Công an huyện Tân Hiệp đã trưng cầu giám định về độc chất và vi thể để làm rõ nguyên nhân dẫn đến cái chết của chị Liễu.
Theo Pháp Luật TP. HCM
Lễ chẳng hậu, 'thánh' không... nghe!
Một cách "bắt bệnh âm" khác của các thầy bói khiến nhiều khách hàng chột dạ, là phán họ "có căn đồng".
Theo" thầy", người đó có "duyên âm", dễ bị "ốp đồng" (lên đồng), nếu chưa "hầu đồng" thì công việc trắc trở, gia đình lộn xộn... Muốn yên thân phải ra hầu thánh hoặc làm lễ tiễn căn đồng với mức tiền từ 15 - 40 triệu đồng.
"Chưa có chồng thì ngủ với... ma!"
"Cô" Hằng đang phán một phụ nữ có "số căn đồng"
Trong căn nhà gỗ 4 gian thấp lè tè nghi ngút khói hương của "cô" Hằng tại xã Minh Khai, huyện Từ Liêm, Hà Nội, hàng chục người đứng ngồi chờ đến lượt mình. Một cô gái gần 30 tuổi vẫn chưa có chồng được mẹ đưa đến nhờ xem giúp sang năm có lập gia đình được không.
Không ngờ "cô" nói tỉnh queo: "Mẹ con bà định thử cô đấy à? Có chồng rồi còn hỏi thế làm gì?". Cô gái ngạc nhiên: "Con chưa có gia đình mà". Bà Hằng tưng tửng: "Chưa có thì cũng "chung đụng" rồi".
Mẹ con cô gái đều đỏ mặt. Cô gái thì ngượng ngùng, còn người mẹ tỏ vẻ hoảng hốt, bực bội, không nói nên lời. Cô gái phản ứng gay gắt: "Cô nói cho chuẩn vào, chuyện này không đùa được. Cháu nói chưa có là chưa có"... "Cô" bắt đầu hạ giọng thay vì nói rất quả quyết như lúc trước: "Chắc cô có người âm theo rồi. Tôi thấy tối nào cũng có người nằm bên cạnh cô, quấn quýt không rời".
Cô gái giọng run rẩy: "Thật thế ạ? Cô nói làm cháu nổi cả da gà". "Thảo nào chuyện tình duyên của nó cứ lận đận", bà mẹ gật gù tiếp lời. "Cô" hỉ hả phán tiếp: "Tôi có nói sai bao giờ đâu. Có phải cô yêu cậu nào cũng dở dang rồi bỏ nhau không có lý do gì đúng không?".
Cô gái thú nhận: "Quả thực, cháu cũng đã có mấy mối tình nhưng rồi lại chia ly". "Cô không chỉ có duyên âm mà còn có cả căn đồng nữa đấy. Phải cắt duyên âm, tiễn căn đồng ngay không là khổ lắm. Người ta sẽ không cho cô được sống yên ổn đâu, sẽ phá đám ngay nếu cô yêu người khác", "cô" Hằng phán. "Làm lễ có tốn kém không ạ?". "15 triệu thôi, tôi gộp cho cả hai lễ. Tôi lấy rẻ đấy, có thầy còn lấy đến 30- 40 triệu đồng/lễ ấy chứ. Chưa làm lễ giải căn thì sẽ bị cậu "bắt" trong một sớm một chiều và trong thời gian chưa giải căn thì đừng lui tới cửa đền, cửa phủ".
Tất nhiên, khi hai mẹ con cô gái ra về, "cô" cũng không quên nói với theo: "Khi nào giải thì lên đây "cô" giải hộ cho".
Nhìn mặt đặt... giá!
Cũng trong vai khách hàng, chúng tôi tìm đến nhà "cô" Thinh, khoảng 40 tuổi, ở đường Nguyễn Hoàng Tôn, Tây Hồ, Hà Nội. Lúc này, một phụ nữ ngoài 30 tuổi cũng bị "cô" phán là "có căn đồng, có duyên âm": "Cô hay khó ngủ, tối hay mộng mị đến người khác, hoặc mơ bay lượn, ngã sông, ngã suối. Cô là người có căn đồng khá nặng".
Ngừng một chút, "cô" Thinh lại hỏi thân chủ: "Mình làm gì?". "Làm nhân viên văn phòng thôi ạ". "Cô" lại trở về với giọng đọc thơ: "Chưa có điều kiện ra trình đồng, mở phủ thì lập đàn để xin "tiễn căn khất đồng" vì chưa lo liệu được việc "thánh". Cần nhớ đây là lễ xin khất chứ không phải xin từ bỏ "căn" vì người có "căn" trước sau gì cũng phải đến "hầu thánh" mới yên. Người có "căn đồng" không chống lại được số mệnh gắn bó với "thánh". Quan trọng là phải nhất tâm tin tưởng thì mới thành công và yên ổn trong vạn sự".
Cô gái xanh mặt hỏi: "Có "căn đồng" nghĩa là sao cô?". "Cô" phán tiếp: "Người có căn đồng là người sinh dương thế nhưng số hệ thiên cung, mệnh càn bóng quế, con cái của cửa tứ phủ công đồng. Các "thánh" đã chấm, không sớm thì muộn, tùy theo "căn số" của từng người sẽ được "thánh" bắt đi lính làm "đồng". Nếu không trình diện để hầu sẽ bị các "thánh" hành hạ. Lắm người "căn cao số nặng" ấy, vì không biết đến cửa "thánh" để kêu, để cầu nên bị hành. Nhưng nếu biết đến cửa "thánh", thì mọi việc sẽ khác hẳn".
Người tiếp theo là một phụ nữ khoảng 50 tuổi, được "cô" phán rằng: "Chị có "căn đồng" nhưng không nặng lắm, có thể làm lễ "tôn" lô nhang bản mệnh. Nếu chưa đạt yêu cầu thì phải làm lễ "trình đồng", mở "phủ" chính thức thành con dân hầu "thánh", bắc ghế cha ngồi, bắc ngôi mẹ ngự. Nếu không, nếp nhà lúc nào cũng không yên. Chị đau ốm triền miên, chồng mắc bệnh trăng gió bên ngoài, vợ chồng dễ ly thân... Muốn làm lễ phải chọn một "đồng" thầy thật sự, thông thạo việc "thánh". Nếu tin tưởng cứ đến đây tôi làm cho, trọn gói 20 triệu đồng thôi, chỗ khác còn đắt gấp đôi. Lễ phải được tiến hành theo đúng trình tự, đúng phép cửa "thánh", có dâng sớ, điệp văn, phẩm vật và đồ mã tiến cúng"...
Ngồi gần người phụ nữ này, chúng tôi hỏi chuyện và biết chị tên là Nguyệt, nhân viên của một công ty may mặc. Chị Nguyệt ghé tai nói nhỏ: "Làm lễ ở đây đắt lắm. Tôi có mấy đứa em về quê, làm toàn 1,5- 2 triệu đồng lễ là cùng. Chẳng biết là thầy nào cao tay vì trong lĩnh vực này mình cũng có hiểu gì đâu. Nên cũng là lễ ấy, những 20 triệu đồng thì về quê cho kinh tế".
Lễ phải hậu, "thánh" mới... nghe!
Theo "cô" Thinh, đồ cúng lễ phải hoành tráng. Để hộ lễ, có tới hơn chục người, "cô" cũng không làm mà chỉ nhận cho thầy mình làm. "Cô" bảo: "Thầy của tôi đã được nhiều người khen ngợi là cao tay lắm". Thời gian làm cũng phải mất từ giữa sáng đến sẩm tối, nhiều phần nhiều việc được chạy như một chương trình nghệ thuật hẳn hoi.
Làm lễ thì chỉ có các thầy và đệ tử của các thầy mới vất vả, còn người được "tiễn căn đồng" chỉ việc ngồi lên chính giữa, đội khăn xếp, phủ một tấm choàng màu đỏ, chấp tay, đặt mâm cau nặng lên đầu để mời... "thánh".
"Cô" Hằng than rằng: "Làm "lễ tiễn căn đồng" cho khách chẳng sung sướng gì đâu, hao tổn chân khí lắm, thậm chí tổn cả thọ nữa. Không phải thầy đồng nào cũng làm được mà phải là người cao tay, có điều kiện (có phủ đoàng hoàng). Nếu mọi người cần làm lễ mà cứ so bì bên này tiền đặt lễ nhiều bên kia ít thì không bao giờ tìm được thầy đồng thật sự".
Nghe các "cô" nói, nhiều người đã hoang mang, chẳng biết "tiễn căn", "cắt tiền duyên" có được như ý hay không, nhưng có một điều chắc chắn phải mất là tiền bạc, thời gian mà chẳng thể so đo, mặc cả.
Theo GiađinhNet
Châm cứu chữa bệnh theo lời... 'bề trên' chỉ bảo "Thánh cô" thì lên đồng, xem bói, còn cô em gái thì mở dịch vụ châm cứu ngay tại đó cho dù mới chỉ học khóa châm cứu 2 tháng. "Thánh cô" bảo: "Đấy là người do bề trên phán về phải làm công việc phúc đức". Xếp hàng lấy số báo danh để vào gặp "thánh cô" Đúng như lời giới thiệu,...