Chuyện “thật như đùa” về các cặp song sinh
Sau khi hạ sinh một cặp sinh đôi vào năm 2008, cô Mia Washington nhận ra rằng chúng chẳng có nét gì giống nhau. Cô quyết định đi kiểm tra ADN, kết quả cho thấy, bố của 2 đứa trẻ là 2 người đàn ông khác nhau…
Ảnh minh họa.
Tưởng sinh đôi, hóa sinh bốn
Cô Tessa Montavio được các bác sĩ chẩn đoán mang thai đôi khi đang có thai ở tuần thứ 10. Tuy nhiên, một thời gian sau các bác sĩ lại phát hiện ra thai nhi thứ 3 và cuối cùng khi cô sinh, họ mới phát hiện ra Tessa đã mang thai 4 bé trai gồm 2 cặp song sinh trong bụng.
Đây là trường hợp cực kỳ hiếm với xác suất 1/70 triệu. Cô đã quyết định đặt tên các bé là Ace, Blaine, Cash và Dylan theo thứ tự alphabet. Cô và chồng vẫn đang hy vọng sẽ có thêm một bé gái nữa.
Ở tù thay người anh song sinh
Năm 1994, cảnh sát đã bắt giữ Ronald khi anh ta mắc tội thắt cổ vợ mình. Thế nhưng họ đã rất ngạc nhiên khi thấy có một Ronald khác vẫn đang ở trong tù với tội danh bạo hành vợ.
Hóa ra em song sinh của Ronald là Donald đã sẵn sàng ở tù thay anh trai. Donald đã ở tù thay anh 4 lần và cho biết mình làm vậy là vì thương anh.
Trước đó, Donald đã từng đi lính hộ anh vào những năm 70 và thậm chí từng sang Hàn Quốc hộ anh mình. Cách thể hiện tình yêu với anh trai của Donald thật là có một không hai!
Cặp sinh đôi có 2 ông bố
Mia đã có quan hệ bất chính với một người đàn ông khác khiến cho cặp sinh đôi trong bụng cô có cùng mẹ khác cha. Tuy nhiên, chồng cô vẫn tha thứ và quyết định nuôi cả 2 bé.
Một cặp đôi khác là Wilma và Willem Stuart cũng đã phát hiện ra rằng 2 đứa con sinh đôi của họ không cùng cha. Lý do là vì trong quá trình thụ tinh, tinh trùng của Willem đã bị nhầm lẫn với một người khác trong phòng thí nghiệm. Cặp vợ chồng này vẫn quyết định nuôi cả 2 đứa trẻ.
Các chị em nhà họ Hwang
Video đang HOT
4 cô gái nhà họ Hwang Suel, Seol, Sol và Mil là cặp sinh 4 nổi tiếng được sinh ra tại bệnh viện Hàn Quốc năm 1989. Điều đặc biệt ở họ là khi lớn lên, 4 chị em đều làm công việc giống nhau ở bệnh viện khi xưa họ sinh ra.
Ba chị em Seul, Sol và Mil thậm chí còn đám cưới cùng một ngày, chỉ có cô Seol là không tham gia vì đã kết hôn một năm trước đó.
Cặp song sinh “Robot”
Biệt hiệu này được người dân Yiwu, Trung Quốc đặt cho một cặp vợ chồng có sức khỏe “vô địch” khi có thể điều hành cửa hàng của họ không ngừng nghỉ trong vòng 21h/ngày, từ 6 giờ sáng ngày hôm trước tới 3 giờ đêm ngày hôm sau.
Sau này, sự thật mới được tiết lộ rằng hóa ra có 2 cặp sinh đôi đã kết hôn với nhau và thay nhau trực ở cửa hàng để các khách hàng tin rằng họ có thể làm việc như máy mà không ngủ. Họ đã giữ được bí mật thú vị này trong suốt 3 năm trời cho đến khi một trong 2 cặp song sinh thực hiện phỏng vấn với một tờ báo địa phương.
Sinh đôi lồng sinh đôi
Sanju Bhagat là một đứa trẻ bình thường lớn lên tại Nagpur, Ấn Độ. Ban đầu, mọi người không thắc mắc gì về cơ thể tròn trịa của cậu bé. Nhưng vào năm 1999, Sanju đã được đưa đến viện do vấn đề ở bụng. Các bác sĩ lo ngại rằng có thể có một khối u lớn đang chèn lên cơ hoành của anh.
Tuy nhiên, khi phẫu thuật họ mới phát hiện ra trong bụng Sanju là người em sinh đôi đã chết lưu. Hội chứng này có tên là fetus, xuất hiện khi một cá thể trong cặp sinh đôi sống nhờ vào cá thể còn lại, như một loài động vật ký sinh.
Trong phần lớn các trường hợp cả 2 cá thể sẽ chết, nhưng các cặp sinh đôi có cân nặng lớn có thể sống sót.
Trong những trường hợp hiếm gặp, cá thể sinh đôi ký sinh bên trong vẫn tồn tại, khi cá thể bên ngoài được sinh ra.
Với trường hợp của Sanju, em sinh đôi của anh vẫn tồn tại trong bụng do cơ thể được nối với mạch máu của Sanju. Cá thể này vẫn phát triển cho đến khi nó bắt đầu gây hại cho sức khỏe của Sanju.
Mối liên kết chặt chẽ giữa các cặp song sinh
Lily và Gillian là một cặp sinh đôi được sinh ở Trung Quốc nhưng sau đó, hai đứa trẻ bị tách ra và được hai gia đình nhận nuôi. May mắn thay, bố mẹ nuôi của Lily và bố mẹ nuôi của Gillian đều là thành viên của một cùng một tổ chức trên mạng.
Khi nhận nuôi đứa bé, họ cùng post những tấm ảnh con mình lên trang web của nhóm và ngay lập tức nhận ra những điểm giống nhau của Lily và Gillian. Họ tiến hành kiểm tra AND và kết luận rằng đây chính là một cặp song sinh.
Dẫu biết không thể tách hai cặp song sinh ra, nhưng họ cũng khó có thể bỏ được con nuôi mình. Vì vậy, hai gia đình thường xuyên giữ liên lạc với nhau và mỗi tuần lại cho chúng gặp nhau và nói chuyện với nhau qua Internet mỗi tối.
Và họ nhận ra rằng, chúng có những sự tương đồng đến khó tin: cả hai đều biết đi trong cùng một ngày, đều mọc thủy đậu cùng lúc, đều chọn quần áo vũ công bale vào đêm Halloween.
Cặp song sinh tái hợp
Tìm lại người thân bị thất lạc một thành phố mấy triệu người đã khó, nhưng với một đất nước với 1,5 tỉ dân như Trung Quốc lại càng khó hơn.
Zeng Yong và Liu Yonggang là một cặp song sinh và bị tách ra vào năm 1972. Zeng được đưa đến Thành Đô còn Liu bị đưa đến Nội Giang, hai thành phố cách nhau hơn 200km. Hơn 40 năm sau, một người bạn của Zeng đến Nội Giang và vô tình gặp Liu ở đó. Anh này không hề nhận ra Liu là một người khác mà cứ khăng khăng đó là Zeng bạn của mình.
Cuối cùng, sự việc được sáng tỏ và cặp sinh đôi này được đoàn tụ trong niềm vui sướng của cả hai người.
Ngày sinh khác nhau
Mọi người vẫn lầm tưởng rằng đã là sinh đôi thì phải có cùng ngày sinh. Thực tế, một cặp song sinh cũng có thể có ngày sinh khác nhau, không nhất thiết phải sinh cùng một ngày.
Tất nhiên sẽ có nhiều người nghĩ rằng, đứa trẻ thứ nhất sẽ được sinh ra vào lúc nửa đêm 11h 59′ chẳng hạn, còn đứa còn lại chắc chắn sẽ sinh vào ngày hôm sau. Cũng có thể, nhưng cách đây mấy năm, bà mẹ Maria Jones-Elliot sống tại Waterford, Ireland đã sinh một cặp song sinh với khoảng cách lớn nhất từ trước đến giờ : 87 ngày.
Cô bé thứ nhất, Amy, sinh vào ngày mùng 1 tháng 6, chỉ 5 tháng sau khi mang thai. Ca sinh non này được bác sĩ đánh giá là ít có cơ hội sống sót và được đặt vào lồng ấp trong khi đó người em sinh đôi của cô vẫn an toàn trong bụng mẹ. Cô em sinh vào tuần thứ 36, vào 27 tháng 8.
May mắn thay, cặp sinh đôi này vẫn sống khỏe mạnh như những đứa trẻ bình thường khác.
Cặp song sinh không may mắn
Năm 2012, một cặp song sinh ở Bỉ đã nộp đơn lên chính quyền và xin được chết cùng nhau. Họ sinh ra vốn dĩ đã bị điếc và gắn bó với nhau từ bé. Hàng ngày, cặp sinh đôi này sửa chữa giày để kiếm sống. Tuy nhiên, họ quyết định xin được chết sau khi cả hai phát hiện mắt mình đang dần bị mờ và sẽ bị mù sau đó không lâu.
Cuộc sống khó khăn, tuy bị điếc nhưng họ vẫn có thể nhìn thấy nhau, giao tiếp với nhau. Và họ không thể chịu đựng được nếu không nhìn thấy nhau hàng ngày. Vì vậy, họ đã qua đời vào ngày 14 tháng 12 năm 2012.
Trường hợp này đã gây ra rất nhiều tranh cãi trên toàn thế giới, khi mà việc trợ tử chỉ được dành cho những bệnh nhân mắc bệnh nan y.
Theo An ninh thủ đô
Thị trấn tại Nigeria kỷ niệm danh hiệu "thủ đô sinh đôi của thế giới"
Đến với thị trấn Igbo Ora, Nigeria, du khách chắc chắn sẽ cảm thấy ngạc nhiên với khẩu hiệu chào đón không nơi nào có: "Thủ đô sinh đôi của thế giới".
Để kỷ niệm danh hiệu tự xưng "Thủ đô sinh đôi của thế giới", thị trấn đã tổ chức lễ hội hàng năm, thu hút hàng trăm cặp sinh đôi từ khắp đất nước đến tham gia. Đây là năm thứ hai lễ hội thú vị này được tổ chức.
Hai cặp sinh đôi Taiwo Adejare và Kehinde Adejare tại Igbo Ora, bang Oyo, ngày 4/4/2019. Ảnh: Reuters
Tại lễ hội, các cặp song sinh nam và nữ, già, trẻ thậm chí là trẻ sơ sinh cùng hát và nhảy múa, trình diễn trang phục đầy màu sắc trong màn ảo thuật hóa trang.
"Chúng tôi cảm thấy rất hứng thú khi được tham gia lễ hội dành cho các cặp sinh đôi", cặp song sinh nam Kehinde Durowoju và Taiwo, 40 tuổi, chia sẻ với hãng thông tấn AFP.
Theo thống kê, rất khó để đưa ra con số cụ thể nhưng một nghiên cứu của bác sĩ phụ khoa người Anh Patrick Nylander chỉ ra rằng, trong khoảng thời gian từ năm 1972 đến năm 1982 đã ghi nhận trung bình 45 đến 50 ca sinh đôi trên 1.000 ca sinh tại khu vực địa phương.
Thị trấn Igbo Ora, Nigeria là nơi tập trung nhiều ca sinh đôi nhất trên thế giới. Ảnh:Yahoo News
Thị trấn Igbo Ora, Nigeria là nơi tập trung nhiều ca sinh đôi nhất trên thế giới. Cư dân trong thị trấn cho biết hầu hết các gia đình tại đây đều có cặp song sinh.
Nhà lãnh đạo truyền thống Jimoh Olajide Titiloye cho biết lễ hội được tổ chức nhằm mục đích quảng bá thị trấn Igbo Ora là "điểm đến du lịch sinh đôi hàng đầu trên thế giới" và ông đang nỗ lực để đưa thị trấn vào Sách kỷ lục Guinness.
Một lãnh đạo truyền thống ở thị trấn Oyo, Yoruba, Oba Lamidi Adeyemi nói rằng sự ra đời của các cặp song sinh sẽ đem lại bình an, tiến bộ, thịnh vượng và may mắn cho cha mẹ.
Những dân địa phương cho rằng lý do dẫn đến tỷ lệ sinh đôi cao có thể là do chế độ ăn của phụ nữ tại thị trấn này. Họ ăn lá đậu bắp hoặc súp món Amala, một món địa phương làm từ khoai mỡ và bột sắn. Ngoài ra, còn có một giả thuyết khác là khoai mỡ thúc đẩy sản xuất gonadotropin, một chất hóa học kích thích rụng nhiều trứng./.
CTV Mai Trang/VOV.VN (biên dịch)
Theo vov.vn
Câu chuyện về cuộc chơi "oẳn tù tì" giá trị nhất lịch sử: Tâm lý chiến cực căng thẳng, người thắng "mất" 20 triệu dollar Vào năm 2005, vì không biết phải chọn ai trong 2 khách hàng, ông chủ tập đoàn điện tử khổng lồ Maspro Denkoh của Nhật Bản đã cho họ... "oẳn tù tì". Cái trò "bao kéo búa" tưởng đơn giản mà hóa ra lại là cuộc chiến tâm lý cực kỳ cam go. "Bao kéo búa" - hay "oẳn tù tì" là trò...