Chuyện thật như đùa: Thanh niên 9x nhập viện tâm thần vì căng thẳng lo tiền… cưới vợ
Chỉ vì lo nghĩ làm sao để có tiền cưới vợ, nam thanh niên 28 tuổi đã phải nhập viện tâm thần để điều trị.
Đây là ca bệnh mà Tiến sĩ Dương Minh Tâm, Trưởng phòng điều trị các bệnh liên quan stress, Viện Sức khỏe tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai chia sẻ tại cuộc họp với chủ đề “ Các rối loạn liên quan stress và gánh nặng” diễn ra chiều nay 3/4.
Nhập viện tâm thần vì lo cưới vợ
Bệnh nhân Q., 28 tuổi, làm nghề lái xe là con thứ hai trong gia đình, Học hết lớp 10, Q. đi học nghề lái xe ô tô. Q. lái xe được khoảng 4 năm nay, công việc không quá vất vả nhưng vốn tính cách hay lo nghĩ, cầu toàn, Q. cảm thấy khá áp lực.
Cách đây 6 tháng, Q. gặp nhiều căng thẳng do phải lo cho đám cưới của mình. Điều khiến Q. khủng hoảng nhất là làm sao chuẩn bị đủ tiền cưới, anh lo cưới tốn kém không đủ tiền, rồi lại lo lan man sang các vấn đề khác như kinh tế, sức khỏe, liệu sau cưới vợ chồng có hợp nhau không?
Bị stress bủa vây, chú rể trẻ tuổi đã phải nhập viện tâm thần điều trị. Ảnh minh họa.
Không chỉ vậy, Q. còn lo sợ sẽ có điều không hay xảy ra với mình và gia đình. Thậm chí, dù là dân lái xe lâu năm nhưng Q. sợ tai nạn đến nỗi không dám ra đường.
Rồi đám cưới cũng đến trong sự lo lắng, hồi hộp. Tưởng chừng mọi thứ sẽ ổn định trở lại nhưng đám cưới diễn ra 5 tháng mà Q. vẫn trong trạng thái “lo lắng lan man” như vậy.
Video đang HOT
Q. bắt đầu xuất hiện triệu chứng mất ngủ, ngủ kém, rất khó vào giấc ngủ và đêm dễ giật mình. Anh thấy vô cùng mệt mỏi và cảm giác mệt nặng nề hơn về chiều tối, kèm theo các cơn hồi hộp, đánh trống ngực, tim đập nhanh, vã mồ hôi, căng thẳng sợ hãi, ăn uống khó tiêu, ăn không ngon.
Cảm giác nghẹn tức cổ, thở hụt hơi khiến Q. hay gắng sức để thở. Thấy sức khỏe bất ổn, Q. đi khám tại bệnh viện đa khoa tỉnh, khám các chuyên khoa tim mạch, hô hấp, thần kinh nhưng không phát hiện chứng bệnh.
Trở về nhà, Q. vẫn mệt mỏi nhiều, không thể đi làm được.
Được người quen giới thiệu nên đến khám tại Viện sức khỏa Tâm thần, Q. đã đến đây khám và phát hiện mình mắc chứng rối loạn lo âu lan tỏa, cần nhập viện điều trị.
Stress – gánh nặng của xã hội hiện đại
Trong quá trình khám, điều trị bệnh, Tiến sĩ Dương Minh Tâm gặp không ít trường hợp rối loạn liên quan đến stressnhư trường hợp của bệnh nhân Q.
Một trường hợp khác Tiến sĩ Minh Tâm tiếp nhận là nữ nhân viên kế toán, 38 tuổi, nhập viện vì lo lắng chuyện xây nhà.
Được biết, 1 năm nay chị đã nghỉ việc không đi làm vì bệnh tật. Lấy chồng năm 26 tuổi, chị có cuộc sống gia đình ổn định với mức trung bình. Hai vợ chồng quyết định xây nhà, khi xây phải vay mượn thêm khoảng một phần tư số tiền.
Trong khi đó, chồng lại đi làm xa, ít khi về, mọi gánh nặng đều dồn lên đôi vai người vợ. Hay phải lo nghĩ nhiều việc, bốn năm nay, chị rất hay căng thẳng, có cảm giác đau hai bên thái dương và lan ra khắp đầu, kèm theo ngủ kém, đêm khó vào giấc.
Áp lực tiền bạc, công việc như một đám “mây đen” khiến nhiều người mệt mỏi triền miên. Ảnh minh họa.
Đáng báo động là mỗi đêm, chị chỉ ngủ được từ 1- 2h. Mệt mỏi không chịu được, trí nhớ giảm sút, chị nhập Viện Sức khỏe tâm thần mới biết mình bị rối loạn liên quan đến stress.
Theo Tiến sĩ Dương Minh Tâm, stress là một phản ứng sinh học không đặc hiệu của cơ thể với những tình huống căng thẳng. Trong điều kiện bình thường, stress là một đáp ứng thích nghi về mặt tâm lý và sinh lý, góp phần làm cho cơ thể thích nghi.
Tuy nhiên, stress kéo dài sẽ gây ra những hệ lụy không lường được, đặc biệt là guồng quay áp lực công việc, kinh tế của của xã hội hiện đại.
“Stress có thể là sức ép trong công việc, học tập, thất vọng trong sự nghiệp, mâu thuẫn trong gia đình, xã hội, sự thiệt hại về kinh tế hoặc mất người thân, thậm chí dân công sở cũng có thể bị rối loạn liên quan stress do áp lực KPI…”, Tiến sĩ Tâm cho hay.
Những ca bệnh gần đây là lời cảnh báo người dân hãy quan tâm đến những rối loạn liên quan đến stress trong nhịp sống gấp gáp như hiện nay.
Thu Hà
Theo emdep
Đà Nẵng hỗ trợ tiền ăn cho bệnh nhân trong dịp Tết Nguyên đán
UBND TP Đà Nẵng vừa ban hành văn bản về việc hỗ trợ tiền ăn cho bệnh nhân trong dịp Tết Nguyên đán Kỷ Hợi năm 2019.
Theo đó, hỗ trợ tiền ăn cho các bệnh nhân nặng ở lại các cơ sở y tế thuộc Sở Y tế ăn Tết nhân dịp Tết Nguyên đán Kỷ Hợi năm 2019 trong 4 ngày (30 tháng Chạp và mồng 1,2,3 tháng Giêng) theo mức 60.000 đồng/người/ngày.
Các bệnh nhân nặng ở lại các cơ sở y tế thuộc Sở y tế Đà Nẵng sẽ được hỗ trợ tiền ăn Tết
Các cơ sở y tế trên gồm 7 Trung tâm y tế các quận, huyện, Bệnh viện Đà Nẵng, Bệnh viện Phụ sản Nhi, Bệnh viện Tâm thần, Bệnh viện Lao và bệnh Phổi, Bệnh viện ung bướu Đà Nẵng, Bệnh viện da liễu, Bệnh viện phục hồi chức năng, Bệnh viện mắt, Bệnh viện y học cổ truyền.
UBND TP Đà Nẵng cũng yêu cầu các cơ sở y tế tạm thời sử dụng nguồn kinh phí hoạt động của đơn vị để hỗ trợ cho các bệnh nhân theo mức được phê duyệt, đồng thời tổng hợp quyết toán kinh phí hỗ trợ gửi Sở Tài chính trước 30/5.
Khánh Hồng
Theo Dân trí
Chiếc thìa kẹt một năm trong thực quản người đàn ông Qua nội soi, các bác sĩ phát hiện chiếc thìa mà bệnh nhân Zhang (Trung Quốc) đã nuốt cách đây một năm. Theo Live Science, Zhang đã nuốt một chiếc thìa do lên cơn khủng hoảng tinh thần vào năm 2017. Không thấy khó chịu, bệnh nhân không đi khám cho đến cuối tháng 10 vừa qua. Kết quả chụp X-quang cho thấy...