Chuyện thật như đùa: ‘Ô sin’ kiện đòi nợ chủ nhà
Bần cùng bất đắc dĩ người ta mới phải đi làm giúp việc. Mà đi làm giúp việc lại còn bị chủ nhà vay tiền thì quả là sự lạ. Đã vay rồi không trả thì còn lạ hơn. Ấy mà chuyện đó lại có thật, và sự thật là sau hai phiên tòa dân sự đều tuyên chủ nhà phải trả tiền cho người giúp việc, chủ nhà vẫn quyết không thi hành án.
Người đàn bà khốn khổ ấy cứ mòn mỏi chờ đợi công lý được thực thi. 9 năm vay mượn chưa trả nợ, 2 năm sau bản án có hiệu lực không được thi hành. Vụ việc này đã được đăng tải trên Báo CAND từ năm 2012.
9 năm chưa đòi được tiền chủ nhà vay nợ
Đó là câu chuyện của bà Nguyễn Thị Phong, 58 tuổi, ở xã Tân Quang, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang. Tháng 2-2006, bà Phong đến làm giúp việc cho vợ chồng anh Đào Đức Trung và chị Cao Thị Kim Chi trú ở phường Vĩnh Phúc, quận Ba Đình, Hà Nội. Vì gia cảnh đặc biệt, không có gia đình trọn vẹn như người khác, bà tích cóp, tằn tiện mãi mới được chút vốn giắt lưng đề phòng tuổi già.
Quyết định thi hành án đã có từ 2 năm nay nhưng bản án có hiệu lực vẫn chưa được thực hiện.
Video đang HOT
Do tin tưởng nên ngày 20-10-2007, bà Phong cho anh Trung, chị Chi vay 26,5 triệu đồng. Việc vay mượn tiền có chữ ký của vợ chồng anh Trung, chị Chi. Ngày 1-3-2008, bà Phong tiếp tục cho vợ chồng anh Trung vay 1,9 cây vàng, cũng được thể hiện bằng giấy vay tài sản có chữ ký của cả hai vợ chồng.
Theo giấy vay tiền và tài sản, vợ chồng anh Trung phải trả lại cho bà Phong tiền và vàng tương ứng với các lần vay vào cuối năm 2007 và 2008. Tuy nhiên, đến ngày hẹn trả tiền và vàng thì vợ chồng anh Trung khất lần, thậm chí đe dọa bà Phong để không trả số tiền này. Tình thế buộc bà Phong phải gửi đơn ra tòa đòi tiền và vàng.
Quá trình Tòa án nhân dân (TAND) quận Ba Đình, Hà Nội giải quyết vụ án sơ thẩm, vợ chồng anh Trung không đến tòa. Tại bản án dân sự sơ thẩm số 01/2014/DSST của TAND quận Ba Đình đã xử: Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của bà Phong, buộc vợ chồng anh Trung phải có nghĩa vụ thanh toán 26,5 triệu đồng và số vàng (quy ra tiền là 61,788 triệu đồng) cho bà Phong. Tổng cộng là 88,288 triệu đồng.
Không đồng ý với bản án sơ thẩm, vợ chồng anh Trung kháng cáo. Tại phiên tòa phúc thẩm TAND TP Hà Nội, anh Trung khai rằng, số vàng 1,9 cây là chuyển từ số tiền 26,5 triệu đồng, do sơ suất khi chuyển đổi nên anh không hủy giấy vay. Anh Trung khai anh đã trả lãi cho khoản vay tiền và trả thêm 5 triệu đồng để đủ mua 1,9 cây vàng.
Tuy nhiên, bà Phong không thừa nhận và anh Trung cũng không có chứng cứ để chứng minh. Bản án phúc thẩm ngày 13-8-2014 chấp nhận một phần kháng cáo của anh Trung. Anh Trung có ý kiến xin tự nguyện trả bà Phong 1,9 cây vàng tuổi vàng 999%. Hội đồng xét xử tuyên án, buộc vợ chồng anh Trung trả bà Phong số tiền 69,806 triệu đồng là số tiền quy đổi từ 26,5 triệu đồng tương ứng với 1,9 cây vàng tại thời điểm xét xử phúc thẩm.
Cần cưỡng chế thi hành án để bảo vệ quyền lợi người dân
Mặc dù chưa đồng tình với bản án, nhưng bà Phong đành chấp nhận và muốn nhanh chóng lấy lại số tiền của mình. Bởi thế, ngay sau đó, bà đã gửi đơn đề nghị thi hành án. Ngày 24-10-2014, Chi cục Thi hành án dân sự (THADS) quận Ba Đình đã có Quyết định số 186/QĐ-CCTHA ngày 24-10-2014 yêu cầu thi hành án. Tuy nhiên, vợ chồng anh Đào Đức Trung không tự nguyện THA.
Và sau đó, tới nửa năm sau, ngày 6-5-2015, Chi cục trưởng Chi cục THADS quận Ba Đình ban hành Quyết định số 76/QĐ-CCTHA ủy thác cho Chi cục THADS huyện Ba Vì tiếp tục THA đối với anh Trung và chị Chi vì hộ khẩu thường trú của vợ chồng anh Trung là ở thôn Yên Thành, xã Tản Lĩnh, huyện Ba Vì. Thế nhưng, cho tới hiện tại, vợ chồng anh Trung vẫn không tự nguyện THA.
Luật sư Nguyễn Tiến Trung, Giám đốc Công ty Luật TNHH Trung Nguyễn là người bảo vệ quyền lợi miễn phí cho bà Nguyễn Thị Phong suốt từ khi bà khởi kiện đến nay cho biết: “Phía bị đơn là anh Đào Đức Trung và chị Cao Thị Kim Chi không tự nguyện THA, không tự nguyện trả lại số tiền đã vay cho nguyên đơn là bà Phong. Được biết, chị Chi đang làm việc tại Hội sở Ngân hàng TMCP Tiên Phong ở số 57 phố Lý Thường Kiệt, Hà Nội, bà Phong đã ủy quyền cho Công ty Luật Trung Nguyễn, gửi công văn đề nghị ngân hàng cung cấp thông tin về nhân viên Cao Thị Kim Chi để xác minh điều kiện THA của người được THA. Nhưng Ngân hàng Tiên Phong trả lời không cung cấp thông tin với lý do quy định về bảo mật thông tin”.
Luật sư Trung cũng cho biết, việc xác minh tài khoản trả lương hàng tháng của chị Cao Thị Kim Chi sẽ giúp xác định nguồn thu cơ sở để thực hiện cưỡng chế THA. Bởi vậy, Công ty Luật Trung Nguyễn đã kiến nghị Chi cục THADS quận Ba Đình, Chi cục THADS huyện Ba Vì yêu cầu Ngân hàng TMCP Tiên Phong xác nhận thông tin liên quan đến mức lương, tài khoản của chị Chi. Tuy vậy, cho đến nay Công ty Luật Trung Nguyễn chưa nhận được thông tin phản hồi từ các cơ quan này.
Trao đổi với phóng viên qua điện thoại, ông Vũ Ngọc Tuy, Chi cục trưởng Chi cục THADS huyện Ba Vì cho biết, hộ khẩu của vợ chồng anh Trung ở Ba Vì nhưng thực tế họ ở quận Ba Đình (Chung cư Newtatco, tổ 33, phường Vĩnh Phúc), vì thế Chi cục THADS huyện Ba Vì đã chuyển trả lại cho Chi cục THADS quận Ba Đình giải quyết. Báo CAND sẽ tiếp tục thông tin về vụ việc này.
Theo_VietNamNet
Nguyên phụ liệu may mặc "biến" thành... hàng điện máy
Tại cảng Cát Lái ngày 10-5, Chi cục Hải quan quản lý hàng gia công thuộc Cục Hải quan TP HCM phối hợp với Đội Kiểm soát hải quan và Chi cục Hải quan cảng Sài Gòn khu vực 1 đã kiểm đếm chi tiết container hàng điện lạnh nhập lậu của Công ty TNHH Y.V, địa chỉ ở quận 12.
Theo khai báo, lô hàng này là nguyên phụ liệu nhập khẩu để thực hiện hợp đồng gia công may mặc. Tuy nhiên, bằng các biện pháp nghiệp vụ, hải quan phát hiện lô hàng có dấu hiệu nghi vấn nên đã yêu cầu mở kiểm tra thực tế. Tại thời điểm kiểm tra, Chi cục Hải quan quản lý hàng gia công đã phát hiện 1 container chứa đầy hàng điện máy, điện lạnh đã qua sử dụng, gồm quạt máy, tủ lạnh, nồi cơm điện, máy lọc không khí, máy rửa chén... thuộc danh mục cấm nhập khẩu. Trong đó, nhiều máy móc đã cũ sét, vàng ố, không còn giá trị sử dụng.
Nhiều máy giặt, tủ lạnh, máy lọc không khí... đã qua sử dụng
Toàn bộ lô hàng đang được Cục Hải quan TP HCM tạm giữ, chờ giám định và xác định trị giá để xử lý theo pháp luật.
Tin-ảnh: Đ.Thi
Theo_Người lao động
5h sáng mai, Đà Nẵng bán cá sạch tại các chợ Ngày mai (2.5), tại các chợ ở các quận, huyện trên địa bàn Đà Nẵng sẽ có điểm bán cá sạch do Chi cục Thuỷ Sản - thuộc Sở Nông nghiệp và phát triển Nông thôn làm đầu mối. Trước tình trạng cá của ngư dân Đà Nẵng đánh bắt được không có đầu ra, mặc dù trong dịp nghỉ lễ nhưng sáng...