Chuyện thật như đùa, lá bàng khô được rao bán rầm rộ, giá 1.000 đồng/lá
Tưởng rằng là thứ vứt đi nhưng những lá bàng khô bất ngờ được những người chuyên chơi cá cảnh tìm mua với giá không ngờ tới khiến nhiều người bất ngờ.
Theo chia sẻ từ những người chuyên bán lá bàng khô, những năm gần đây nhiều người nuôi cá cảnh bắt đầu tìm tới sản phẩm này để giúp diệt ký sinh trùng và một số loại vi khuẩn gây bệnh cho động vật thủy sản.
“Nhiều nghiên cứu cho rằng trong lá bàng khô có chất được sử dụng để tạo màu, ngăn ngừa một số vi khuẩn và các loại nấm trên cá rồng và các loài cá ưa nước mềm như cá dĩa, cá thìa lìa”, anh Hoàng Tuấn Tài, chuyên bán lá bàng không tại Hoàng Hoa Thám cho biết.
Cũng giống anh Tài, anh Trần Duy Hiếu, một chủ cửa hàng chuyên bán sản phẩm hỗ trợ nuôi cá cảnh chia sẻ, chiết xuất từ lá bàng sẽ tái lập một môi trường gần tự nhiên hơn cho các loài cá.
Đặc biệt là loại cá rồng được sống trong môi trường có chứa chiết xuất từ lá bàng sẽ có những bộ vây đều to, dầy và sáng bóng, đồng thời khi va chạm mạnh cá ít có khả năng rụng vây.
Lá bàng khô được rao bán nhiều trên các trang thương mại điện tử.
Những người có tham vọng cho cá rồng đẻ, việc áp dụng lá bàng thích hợp sẽ kích thích cá sinh sản khi đủ tuổi trưởng thành.
“Mỗi ngày tôi bán được 5- 10kg lá bàng cho khách, trước đây không hề nghĩ mặt hàng này có người mua nhưng sau đó rất nhiều khách tới hỏi nên tôi đã thuê người hoặc nhờ người nhà đi nhặt lá bàng về để bán”, anh Hoàng Thanh Tùng, chủ cửa hàng sinh vật cảnh tại Hoàng Hoa Thám cho hay.
Theo kinh nghiệm của người chơi cá cảnh, chỉ chọn lá bàng khô, đã úa vàng hoặc rớt rụng có màu nâu đỏ.
Mỗi lá bàng 10 cm sử dụng với 4 – 8 lít nước đối với cá rồng. Cắt nhỏ vụn lá bàng, cho vào bịch vải, đem ngâm trong bộ lọc để lá tiết ra nhựa và thường thì mỗi bịch như thế chỉ nên sử dụng trong khoảng 2 – 3 tuần, sau đó thay bịch khác với lá bàng mới.
“Chỉ cần sử dụng 1 – 2 lá bàng ngâm trong bể sẽ giúp giảm bớt độ pH của nước, làm môi trường bể nuôi ổn định và dễ chịu hơn cho cá. Các hợp chất trong lá bàng như violaxanthin, lutheinepoxid, luthein-izomer có tác dụng như các chất sát khuẩn ở mức độ vừa phải giúp loại bỏ các vi khuẩn có hại, nấm, và các mầm bệnh trong bể”, chị Vũ Thu Hà, sống tại Đội Cấn, Hà Nội nói.
Hiện tại, lá bàng khô đang được rao bán với giá 1.000 đồng/lá, nếu mua nhiều sẽ được giảm giá. Bên cạnh đó, nhiều cửa hàng cũng bán 100.000 đồng/kg.
Không chỉ có các cửa hàng chuyên bán đồ sinh vật cảnh bán mặt hàng này, trên các trang thương mại điện tử cũng đua nhau đăng bán với giá dao động từ 800 – 1000 đồng/lá.
Giật mình thú chơi thủy sinh tốn kém để... "giảm căng thẳng" của nhà giàu Việt
Giữa cuộc sống bộn bề, thú chơi thủy sinh như một cách để giảm căng thẳng. Thế nhưng, chi phí cho thú chơi này chưa bao giờ rẻ.
Vài năm gần đây, thú chơi thủy sinh bắt đầu xuất hiện tại Việt Nam. Theo các chuyên gia, thú chơi thủy sinh được du nhập từ Nhật Bản.
Bể thủy sinh khác với bể cá cảnh đơn thuần và có thêm những mảng cây trồng. Nó đòi hỏi các điều kiện như ánh sáng, dinh dưỡng, lọc nước...để tạo môi trường cho cây phát triển.
Tuy nhiên thú chơi thủy sinh khá đắt đỏ. Tùy vào sự đầu tư, thiết bị, thông thường bể thủy sinh 1m2 khoảng 10- 15 triệu đồng.
Có những người chơi đầu tư rất công phu, bể 1,5m nhưng lên tới cả trăm triệu đồng.
Nhiều loại cây thủy sinh như tiêu thảo, ráy, dương xỉ, các dòng bucep,... giá dao động từ vài chục ngàn cho đến hàng triệu đồng, tùy vào mức độ quý hiếm.
Chẳng hạn, bucep ghost (cây bóng ma) được cho là loại cây thủy sinh đắt đỏ, hiếm bậc nhất được giới chơi thủy sinh săn lùng có giá dao động từ 2-4 triệu đồng/ngọn tùy kích thước dài ngắn.
Loại rẻ hơn như pandora, boyan vài trăm ngàn/bụi. Các chủng loại khác như dương xỉ từ 100.000-1 triệu đồng/bụi, các loại ráy giá cũng vô cùng đa dạng từ một vài trăm đến cả triệu đồng một ngọn.
Ngoài ra, để có một bể thủy sinh, người chơi phải có đủ các yếu tố như ánh sáng, khí CO2, nhiệt độ nước, phân...cùng các loại tép, cá cảnh.
Trong đó đắt nhất là hệ thống đèn, lọc. Chi phí tăng phụ thuộc vào kích cỡ bể và bố cục mà người chơi chọn.
Thú chơi thủy sinh cũng đòi hòi lắm công phu. Gia đình nào không có thời gian chăm sóc phải thuê người thì số tiền cũng lên tới cả triệu đồng/tháng.
Video: 10 loại cá cảnh đắt nhất thé giới. Nguồn: NewsTV.
Sở hữu con ba ba có màu vàng óng hiếm thấy Hay tin anh Hải ở Thanh Hóa sở hữu 1 con ba ba có màu sắc vàng óng hiếm thấy, nhiều người quan tâm, hỏi mua Ngày 2-4, anh Phạm Văn Hải (SN 1989, ngụ khu 6, thị trấn Sơn Lư, huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa) cho biết anh đang sở hữu một con ba ba có màu sắc kỳ lạ được...