Chuyện thật như đùa: Học đại học 3 năm, n.ữ sin.h bất ngờ nhận được không báo “em không phải là sinh viên trường này”
Biết lý do đằng sau, nhiều người quay ra trách n.ữ sin.h này.
Mới đây, Trường Đại học Y Khoa Tân Cương ( Trung Quốc) đã đưa ra một thông báo trên trang web chính thức của mình và nhận được sự quan tâm đông đảo của dư luận. Trong thông báo nêu rõ, nhà trường quyết định hủy bỏ việc đăng ký học tập của sinh viên chuyên ngành Y học cổ truyền tên Tống Thành Phượng. Về nguyên nhân, trường nêu rõ, n.ữ sin.h này đã sử dụng danh tính của người khác để tham gia kỳ thi đại học.
Được biết, kể từ năm 2015, n.ữ sin.h này đã mạo danh một người khác để tham gia vào kỳ thi đại học. Đến tháng 9/2021, n.ữ sin.h đã trúng tuyển vào chuyên ngành Y học cổ truyền tại Đại học Y Khoa Tân Cương. Như vậy, n.ữ sin.h đã sử dụng danh tính giả để học tập tại đây được hơn 3 năm.
Dựa theo “Quy định quản lý sinh viên của các trường đại học thông thường”, sau quyết định tại cuộc họp lần thứ 8 của văn phòng hiệu trưởng Đại học Y Khoa Tân Cương, n.ữ sin.h Tống Thành Phượng đã bị hủy bỏ tư cách sinh viên. Thông báo có hiệu lực từ ngày 28/10 – 3/11/2024. Tuy nhiên, nhiều người để ý không lâu sau đó thông báo này đã bị nhà trường xóa bỏ không lâu sau. Nhiều người cố gắng liên hệ với Đại học Y Khoa Tân Cương để hiểu thêm về vấn đề nhưng mọi thứ vẫn “bặt vô âm tín”.
Ảnh minh họa
Câu chuyện của n.ữ sin.h này một lần nữa làm dấy lên chủ đề về nạn giả mạo danh tính trong giáo dục đại học tại Trung Quốc. Trước đây đã có nhiều trường hợp tương tự. Một chuyên gia tại Viện Giáo dục thế kỷ 21 chia sẻ, bây giờ điều các trường đại học cần làm là kiểm tra quyền lợi thi cử của thí sinh và danh tính thật của họ. Với sự phát triển của công nghệ thông tin và dữ liệu lớn, việc sinh viên mạo danh một người khác để vào đại học, hoặc là mạo danh một người khác để tham gia kỳ thi, thực tế là rất dễ để kiểm tra.
Chuyên gia này nói thêm, việc sử dụng danh tính của người khác để tham gia kỳ thi đại học rõ ràng là một vi phạm. Một khi sự thật được phanh phui, chắc chắc phải hủy bỏ quyền lợi thi cử trước tiên. Nếu đã được các trường đại học tuyển chọn, thì cũng hủy bỏ tư cách sinh viên luôn. Ngay cả những người đã tốt nghiệp đại học và có bằng cấp, nếu cũng rơi vào trường hợp giả mạo danh tính, cũng sẽ hủy bỏ học vị.
Video đang HOT
“Đây là yêu cầu cơ bản để tránh việc làm giả mạo và gian lận”, chuyên gia nói.
Năm 2020, Trung Quốc đã bổ sung tội mạo danh vào Bộ luật Hình sự. Cụ thể, người vi phạm sẽ bị phạt tù 3 năm, kèm theo các hình phạt bổ sung như phạt tiề.n, giam giữ hoặc quản chế. Điều này thể hiện sự quyết tâm của chính phủ Trung Quốc trong việc xử lý các hành vi gian lận trong thi cử, đồng bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các thí sinh.
Chiếc áo phơi trong KTX của n.ữ sin.h khiến hàng triệu người bùng nổ tranh cãi
Một chiếc áo mà mang đến rất nhiều bài học.
Cuộc sống đại học - một hành trình đầy màu sắc và chông gai, không chỉ là nơi mở rộng kiến thức mà còn là lò rèn luyện để mỗi chúng ta trưởng thành hơn từng ngày. Tại đây, qua mỗi buổi học trên giảng đường, mỗi dự án nhóm, hay thậm chí là những cuộc giao lưu, sinh viên được học cách đối mặt với thử thách, học cách tự lập và tự chịu trách nhiệm cho quyết định của mình.
Mới đây, một n.ữ sin.h sinh năm 2002 - sinh viên tại một trường đại học tại Trung Quốc, đã khiến cộng đồng mạng dậy sóng khi kể lại câu chuyện của mình. Theo đó, khi mới lên đại học, vì không có khả năng quản lý tài chính, cô đã tiêu hết một nửa số tiề.n sinh hoạt phí được bố mẹ chu cấp chỉ trong 1 kỳ chỉ để... mua một chiếc áo khoác vải len. Có rất nhiều lý do để n.ữ sin.h "xuống tay" mua chiếc áo này, một phần vì mùa đông sắp đến, phần khác là vì các n.ữ sin.h trong lớp lúc nào cũng rôm rả bàn tán nên mặc gì vào mùa đông để vừa đẹp vừa ấm áp. Vì muốn thể hiện bản thân, n.ữ sin.h quyết định cũng sắm cho mình một chiếc áo "trendy".
Trong một lần đang lướt mạng xã hội, cô tình cờ thấy chiếc áo khoác hợp gu mà mình đang tìm kiếm bấy lâu. Vậy nên, cô đã quyết order chiếc áo này với giá 3.000 nhân dân tệ (hơn 10 triệu đồng). Được biết, số tiề.n này bằng một nửa số tiề.n sinh hoạt phí của cô gái.
N.ữ sin.h đã dành một nữa số tiề.n sinh hoạt để mua chiếc áo.
Tình toán một chút, nếu một học kỳ học được tính là 4 tháng, nửa số tiề.n sinh hoạt phí là 3.000 nhân dân tệ (hơn 10 triệu đồng), điều này nghĩa là cô gái đã tiêu khoảng 6.000 nhân dân tệ (hơn 21 triệu đồng) trong vòng trong 4 tháng. Đây là mức sinh hoạt phí bình quân của một sinh viên đại học. Thế nhưng việc dành ra cả nửa số tiề.n mà mình có chỉ để mua 1 cái áo khoác, quả thực quá đắt.
Vì lần đầu khoác lên mình chiếc áo đắt tiề.n, nên n.ữ sin.h này không biết vệ sinh như thế nào cho đúng, đặc biệt chất liệu chiếc áo mà n.ữ sin.h mua rất dễ xù. Không biết điều này, nên cô bạn đã "tống" chiếc áo mới mua vào máy giặt trong KTX. Sau hơn 1 tiếng giặt, khi bỏ ra phơi, n.ữ sin.h phát hoảng vì chiếc áo mình chưa kịp mặc đã nhăn nhúm, lông thì xù hết lên vì giặt sai cách. Vô cùng đau khi tiề.n bỏ ra mà chẳng được hưởng, n.ữ sin.h sau đó thậm chí đã "nhốt" mình ở phòng và nghỉ học 2 ngày liên tiếp.
Sau khi lan truyền trên mạng xã hội, câu chuyện của n.ữ sin.h này khiến netizen bàn luận rôm rả:
- Dám bỏ một nửa số tiề.n sinh hoạt phí bố mẹ cho ra để mua quần áo thì quá là lãng phí.
- Sao không tìm hiểu trước về cách giặt vậy, cái áo rõ đắt chứ có phải rẻ rúng gì đâu.
- Trời ơi, thời sinh viên mua cái áo mấy trăm thôi mình cũng đắn đo quá trời, giờ các bạn đã dám mua đứt cái áo 10 triệu.
- Nhìn cái áo mà xót ngang luôn.
Một netizen cũng chia sẻ trải nghiệm tương tự, may mắn là chiếc áo của cô nàng không đắt bằng n.ữ sin.h trong câu chuyện.
Cách quản lý chi tiêu của sinh viên để tránh tiêu hoang
Quản lý chi tiêu luôn là một nhiệm vụ quan trọng đối với sinh viên. Để tránh tình trạng tiêu hoang và đảm bảo một cuộc sống ổn định, sinh viên cần phải xây dựng cho mình những kỹ năng quản lý tài chính vững chắc.
Đầu tiên, việc lập một kế hoạch chi tiêu chi tiết là bước không thể bỏ qua. Sinh viên cần liệt kê tất cả các khoản thu nhập và chi phí dự kiến, từ đó phân bổ ngân sách hợp lý cho từng hạng mục như học phí, tiề.n nhà, thực phẩm, hóa đơn tiện ích, và các khoản chi cá nhân khác. Điều này giúp họ có cái nhìn rõ ràng về dòng tiề.n của mình và hạn chế những khoản chi không cần thiết.
Tiếp theo, việc theo dõi chi tiêu hàng ngày cũng rất cần thiết. Ngày nay, có rất nhiều ứng dụng quản lý tài chính miễn phí giúp sinh viên ghi chép mọi khoản thu chi một cách dễ dàng và kiểm soát ngân sách của mình. Việc theo dõi chi tiêu sẽ giúp sinh viên nhận thức được thói quen tiêu tiề.n của bản thân, từ đó có những điều chỉnh kịp thời.
Ngoài ra, việc tiết kiệm cũng nên được coi trọng. Mỗi tháng, sinh viên nên dành ra một phần nhất định của thu nhập để tiết kiệm hoặc đầu tư. Dù số tiề.n không nhiều nhưng việc làm này giúp sinh viên hình thành thói quen tiết kiệm và chuẩn bị tài chính cho những kế hoạch lớn trong tương lai hoặc đối phó với những tình huống khẩn cấp không lường trước được.
Sinh viên cũng cần học cách mua sắm thông minh. Thay vì mua sắm theo cảm xúc hoặc bị ảnh hưởng bởi bạn bè, hãy cân nhắc kỹ lưỡng về giá trị thực sự và sự cần thiết của sản phẩm hay dịch vụ đó. Các kỹ năng so sánh giá, săn khuyến mãi, mua hàng giảm giá cuối mùa, hoặc mua hàng cũ nhưng chất lượng vẫn tốt, sẽ giúp tiết kiệm được một khoản đáng kể.
Cuối cùng, sinh viên không nên ngại ngần trong việc tìm kiếm sự giúp đỡ từ người khác hoặc tham gia các khóa học, workshop về quản lý tài chính cá nhân. Sự trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm từ những người đã có nhiều kiến thức và kỹ năng trong lĩnh vực này sẽ giúp sinh viên nhanh chóng nắm bắt và ứng dụng vào cuộc sống của mình.
Quản lý chi tiêu hiệu quả không chỉ giúp sinh viên tránh được việc tiêu hoang mà còn là bước đệm vững chắc để họ vào đời sống độc lập sau này. Qua đó, sinh viên có thể dần dần hình thành được những kỹ năng và thói quen tốt để tự chủ về mặt tài chính, từng bước thực hiện được những mục tiêu và ước mơ của mình.
Chiếc giường trong KTX của n.ữ sin.h trở thành tâm điểm bàn tán Chiếc giường của n.ữ sin.h này có gì mà khiến dân tình bàn tán? Sau khi nhận tin trúng tuyển đại học, vui mừng chưa lâu thì sinh viên phải đối mặt với nhiều nỗi lo khác, trong đó có việc lựa chọn nơi ăn chốn ở. Trong số vô vàn lựa chọn thì KTX vẫn là địa điểm được nhiều sinh viên...