Chuyện thật như đùa: Bà mẹ TP.HCM cổ vũ con trai lớp 6 có… bạn gái, kết quả sau 2 tháng khiến ai nấy cười ná thở
Đúng là chiêu “trị” con quá cao tay!
Ở độ tuổi còn non nớt, trẻ em và thanh thiếu niên chưa đủ chín chắn để hiểu hết về những trách nhiệm và cảm xúc trong một mối quan hệ tình cảm. Đó là lý do, hầu như cha mẹ nào phát hiện con yêu sớm cũng lo lắng, tìm mọi cách can ngăn.
Tuy nhiên, một bà mẹ ở TP.HCM mới đây gây “sốt” khi chia sẻ chuyện động viên con trai… yêu sớm. Thay vì la , cấm đoán, phụ huynh này cho biết, chị sẵn sàng vun vén “tình yêu” này cho con.
Cứ mỗi lần mở máy tính ra chơi game mẹ lại khuyên: “Có được người yêu đã khó, giữ được người yêu càng khó hơn. Con nên bỏ game chăm tập thể thao cho cao to đẹp trai, rồi ráng học cho giỏi hơn các bạn nam trong lớp thì bạn đó mới thích con lâu dài được. Còn nếu lỡ bạn đó chia tay sẽ có một bạn gái dễ thương khác thích con vì con đẹp trai, học giỏi”.
Những tưởng có được sự ủng hộ của mẹ, “tình yêu” ấy sẽ thuận buồm xuôi gió cập bến. Thế nhưng chỉ sau một thời gian 2-3 tháng, đứa trẻ về thú nhận với mẹ: “Con chia tay với bồ rồi và không có ý định có bồ khác, mẹ cho con chơi game mỗi ngày 30 phút nhé”. Chuyện tình chưa kịp đậm sâu đã kết thúc chóng vánh như thế. Đúng là cái gì dễ quá cũng… nhanh chán.
Phía dưới bài viết, nhiều người khen bà mẹ này tâm lý. Họ cho rằng, mọi chuyện xảy ra với con đều có cách giải quyết, nếu cha mẹ nhìn nhận sự việc một cách đơn giản, bình tĩnh.
Ảnh minh hoạ
Video đang HOT
“Sau những lần được mẹ vun vén, cậu ấy nhận ra: Tình yêu chỉ là hư vô, không quan trọng bằng game. Game đến trước, game không bao giờ bỏ ta, chỉ có ta bỏ game và sẵn sàng chấp nhận ta bất cứ lúc nào”, một phụ huynh hài hước bình luận.
Nếu con yêu sớm: Đừng cấm đoán, hãy đồng hành
Khi con yêu sớm, thay vì giúp con hiểu và nhận thức rõ ràng về tình yêu, sự cấm đoán của cha mẹ có thể tạo ra sự phản kháng, khiến con cảm thấy bị tổn thương, không được thấu hiểu. Điều này đôi khi dẫn đến việc con giấu giếm cảm xúc và hành vi của mình, làm tăng nguy cơ rơi vào những mối quan hệ không lành mạnh.
Ngoài ra, khi bị cấm đoán, con có thể cảm thấy thiếu tự tin và không biết cách xử lý các vấn đề trong tình cảm một cách đúng đắn. Việc này không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển tâm lý của con mà còn có thể gây ra những tổn thương lâu dài, làm giảm sự gắn kết giữa cha mẹ và con cái. Hơn nữa, nếu không được cha mẹ hướng dẫn đúng đắn, con dễ dàng bị lôi kéo vào những mối quan hệ tiêu cực, dẫn đến hậu quả về cả cảm xúc và hành vi sau này.
Cha mẹ cần bên cạnh, đồng hành và hướng dẫn con một cách tinh tế. Hãy tạo ra một môi trường cởi mở, nơi con có thể chia sẻ những vấn đề, khó khăn trong mối quan hệ tình cảm của mình mà không sợ bị phán xét.
Ở tuổi học sinh, điều quan trọng nhất là học hành, chứ không phải yêu đương. Đây là giai đoạn con đang trong quá trình phát triển bản thân, xây dựng nền tảng tri thức và kỹ năng cần thiết cho tương lai. Nếu quá chú trọng vào yêu đương, con sẽ dễ bị xao nhãng, không còn tập trung vào việc học, dẫn đến kết quả học tập kém, ảnh hưởng đến các cơ hội trong tương lai.
Cha mẹ cần giải thích cho con hiểu rằng tình yêu là điều đẹp đẽ nhưng không phải là ưu tiên hàng đầu ở thời điểm này. Thay vào đó, con nên tập trung vào học tập, phát triển bản thân và chuẩn bị thật tốt cho những bước đi trong cuộc sống sau này.
Quan trọng là cha mẹ cần giải thích cho con hiểu về những mặt tích cực và tiêu cực của tình yêu, giúp con nhận ra tình yêu không chỉ là cảm xúc mà còn là sự chia sẻ, tôn trọng và trách nhiệm. Bằng cách đó, con có thể học được cách cân bằng giữa tình yêu và các lĩnh vực khác trong cuộc sống như học tập, gia đình và bạn bè.
Đồng thời, cha mẹ cũng có thể giúp con nhận thức được những dấu hiệu cảnh báo trong một mối quan hệ không lành mạnh, từ đó hỗ trợ con phát triển những mối quan hệ lành mạnh và trưởng thành.
Bà mẹ ở TP.HCM hốt hoảng khi nhận bài kiểm tra tiếng Anh của con, phải đăng đàn "cầu cứu": Nguyên do thế nào?
Phía dưới bài viết, nhiều người khác cũng tỏ ra bất ngờ.
Một bà mẹ ở TP.HCM mới đây "hốt hoảng" xin ý kiến các phụ huynh khi thấy điểm thi tiếng Anh của con ở lớp quá thấp. Theo chị, con mình đang học lớp 6, cháu thi có chứng chỉ KET (Key English Test - một chứng chỉ tiếng Anh tương đương với trình độ A2 trong khung năng lực Cambridge); chuẩn bị thi PET (Preliminary English Test - chứng chỉ tiếng Anh tương đương với trình độ trung cấp B1 ở các nước châu Âu). Tuy nhiên, khi con chị học tiếng Anh tăng cường trong trường, làm bài kiểm tra thì điểm số không cao, chỉ ở mức trung bình.
Chị phân vân không biết liệu kiến thức tiếng Anh học trong trường có gì khác so với kiến thức ở trung tâm tiếng Anh không hay do con chủ quan khi làm bài?
Phía dưới bài viết, nhiều người khác tỏ ra bất ngờ. Họ cho rằng, nếu lớp 6 có chứng chỉ KET từ 135 điểm và đang học PET thì không thể nào bài kiểm tra lớp 6 điểm dưới 7, 8. Vì bài thi KET/PET sử dụng các tình huống thực trong cuộc sống để đánh giá 4 kỹ năng nghe - nói - đọc - viết. Một số phụ huynh chia sẻ trường hợp tương tự của con mình và khẳng định, điểm số ở lớp của con rất khả quan.
Ảnh minh họa
Tuy nhiên, luồng ý kiến khác nhận định, hiện tượng này không có gì lạ. Họ cũng gặp không ít trường hợp học sinh có điểm thi chứng chỉ cao nhưng điểm số ở lớp không nổi trội. Ngược lại, có em thi chứng chỉ chỉ có "3 khiên" nhưng học song ngữ Pháp - Anh đều xuất sắc.
Một người chỉ ra nguyên do: Các trường học thường tập trung vào việc chuẩn bị cho học sinh thi cử theo chương trình quốc gia, bao gồm ngữ pháp và từ vựng cơ bản. Trung tâm tiếng Anh dạy lấy chứng chỉ KET và PET thường tập trung nhiều hơn vào các kỹ năng thực hành tiếng Anh như nghe, nói, đọc và viết, theo chuẩn của Cambridge.
Các trung tâm thường áp dụng phương pháp học theo tình huống, còn trong trường học có thể chú trọng lý thuyết và cấu trúc hơn. Các bài thi ở trường có thể yêu cầu những kiến thức lý thuyết mà bé ít chú trọng tại trung tâm, như ngữ pháp chuyên sâu hoặc các cấu trúc câu phức tạp hơn.
Bài kiểm tra ở trường nặng về use of English và grammar. KET và PET gồm 4 kỹ năng và dạng bài thi khác kiểu trong trường. Nếu đã có nền tảng sẵn thì chỉ cần "cày" đề kiểm tra trong lớp cho quen là sẽ giải quyết được vấn đề.
Phụ huynh khác cũng cho rằng, đáng lẽ ra học KET, PET thì tiếng Anh con vững vàng dù xét theo góc độ từ vựng hay ngữ pháp, ngoài ra còn giỏi nghe nói. Nhưng điểm thấp ở trường cũng có thể xuất phát từ những nguyên nhân: Con học ở trung tâm chỉ tập trung luyện thi (trung tâm cũng có áp lực riêng vì cha mẹ nào cũng muốn con có bằng nhanh và điểm số tốt) nhưng không học từ gốc mà chỉ học những gì đề thi yêu cầu (học kiểu cần để đi thi).
Dù kiến thức ở trường có thể dễ hơn khi thi lấy chứng chỉ nhưng do các con không hiểu nên lại thấy khó. Vì vậy bố mẹ cần lưu ý, học bất cứ điều gì cũng cần đi từ A đến B. Đi từng bước vững vàng, đừng ham chạy theo chứng chỉ, bằng cấp, nhất là khi con còn nhỏ. Cần nhất khi học ngôn ngữ là phải biết vận dụng.
Nhiều người khuyên, phụ huynh nên khuyến khích con làm thêm bài tập ngữ pháp tại nhà để nâng cao kiến thức nền; Xem lại cấu trúc đề thi trong trường để biết điểm yếu của con và hỗ trợ thêm ở những phần cần cải thiện.
Trên thực tế, chuyện điểm chứng chỉ cao nhưng điểm số ở trường thấp không phải hiếm. Trước đó, một học sinh THPT nội thành Hà Nội từng gây chú ý về câu chuyện điểm IELTS cao nhưng điểm ở trường thấp. Được biết, em đã trải qua ít nhất 3 khóa kiểm tra đánh giá từng giai đoạn học để chuẩn bị cho kỳ thi lấy chứng chỉ IELTS. Dù điểm 4 kĩ năng chênh nhau nhưng tổng điểm thi thử IELTS đã ở mức 6.0. Tuy nhiên, bài kiểm tra cuối kì tại trường THPT, em chỉ được 6 điểm. Em về nhà bị bố mẹ mắng rất nhiều, cho rằng: "Không chịu học hoặc tại sao lại học dốt thế? Học thế mà cũng đòi thi IELTS".
Một giáo viên THPT ở Hà Nội cho rằng việc chênh lệch điểm giữa chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế với điểm số ở trường không hiếm và cũng cần hiểu rõ tính chất của hai mô hình giảng dạy và học luyện. Trường phổ thông theo phương thức dạy tích lũy và nâng cao trình độ tiếng Anh của học sinh. Còn các lớp luyện chứng chỉ ngoại ngữ, cụ thể như IELTS đôi khi vì áp lực thi cử và thời gian học luyện mang tính "ăn xổi" hơn.
Luyện thi chứng chỉ sẽ tập trung kĩ năng phô diễn khả năng ngôn ngữ. Nhưng học tốt ở phổ thông sẽ làm nền tốt cho luyện thi hoặc sử dụng lâu dài. Nhiều khi các em không nhận thức được nên bỏ bê ở trên trường, chỉ chăm chú học IELTS và từ đó điểm ở trường dễ sốc cho chính các em và phụ huynh. Kết quả nghe nói có thể tốt nhưng viết lại kém vì không có ngữ pháp.
Một thầy giáo khác cũng cho biết, đôi khi việc luyện thi chứng chỉ cũng được các trung tâm hoặc giáo viên giỏi đúc kết, thâu tóm thành công thức, thành dạng bài để tập trung học luyện nhuần nhuyễn góp phần để thí sinh đạt kết quả cao. Còn cơ bản ngữ pháp và từ vựng các em vẫn cần một hành trình học tập và tích lũy lâu dài ở bậc phổ thông.
Con trai 38 tuổi bị mẹ đưa đi khám tâm thần vì mãi chưa chịu lấy vợ Một người đàn ông 38 tuổi thường bị mẹ đưa đến gặp bác sĩ tâm thần mỗi khi về quê ăn Tết vì chưa từng dẫn người yêu về ra mắt. Mới đây, một đoạn clip đang gây ra cuộc tranh luận sôi nổi về áp lực kết hôn tại Trung Quốc. Đoạn clip do chàng trai họ Vương đăng tải. Theo đó,...