Chuyện “thần kỳ” ở đất vải: 5 ngày tăng hơn 1.000 tỷ
Nếu như ngày 20.6, đất vải Bắc Giang đạt doanh thu 3.600 tỷ từ vải thiều thì chỉ chưa đầy 1 tuần sau con số đó đã tăng thêm hơn 1.000 tỷ lên 4.700 tỷ đồng. Đây thực sự là mức tăng trưởng ấn tượng của mùa vải “được mùa nhưng không rớt giá” ở Bắc Giang.
Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường khảo sát tình hình tiêu thụ vải.
Tính đến hết ngày 25.6.2018, tổng số lượng vải thiều đã tiêu thụ toàn tỉnh Bắc Giang là: 183.836 tấn, doanh thu ước đạt 4.700 tỷ đồng. Trong đó, vải sớm 43.570 tấn (đã tiêu thụ hết), vải chính vụ 140.266 tấn (dự kiến còn khoảng 10-15 ngày nữa là hết vụ)
Vải tươi được tiêu thụ khắp toàn quốc. Những địa phương tiêu thụ với số lượng lớn là các tỉnh lân cận phía Bắc, các thành phố lớn như Hà Nội, Quảng Ninh, Hải Phòng, Huế, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam. Thông qua các thương nhân phân phối, các chợ đầu mối, trung tâm thương mại, siêu thị (Coop.Mart, Big C, Happro …)
Hiện vẫn còn 178 thương nhân Trung Quốc có mặt ở Lục Ngạn để thu mua vải thiều.
Quả vải đã được xuất khẩu sang trên 30 nước và vùng lãnh thổ với các thị trường chủ yếu như EU, Nga, Mỹ, Canada, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Thái Lan, Úc… Trong đó riêng thị trường Trung Quốc đã nhập khẩu 86.500 tấn, doanh thu hơn 115 triệu USD. Xuất khẩu vào các thị trường khác trên 500 tấn.
Hiện vẫn còn 178 thương nhân người Trung Quốc sang phối hợp với thương nhân Việt Nam đặt điểm cân xuất hàng sang thị trường Trung Quốc; tổng số điểm cân trên toàn tỉnh đến nay còn trên 500 điểm cân trong đó tập trung chủ yếu tại địa bàn huyện Lục Ngạn là trên 394 điểm; gồm các điểm cân lớn đóng xốp xuất sang Trung Quốc, miền Nam…
Video đang HOT
Giá vải năm nay tương đối ổn định, tính đến ngày 25.6.2018 giao động từ 5.000 – 25.000 đồng/kg, giá vải (loại đẹp) thu mua xuất khẩu vẫn đạt từ 15-25.000 đồng/kg. Giá các loại vật tư cũng giảm nhẹ so với các ngày trước đó, hiện thùng xốp loại to có giá 40.000 đồng/thùng; thùng xốp nhỏ: 28.000 đồng/kg; đá cây 28.000 đồng/cây.
Tính đến hết ngày 25.6, huyện Lục Ngạn đã thu về 4.700 tỷ đồng từ quả vải.
Mùa vải năm nay nhờ sự chủ động của các lực lượng chức năng như: công an, đội trật tự giao thông… nên không xảy ra hiện tượng tắc đường mà chỉ xảy ra hiện tượng lưu thông chậm tại một số điểm tập trung nhiều điểm cân dọc Quốc lộ 31 như: phố Kim, xã Phượng Sơn; Cầu Cát, xã Nghĩa Hồ; ngã ba kép xã Hồng Giang, phố Lim xã Giáp Sơn. Việc mua bán, vận chuyển cơ bản thuận lợi.
Ông Đào Xuân Cường, Phó Giám đốc Sở Công Thương Bắc Giang đánh giá: “Vải thiều chất lượng cao, mang thương hiệu Lục Ngạn đang tiêu thụ thuận lợi, giá cao tại các Hệ thông phân phối (Siêu thị, trung tâm thương mại) và các chợ đầu mối. Giá bán tương đối ổn định, không có hiện tượng ép cân, ép giá. Việc xuất khẩu tại các cửa khẩu diễn ra thuận lợi, nhanh chóng”.
Cũng theo nhận định của ông Cường, do địa phương có sự chuẩn bị tốt nên các sản phẩm phụ trợ như đá, thùng xốp có nguồn cung ứng dồi dào, giá cả ổn định, không xảy ra tình trạng khan hàng và tăng giá như các năm. UBND tỉnh, các ngành chức năng và UBND các huyện đã tích cực, chủ động hỗ trợ công tác tiêu thụ vải thiều.
Bên cạnh đó, các tổ công tác thường xuyên tăng cường kiểm tra hoạt động thu mua tránh hiện tượng gian lận thương mại, lùi cân, ép giá và kiểm tra các hoạt động sản xuất, kinh doanh các mặt hàng phụ trợ đảm bảo ổn định giá. Không có hiện tượng gian lận thương mại tại các điểm cân, qua kiểm tra của các ngành chức năng.
Để đảm bảo chất lượng cũng như uy tín của thương hiệu vải thiều Bắc Giang, các ngành chức năng cũng đưa ra khuyến cáo người dân sử dụng thuốc bảo vệ thực vật an toàn để đạt chất lượng tốt nhất. Chỉ thu hoạch vải thiều khi đã đạt chất lượng, để không ảnh hưởng đến chất lượng quả vải.
Bảo quản vải thiều đúng cách, sử dụng bao bì nhãn mác đồng bộ. Thương nhân cần chủ động tìm kiếm đối tác mới, mở rộng thị trường, tăng cường công tác xúc tiến thương mại.
Theo Danviet
Cả huyện mất mùa, "phù thủy" vẫn bắt vải ra quả lúc lỉu ở thân cây
Biệt danh "phù thủy" vải mà mọi người đặt cho ông Trần Văn Hành (dân tộc Sán Dìu) ở thôn Chão Cũ, xã Giáp Sơn (Lục Ngạn, Bắc Giang) quả không sai. Bởi lẽ, vụ vải năm 2017 - kỷ lục 10 năm mất mùa vải, có khá nhiều vườn vải Bắc Giang rơi vào cảnh mất trắng thì vườn vải của "phù thủy" Hành vẫn lúc lỉu quả ở ngay cả thân cây vải.
Hiện, anh Hành đang là cán bộ văn phòng UBND xã Giáp Sơn. Đến nay, anh Hành đang trồng hơn 2ha vải thiều theo tiêu chuẩn của VietGAP. Đang vào rộ thu hoạch, vườn vải đỏ mọng nom rất thích mắt.
Vườn vải thiều của anh Trần Văn Hành được nhiều đoàn công tác tới thăm, trao đổi, học hỏi kinh nghiệm.
Anh Hành bộc bạch, từ năm 2012 anh đã nghiên cứu, thực hiện thành công biện pháp cho quả vải thiều ra quả trong thân cây nên chất lượng quả vải thơm ngon hơn, cho giá trị kinh tế cao hơn so với trồng vải truyền thống. Theo anh Hành, ngoài năng suất vải tăng khoảng 15 - 20 kg/cây, chất lượng quả vải to đều và mẫu mã cũng đẹp hơn, giá bán cao hơn giá thị trường khoảng 1,5 lần.
Vụ vải năm 2017, trong khi nhiều vườn vải Bắc Giang rơi vào cảnh mất trắng thì vườn vải của "phù thủy" Hành (trái) vẫn lúc lỉu quả ở ngay cả thân cây vải.
Anh Hành vui vẻ nói: "Đến nay là vụ vải thứ 5 gia đình ông tôi thực hiện thành công kỹ thuật cho quả vải thiều ra qua trên thân cây. Với kỹ thuật này, năm nào vườn vải nhà tôi cũng được mùa. Với vụ vải 2017 - kỷ lục 10 năm vải thiều mất mùa, trong khi 90% hộ trồng vải ở Giáp Sơn mất trắng, thì tôi cũng thu xêm xêm được 7 tấn vải, sản lượng bằng 1/3 so với năm ngoái".
Kể về lý do để cho ra đời những quả vải thiều theo cách này, anh Hành cho hay, năm 2012, thấy vườn vải có nhiều cây giao tán vào nhau tạo nhiều khoảng râm, anh đã bấm bớt cành nhỏ đầu tán để vườn có nhiều ánh sáng. Không ngờ sau đó, rất nhiều nhánh lộc mọc ra từ thân cây. Anh quan sát thấy những nhánh này ra hoa chi chít. Để đến khi thu hoạch thì quả vải ra từ thân chất lượng ngon hơn, hình thức đẹp hơn quả ở cành ngọn.
"Một vài vụ sau tôi rút ra kinh nghiệm, lộc ra từ thân ngay sau vụ thu hoạch thì bỏ đi, đợi lộc ra đợt kế tiếp thì để lại cho ra hoa. Đồng thời, cắt tỉa cành, hạn chế tán cây phát triển giúp ánh sáng tỏa xuống thân, rồi đồng loạt bón thúc cho cây. Ngoài ra, tôi còn áp dụng kỹ thuật khoanh vỏ cây để hạn chế ra nhiều lá, tạo chất lượng đậu quả cao hơn", anh Hành thông tin.
Đến nay là vụ vải thứ 5 gia đình anh Hành (trái) thực hiện thành công kỹ thuật cho quả vải thiều ra qua trên thân cây
Được biết, Giáp Sơn là một trong những xã trọng điểm vải thiều Lục Ngạn, với diện tích vải thiều xấp xỉ 1.000 ha. Trong những năm qua, cây vải thiều là cây chủ lực để giúp bà con nơi đây xóa đói giàm nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống.
Tuy nhiên, năm 2017 do tình hình thời tiết có những chuyển biến phức tạp, nên cây vải thiều nơi đây cũng chịu nhiều tác động. Nhiều nhà vườn ở Giáp Sơn rơi vào cảnh chỉ mất trắng do chỉ "có lá mà không có quả". Thống kê của UBND xã cho thấy sản lượng vải thiều năm 2017 này của toàn xã Giáp Sơn chỉ bằng 10% so với năm ngoái.
Theo Danviet
Không nhanh tay, sẽ không có vải thiều ăn vì Trung Quốc "khuân" hết Phó Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Bắc Giang, ông Đào Xuân Cường cho biết, đến ngày 23.6, số lượng vải thiều toàn tỉnh đã tiêu thụ được là 39.451 tấn, chiếm khoảng 40% tổng sản lượng vải thiều toàn tỉnh; trong đó, vải sớm gần 30.049 tấn đã tiêu thụ gần hết và vải chính vụ gần 9.402 tấn. Một điểm thu...