Chuyến thăm xúc động của vị giáo sư Mỹ với gia đình Đại tướng Võ Nguyên Giáp
Trong những năm tháng được tiếp xúc với Thiếu tướng Phạm Xuân Ẩn, giáo sư Larry Berman đã được nghe Phạm Xuân Ẩn ngợi ca về Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Đó là một trong những nhà lãnh đạo vĩ đại nhất trong lịch sử Việt Nam, người luôn đặt Việt Nam lên trên hết…
Sau buổi hội thảo về Tinh thần và Nhân cách Tướng tình báo Phạm Xuân Ẩn nhân dịp ra mắt ấn bản mới “Điệp viên hoàn hảo X6″ vào ngày 18/2/2014 tại Hà Nội, trong buổi chiều cùng ngày, giáo sư sử học Larry Berman đã cùng dịch giả Đỗ Hùng và ông Nguyễn Văn Phước – Giám đốc First News – Trí Việt cùng đoàn đã tới thăm gia đình và thắp hương cố Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Chuyến viếng thăm bất ngờ để lại nhiều xúc động cho khách cũng như gia chủ.
Chuyến viếng thăm của GS Larry Berman để lại nhiều xúc động cho cả khách lẫn chủ nhà.
Sự ra đi của Đại tướng Võ Nguyên Giáp vào ngày 4/10/2013 không chỉ là mất mát cho dân tộc Việt Nam mà còn là nỗi đau cho những người thân, bạn bè khắp năm châu. Không thể về Việt Nam dự đám tang, từ Mỹ giáo sư Larry Berman đã dành những tình cảm chân thành của mình cho Đại tướng. Trả lời phỏng vấn của báo chí Việt Nam, giáo sư Larry Berman đã khẳng định: “Đứng trên góc độ chiến lược, Đại tướng Giáp là một thiên tài quân sự, điều đó thể hiện rõ trong các cuộc chiến chống Pháp và Nhật. Điện Biên Phủ đến nay vẫn là một trận đánh kinh điển vô tiền khoáng hậu”.
Chính vì vậy, trong chuyến viếng thăm này, giáo sư Larry Berman đã thành kính thắp nhang trước bàn thờ Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Ngoài ra, ông cũng trao tặng cuốn sách về cuộc đời của Thiếu tướng tình báo Phạm Xuân Ẩn “X6 Điệp viên Hoàn Hảo” cho gia đình Đại tướng. Con gái của cố Đại tướng Võ Nguyên Giáp là chị Võ Hòa Bình đã đại diện gia đình đón nhận món quà tinh thần này.
GS Larry Berman tại nhà cố Đại tướng Võ Nguyên Giáp
Mặc dù giáo sư Larry Berman và cố Đại tướng Võ Nguyên Giáp là hai con người đến từ hai quốc tịch, hai quốc gia khác nhau nhưng tự đáy lòng họ vẫn dành cho nhau với những tình cảm nồng nhiệt nhất. Cả hai cùng có mối liên hệ mật thiết với một người thứ ba, đó chính là Thiếu tướng tình báo Phạm Xuân Ẩn. Trong những năm tháng được tiếp xúc với Thiếu tướng Phạm Xuân Ẩn, giáo sư Larry Berman đã được nghe Phạm Xuân Ẩn ngợi ca về Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Đó là một trong những nhà lãnh đạo vĩ đại nhất trong lịch sử Việt Nam, người luôn đặt Việt Nam lên trên hết. Ông đã sống và hy sinh tất cả cho đất nước của mình. Mọi người luôn nhắc về câu chuyện Đại tướng khi đọc báo cáo tình báo do Phạm Xuân Ẩn gửi về đã thốt lên: “Đọc báo cáo của X6 đầy đủ và chi tiết đến mức đang ở Hà Nội mà cứ như đang ở ngay trung tâm đầu não chỉ huy tác chiến của chính quyền Sài Gòn”.
Video đang HOT
Tướng tình báo Phạm Xuân Ẩn (bìa phải) trong dịp nhận danh hiệu Anh hùng năm 1976 cùng Đại tướng Võ Nguyên Giáp
Trong chuyến thăm xúc động này, bằng sự kính trọng và yêu quý của mình, giáo sư Larry Berman đã có ý định tìm nguồn tư liệu mới, chính thống từ gia đình Đại tướng để viết một cuốn sách về cố Đại tướng Võ Nguyên Giáp xuất bản bằng tiếng Anh ở Mỹ. Cuộc gặp gỡ đầy xúc động và chân tình đã để lại trong lòng nhà sử Mỹ những tình cảm sâu lắng.
Chia tay gia đình cố Đại tướng Võ Nguyên Giáp, giáo sư Larry Berman đã quay trở lại TPHCM để trực tiếp tham gia vào lễ khánh thành bảng đồng ghi nhớ thời gian hoạt động của Thiếu tướng Phạm Xuân Ẩn tại khách sạn Continental (TP Hồ Chí Minh) vào ngày 20/2/2014. Bảng đồng này được đặt tại sảnh chính và tại căn phòng 307, lầu 2 của khách sạn Continental. Tại đây, từ năm 1960 – 1975, với vai trò là một phóng viên chi nhánh Hãng thông tấn Reuters và sau đó là của Tuần báo Time tại Việt Nam có trụ sở đóng tại khách sạn Continental, Phạm Xuân Ẩn đã thu thập một lượng lớn thông tin tình báo có giá trị đặc biệt quan trọng về các chiến lược chính trị, quân sự của Mỹ và chính quyền Việt Nam cộng hòa nhằm phục vụ cho công cuộc đấu tranh thống nhất đất nước.
Hồ Huy Sơn
Theo Dantri
Mỹ, Phillipines muốn "gióng chuông" cảnh báo Trung Quốc
Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ thách thức Trung Quốc về cơ sở pháp lý của "Đưỡng lưỡi bò", Tổng thống Philipines so sánh Trung Quốc với Đức Quốc xã đều nhằm gióng lên hồi chuông cảnh báo Trung Quốc cần có những hành động có trách nhiệm hơn, Thiếu tướng Lê Văn Cương nhận định.
Trả lời phỏng vấn của phóng viên Dân trí về phản ứng trên từ phía Mỹ, Thiếu tướng Lê Văn Cương, nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược, Bộ Công An, cho rằng, hồi chuông ấy đều xuất phát từ hành động phi lý, ngang ngược của Trung Quốc.
Thiếu tướng Lê Văn Cương (Ảnh Nam Hằng)
Vừa qua, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách khu vực Đông Á - Thái Bình Dương Danny Russel đã lên tiếng chỉ trích yêu sách "Đường lưỡi bò" của Trung Quốc và thách thức Trung Quốc đưa ra cơ sở pháp lý cho tuyên bố đơn phương này. Xin ông có thể cho biết bình luận về phản ứng này của Mỹ?
Trung Quốc tuyên bố họ có chủ quyền, quyền chủ quyền đối với vùng nước được bao chiếm trong "Đường lưỡi bò" nhưng không đưa ra một căn cứ pháp lý nào cả. Tham chiếu với Hiến chương Liên Hiệp Quốc, Công ước Luật biển năm 1982 thì không phải chỉ riêng Mỹ mà tất cả các quốc gia trung thực trên thế giới đều thấy yêu sách của Trung Quốc là phi lý, phi pháp. Không có một điều ước quốc tế nào cho phép Trung Quốc tuyên bố rằng họ có chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia đối với vùng nước bao chiếm bằng "Đường lưỡi bò" 9 đoạn phân khúc cả, vì thế có thể nói việc làm của Trung Quốc là ngang ngược, bất chấp luật pháp quốc tế và bị cộng đồng quốc tế phản đối.
Phản đối Trung Quốc có nhiều mức độ khác nhau, nhiều quốc gia họ không đồng tình nhưng vì lợi ích quốc gia, vì quan hệ với Trung Quốc, do yếu tố này, yếu tố kia mà người ta không nói. Riêng Mỹ, Mỹ đã phản ứng nhiều lần nhưng lần này tuyên bố của Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ là gay gắt, rõ ràng, mạch lạc và chính thức Mỹ thách thức Trung Quốc hãy đưa ra cơ sở pháp lý về yêu sách đối với vùng nước trong "Đường lưỡi bò".
Nội dung tuyên bố của vị Trợ lý là sự chất vấn một cách rất nghiêm túc về mặt pháp lý. Đây có thể xem là lần đầu tiên phía Hoa Kỳ đã thách thức Trung Quốc, yêu cầu nước này phải lý giải cơ sở pháp lý nào để đưa ra yêu sách đối với chủ quyền của "Đường lưỡi bò". Thái độ của Mỹ càng ngày càng rõ ràng và thái độ này được rất nhiều nước, kể cả Nhật Bản, Hàn Quốc...
Tuyên bố của Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ diễn ra trong bối cảnh Trung Quốc có những hành động gây hấn với các nước. Ngày 23/11 năm 2013, Trung Quốc đưa ra vùng nhận dạng phòng không bao trùm lên vùng biển đảo mà hiện nay Nhật Bản đang quản lý, bao trùm lên hơn 2.000km2 và một số đảo của Hàn Quốc.
Không có điều ước quốc tế nào cho phép Trung Quốc làm chuyện này cả. Trung Quốc còn yêu cầu máy bay bên ngoài vào vùng này phải thông báo ngày giờ bay, nói rõ máy bay của nước nào, bay từ đâu đến, mục đích chuyến bay là gì...việc này là ngang ngược, có thể nói chủ động gây hấn.
Song song với việc đó, Trung Quốc tuyên bố vùng cấm đánh bắt cá, việc này nhiều nước cũng làm nhưng làm trong vùng đặc quyền kinh tế của họ, chứ không ai lại tuyên bố vùng cấm đánh bắt cá trong vùng đặc quyền kinh tế của nước khác, điều hết sức phi lý và ngang ngược.
Phản ứng gay gắt của Mỹ cũng xuất phát từ hành động phi lý, ngang ngược của Trung Quốc, cũng có thể hiểu đây là những lời cảnh báo của Hoa Kỳ đối với Trung Quốc.
Tổng thống Philippines Benigno Aquino đã so sánh nỗ lực của Trung Quốc nhằm tuyên bố chủ quyền tại các khu vực tranh chấp với các hành động của Đức Quốc xã. Theo ông, sự so sánh của Tổng thống Philippines Benigno Aquino có hàm ý gì không?
Đây là cách nói của một tổng thống, tôi thấy không có gì phải bàn luận cả, nên hay không nên thì chúng ta không nên bình luận, nhưng theo tôi, trong lời so sánh ấy cũng có những hạt nhân, có những cái đúng.
Năm 1933, nước Đức rơi vào tay Hitler, năm năm sau đó, Đức Quốc xã bắt đầu có những hành động gây hấn với một loạt các nước xung quanh. Tôi cho rằng, ý tứ của ông Aquino là muốn gióng lên hồi chuông với thế giới cần phải cảnh giác với Trung Quốc khi tiềm lực kinh tế đã đứng thứ 2 thế giới, người ta có thể bất chấp nhiều điều.
Cả ý kiến của Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ và của Tổng thống Philippines đều gióng lên hồi chuông cảnh báo Trung Quốc cần có những hành động có trách nhiệm khi là một ủy viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp quốc, phải tuân thủ Hiến chương Liên Hiệp Quốc và tuân thủ hệ thống luật pháp quốc tế mà Trung Quốc đã tham dự và cam kết như Công ước Luật biển năm 1982.
Việc làm phi pháp, phi lý của Trung Quốc trong những năm vừa rồi là vi phạm Công ước Liên Hiệp quốc về Luật biển năm 1982, vi phạm tuyên bố Ứng xử của Trung Quốc và các nước ASEAN (DOC), đồng thời cũng đi ngược lại với lãnh đạo Trung Quốc tuyên bố.
Tháng 10, tháng 11 năm 2013 tại hội nghị APEC 21, hội nghị ASEAN 3, ASEAN 1, Chủ tịch nước Tập Cận Bình nói với lãnh đạo ASEAN rằng Trung Quốc và ASEAN là cùng vận mệnh, chúng ta cố gắng tiến tới một hiệp định hợp tác hữu nghị, nhưng cuối cùng những điều họ làm lại không phù hợp với điều họ nói.
Xin cảm ơn ông!
Nam Hằng
(Thực hiện)
Theo Dantri
Triệt phá nhiều băng nhóm tội phạm nguy hiểm Trong thời gian cao điểm tấn công, trấn áp các loại tội phạm nhằm bảo vệ bình yên cho người dân đón Tết Giáp Ngọ 2014, công an TPHCM nhận định đã đánh đúng, đánh trúng nên triệt phá được nhiều băng nhóm tội phạm có tổ chức, nguy hiểm. Chiều 21/1, Công an TPHCM đã tổ chức buổi họp báo để thông...