Chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Obama rất quan trọng
Trong nhận thức đó, chuyến thăm Việt Nam sắp tới của Tổng thống Barack Obama là một sự kiện được lãnh đạo và nhân dân Việt Nam mong đợi, có ý nghĩa rất quan trọng.
Trang sử mới và những dự cảm thời cuộc
Bây giờ, quá khứ đau thương trong quan hệ hai nước đã ở lại phía sau. Bốn mươi năm sau chiến tranh, 20 năm sau bình thường hóa quan hệ, 15 năm sau Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ, 2 năm sau khi hai nước thiết lập quan hệ đối tác toàn diện, chuyến thăm lịch sử trong những ngày tháng 7/2015 này của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đang đưa mối bang giao giữa hai đất nước, hai dân tộc sang một trang mới đầy hứa hẹn.
Trong cuộc đối thoại tại Nhà Trắng, Tổng thống Barack Obama nêu rõ, trong thế kỷ 20, lịch sử hai nước có những trang đau đớn, triết lý chính trị, hệ thống chính trị hai nước có những khác biệt, nhưng các nhà lãnh đạo Hoa Kỳ và Việt Nam đã cùng hợp tác dựa trên nền tảng vì lợi ích, hạnh phúc của người dân và đã đạt được những kết quả tốt đẹp trên nhiều lĩnh vực.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh rằng, từ hai nước cựu thù, Việt Nam và Hoa Kỳ đã trở thành bạn, rồi đối tác toàn diện và trong tương lai mối quan hệ đó sẽ còn phát triển tốt hơn nữa, nhờ tầm nhìn chiến lược, sự nỗ lực của lãnh đạo hai nước và sự ủng hộ của nhân dân, vì quan hệ hai nước phù hợp với lợi ích của nhân dân và xu hướng phát triển hiện nay là hòa bình, hữu nghị, hợp tác, phát triển thịnh vượng. Tổng bí thư nhấn mạnh: Quá khứ không thể thay đổi nhưng tương lai thuộc về trách nhiệm của chúng ta.
Một trang sử mới trong quan hệ hai nước đã được mở ra. (Ảnh: AP)
Nhớ lại, 15 năm trước, tối 17/11/2000, trong chuyến thăm chính thức Việt Nam đầu tiên, tại Phủ Chủ tịch, Tổng thống Bill Clinton, người đã quyết định bình thường hóa quan hệ với Việt Nam vào ngày 12/7/1995, đã nói: “Quả thực, lịch sử mà chúng ta để lại sau mình rất đau buồn và nặng nề. Chúng ta không được quên nó. Nhưng chúng ta cũng không được để nó chi phối chúng ta. Quá khứ chỉ là cái đến trước tương lai, quá khứ không phải là cái quyết định tương lai. Hôm nay, nước Mỹ và nước Việt Nam đang làm nên trang sử mới”.
Điều đáng mừng là kể từ khi hai nước bình thường hóa quan hệ, 20 năm qua, bằng những chuyển động ngày càng mạnh mẽ, quan hệ hợp tác trên các lĩnh vực đều tiến về phía trước, trong đó có những tiến bộ vượt bậc. Một vài con số cũng đủ nói lên điều này: Từ chỗ hàng hóa Việt Nam là “cấm kỵ” tại Mỹ và khi Việt Nam và Hoa Kỳ bình thường hóa quan hệ, kim ngạch thương mại giữa hai nước chỉ đạt 450 triệu USD thì năm 2014 đã lên gần 39 tỉ USD. Gần 17.000 học sinh Việt Nam đang theo học tại Hoa Kỳ sẽ là nguồn nhân lực quý góp sức kiến tạo tương lai.
Trong bối cảnh tình hình thế giới đang có nhiều biến động, khu vực châu Á- Thái Bình Dương, đặc biệt là ở Biển Đông đang có những diễn biến rất phức tạp, thành công nổi bật của chuyến đi này đang góp phần tạo một tư thế chiến lược mới cho đất nước ta trong quan hệ quốc tế, nhất là với những đối tác lớn. Chuyến đi đầy dự cảm thời cuộc này là sự tiếp nối những thành tựu quan trọng có ý nghĩa lịch sử của Việt Nam trong 30 năm đổi mới, là kết quả của sự khẳng định vai trò, uy tín ngày càng tăng của Việt Nam trong khu vực và trên thế giới. Theo các nhà quan sát, Mỹ nhìn thấy vai trò một nước Việt Nam mới ngày càng sáng rõ trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương hết sức năng động nhưng cũng đầy bão tố – nơi Washington đang thực hiện chính sách xoay trục.
Lòng tin và sự tôn trọng
Video đang HOT
Với những đặc thù quan hệ giữa hai quốc gia từng là cựu thù trong một cuộc chiến vô cùng khốc liệt, có thể chế chính trị khác nhau, điều vô cùng quan trọng – như Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhấn mạnh là “khép lại quá khứ, vượt qua khác biệt, phát huy tương đồng, hướng tới tương lai”. Nền tảng của mối quan hệ chính là lòng tin.
Lòng tin chỉ được tạo dựng trên cơ sở hiểu biết lẫn nhau, thực sự tôn trọng độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, tôn trọng thể chế chính trị của nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.
Chuyến thăm chính thức Hoa Kỳ của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đồng thời cho thấy cường quốc thế giới này thừa nhận vai trò lãnh đạo đất nước của Đảng Cộng sản Việt Nam. Lòng tin sẽ tiếp tục được bồi đắp bằng việc đẩy mạnh tiếp xúc giao lưu trên tất cả kênh, các cấp, trong các tầng lớp nhân dân. Trong nhận thức đó, chuyến thăm Việt Nam sắp tới của Tổng thống Barack Obama là một sự kiện được lãnh đạo và nhân dân Việt Nam mong đợi, có ý nghĩa rất quan trọng.
Hai nước hiện còn có những khác biệt, trong đó có vấn đề nhân quyền; còn phải quan tâm khắc phục hậu quả chiến tranh rất nặng nề như vấn đề nạn nhân chất độc da cam, rà phá bom mìn… Thông qua đối thoại thẳng thắn và xây dựng, sẽ có cách nhìn khách quan và thực tiễn, không để những vấn đề còn khác biệt và tồn đọng ảnh hưởng đến việc xây dựng lòng tin, cản trở đà tiến triển tốt đẹp của mối quan hệ.
Trong cuộc thảo luận tại Nhà Trắng với Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, Tổng thống Barack Obama tin tưởng sẽ giải quyết được một số vấn đề còn khác biệt thông qua những nỗ lực ngoại giao, không chỉ trong khuôn khổ song phương mà cả đa phương, thông qua hợp tác ASEAN. Trên tinh thần đó, chúng ta mong muốn Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương sẽ được ký kết vào cuối năm nay.
Trong một tầm nhìn rộng mở và tươi sáng, quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ đang hứa hẹn ngày càng đi vào thực chất và hiệu quả, vươn tới tầm cao phát triển mới, vì lợi ích của nhân dân hai nước, góp phần vào hòa bình, hợp tác, phát triển và thịnh vượng trong khu vực và trên thế giới.
Theo Hồ Quang Lợi
Vietnamnet
Việt- Mỹ: Điều gì sau 'bước ngoặt lịch sử'?
Với nền tảng quan hệ, lòng tin chính trị và sự song trùng lợi ích nhiều mặt, chúng ta có lý do để lạc quan thận trọng về sự phát triển tiếp tục của quan hệ Việt-Mỹ trong 20 năm tới.
Chuyến thăm Mỹ từ ngày 6-11/7/2015 của TBT Nguyễn Phú Trọng thực sự là một sự kiện, một bước ngoặt có tính lịch sử trong quan hệ Việt-Mỹ. "Lịch sử" ở đây không chỉ ở tính biểu tượng của chuyến thăm và sự đón tiếp "vô tiền khoáng hậu", mà nằm ở nội dung thực chất trong hàng loạt các vấn đề then chốt được thảo luận giúp tạo nền tảng vững chắc cho quan hệ Việt-Mỹ trong tương lai.
Kết quả vượt kỳ vọng
Chuyến thăm Mỹ của TBT Nguyễn Phú Trọng đã khép lại, nhưng các định hướng và tầm nhìn chung đạt được sẽ giúp tạo nền tảng đưa quan hệ song phương Việt-Mỹ phát triển trong các thập kỷ tiếp theo. Cần nhiều thời gian hơn mới có thể đánh giá hết ý nghĩa, tầm vóc quan trọng và ảnh hưởng của chuyến thăm, nhưng sơ bộ có thể thấy ít nhất 5 kết quả quan trọng sau:
Trước hết, đây là chuyến thăm Mỹ đầu tiên của TBT ĐCS Việt Nam và cũng là lần đầu tiên TT Obama dành nghi lễ đón tiếp nguyên thủ đối với người đứng đầu đảng chính trị của một quốc gia, mà lại là người đứng đầu ĐCS. Điều này cho thấy lòng tin chính trị và sự phát triển vượt bậc của quan hệ Việt - Mỹ.
TT Obama tiếp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Phòng Bầu dục của Nhà trắng ngày 7/7. (Ảnh: AP)
Thứ hai, hai nhà lãnh đạo Việt-Mỹ đã xem xét và ghi nhận kết quả thực chất đạt được trong nhiều lĩnh vực hợp tác giữa hai nước, từ kinh tế, thương mại đến giáo dục, khoa học và công nghệ; từ môi trường, biến đổi khí hậu đến quốc phòng, an ninh, rồi các lĩnh vực "nhạy cảm" như dân chủ nhân quyền. Thực chất đây chính là sự ghi nhận về sự phát triển "bình thường" trên tất cả các mặt của quan hệ Việt-Mỹ sau 20 năm bình thường hóa. Bên cạnh đó, TBT Nguyễn Phú Trọng và TT Obama cũng bàn về cách thức làm sâu sắc hơn và đa dạng hơn các lĩnh vực hợp tác ghi trong thỏa thuận Đối tác toàn diện.
Điều này cho thấy sự đan xen và song trùng lợi ích giữa Việt Nam và Mỹ trong rất nhiều vấn đề. Lợi ích và sự hợp tác này không chỉ giới hạn trong khuôn khổ quan hệ song phương, mà còn trong các hợp tác khu vực, đa phương và toàn cầu.
Thứ ba, Việt Nam và Mỹ đã trao đổi sâu và đạt được nhận thức quan trọng về một số vấn đề "cốt lõi" có tính lan tỏa, tăng cường lòng tin hoặc giúp thúc đẩy việc đan xen lợi ích tạo nền tảng vững chắc hơn trong quan hệ, như Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), hợp tác quốc phòng.
Về TPP, trong Tuyên bố về tầm nhìn chung Việt-Mỹ, hai nước thể hiện muốn hợp tác để sớm hoàn tất tiến trình đàm phán. Là Hiệp định thương mại được coi là có tiêu chuẩn quốc tế cao nhất hiện nay, việc hoàn tất TPP sẽ giúp tạo sự liên kết giữa các thành viên một cách chặt chẽ hơn, giúp thúc đẩy sự thịnh vượng ở châu Á - Thái Bình Dương và sự thịnh vượng chung trên thế giới.
Về hợp tác quốc phòng, Việt Nam và Mỹ đều thể hiện quyết tâm làm sâu sắc và cụ thể hóa các lĩnh vực hợp tác được ghi trong Tuyên bố tầm nhìn chung về quan hệ quốc phòng ký tháng 6/2015. Trong bất kỳ quan hệ song phương nào, hợp tác quốc phòng là chỉ dấu quan trọng đo mức độ lòng tin, là nền tảng xây dựng sự tin cậy chính trị và thúc đẩy hợp tác trong các lĩnh vực khác.
Thứ tư, hai bên đã đạt được nhận thức mới quan trọng trong các vấn đề liên quan đến an ninh, an toàn hàng hải và tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông. Đây là những chủ đề được các nhà lãnh đạo Việt-Mỹ quan tâm và được đề cập trong hầu hết các cuộc gặp, các tuyên bố quan trọng.
Điều này cho thấy: (i) Đây là các vấn đề liên quan nhất, ảnh hưởng trực tiếp nhất đến lợi ích quốc gia của Việt Nam và Mỹ; (ii) Đây không chỉ là vấn đề liên quan đến an ninh khu vực, lợi ích của hai nước mà còn liên quan đến thịnh vượng và an ninh toàn cầu; (iii) Việc kêu gọi tôn trọng luật pháp quốc tế và xử lý hòa bình các tranh chấp cho thấy trách nhiệm của Việt Nam và Mỹ đối với các vấn đề toàn cầu.
Thứ năm, hai bên trao đổi thẳng thắn và cởi mở về các khác biệt, các điểm từng được coi là "nhạy cảm", như tôn giáo, dân chủ, nhân quyền... Điều này cho thấy: (i) Sau 20 năm, quan hệ Việt-Mỹ giờ đây đã trưởng thành, hai bên không còn lo ngại việc đề cập đến các khác biệt sẽ làm ảnh hưởng quan hệ; (ii) Các khác biệt về nhận thức, về cách tiếp cận trong các vấn đề "nhạy cảm" trên là lẽ đương nhiên, do sự khác nhau về thể chế chính trị, trình độ phát triển, khác biệt về văn hóa, tôn giáo... và chúng là một phần của quan hệ; (iii) Điều quan trọng là hai bên coi đối thoại là con đường tốt nhất để thu hẹp khác biệt, để hiểu biết nhau hơn, mở rộng các điểm tương đồng và đưa quan hệ Việt - Mỹ tiến về phía trước.
Điểm quan trọng tạo cơ sở cho lòng tin chính trị hai nước là việc bên cạnh việc tuyên bố tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam trên cơ sở bình đẳng, cùng có lợi, thì nay Mỹ còn công nhận thể chế chính trị mà thực chất là tôn trọng sự lựa chọn chính trị của Việt Nam.
Lợi ích song trùng
Như bất kỳ quan hệ song phương nào khác, sự song trùng lợi ích quốc gia trên nhiều vấn đề là một trong những nhân tố quan trọng đưa quan hệ Việt-Mỹ có những bước tiến dài, mà theo như lời TBT Nguyễn Phú Trọng là ít ai có thể hình dung nổi cách đây 20 năm.
Khi lên cầm quyền tháng 1/2009, Chính quyền của TT Obama đã thực hiện chiến lược xoay trục sang khu vực châu Á - Thái Bình Dương và Đông Á, coi quan hệ của Mỹ với khu vực này là ưu tiên hàng đầu, quyết định vào sự "thành, bại" trong việc tiếp tục duy trì vị thế siêu cường số 1 thế giới của Mỹ trong thế kỷ 21.
Trong chiến lược xoay trục, Mỹ thấy tầm quan trọng ngày càng tăng của Việt Nam. Trước hết, tuy chỉ là nước đang phát triển tầm trung, nhưng Việt Nam lại có nền kinh tế phát triển nhanh, tích cực hội nhập với khu vực và quốc tế. Quan hệ Mỹ-Việt tốt sẽ giúp Mỹ mở rộng thị trường hàng hóa xuất khẩu, dịch vụ và đầu tư.
Bên cạnh đó, Mỹ nhìn thấy vai trò quan trọng cũng như tầm ảnh hưởng quốc tế của Việt Nam. Trong ASEAN chẳng hạn, Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy đoàn kết, thống nhất nội khối làm cho ASEAN ngày một lớn mạnh, đóng vai trò trung tâm trong việc đảm bảo hòa bình và xây dựng cấu trúc khu vực về kinh tế, an ninh, chính trị ở Đông Á. Đặc biệt Mỹ coi Việt Nam là nhân tố quan trọng đóng góp vào sự thịnh vượng chung của khu vực và toàn cầu, cũng như trong việc đảm bảo an ninh, an toàn hàng hải ở Biển Đông.
Tuy không chia sẻ hoàn toàn các đánh giá chiến lược với Mỹ, nhưng Việt Nam hết sức coi trọng quan hệ với Mỹ, siêu cường số một có ảnh hưởng toàn cầu và là một trong số ít các quốc gia có ảnh hưởng và tác động lớn, trực tiếp nhất đối với môi trường chiến lược, an ninh và phát triển của Việt Nam.
Về kinh tế-thương mại, Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất, đứng thứ 7 trong số các quốc gia và lãnh thổ đầu tư lớn nhất tại Việt Nam. Ngoài ra, Mỹ còn là nước đi đầu trong lĩnh vực GD, KH và CN - những lĩnh vực then chốt đối với tiến trình phát triển và hội nhập của Việt Nam.
Bên cạnh đó là sự tương đồng trong cách tiếp cận giữa hai nước trong vấn đề an ninh, an toàn hàng hải và tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông, đặc biệt là các hoạt động đơn phương gần đây nhằm tìm cách thay đổi nguyên trạng. Cuối cùng là sự hợp tác ngày càng sâu rộng giữa Việt Nam và Mỹ trong khuôn khổ song phương cũng như đa phương.
Như vậy, với nền tảng quan hệ hiện nay, cộng với lòng tin chính trị và sự song trùng lợi ích nhiều mặt, chúng ta có lý do để lạc quan thận trọng về sự phát triển tiếp tục của quan hệ Việt-Mỹ trong 20 năm tới.
Hoàng Anh Tuấn (Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược, Bộ Ngoại giao)
Theo Vietnamnet
Hai kẻ thù cũ và sự khởi đầu mới Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch và Đại sứ William H. Sullivan gặp nhau tại Hà Nội, tháng 5/1989. Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Nguyễn Cơ Thạch (phải) và Đại sứ William Sullivan tại Hà Nội năm 1989. Bà Virginia B. Foote là Chủ tịch và đồng sáng lập Hội đồng Thương mại Mỹ - Việt. Tổ...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Tổng thống Trump: Nga - Ukraine đang mất 2.500 thanh niên mỗi tuần

Nga cáo buộc Anh - Pháp hỗ trợ Ukraine tấn công cơ sở hạ tầng ở Kursk

Nam thanh niên tự đốt nhà mình để vạch trần tội ác của mẹ kế suốt 20 năm

Hơn 1.600 người thiệt mạng vì động đất, quốc tế khẩn trương hỗ trợ Myanmar

Nga công bố kế hoạch tăng cường hải quân

Thảm kịch động đất Myanmar: Tiếng kêu khóc tuyệt vọng từ đống đổ nát

Người Myanmar đào bới bằng tay, chạy đua tìm sự sống sau thảm họa động đất

Chuyên gia dự đoán kế hoạch của Nga sau ngừng bắn một phần với Ukraine

Giám đốc CIA mời tỷ phú Musk đến trụ sở

Hàng chục nghìn người biểu tình ở Seoul liên quan đến việc luận tội tổng thống

Nghi phạm đâm dao tại Hà Lan là một công dân Ukraine

Lý do Nhật Bản không phô trương dù liên tục chinh phục đỉnh cao khoa học
Có thể bạn quan tâm

Những kiểu trang phục tối kỵ với người lưng dài chân ngắn
Thời trang
14:01:11 30/03/2025
Xả vai tiểu thư Hà thành, Doãn Hải My khi về quê Văn Hậu khác hoàn toàn, đập tan tin đồn "trọng ngoại hơn nội"
Sao thể thao
13:48:08 30/03/2025
Mẹ Hà Nội chia sẻ cách giúp bạn làm sạch tường bếp khỏi dầu mỡ chỉ với 5 nghìn đồng và 10 phút thực hiện!
Sáng tạo
13:46:35 30/03/2025
Con nghiện đốt nhà hàng xóm trong đêm
Pháp luật
13:40:46 30/03/2025
Ngôi sao có phong cách mùa hè không bao giờ lỗi mốt
Phong cách sao
13:31:35 30/03/2025
Anh trai Sulli lớn tiếng mắng mỏ "thằng sống hèn", Kim Soo Hyun bất ngờ bị réo gọi
Sao châu á
13:25:58 30/03/2025
Hai cách làm món bánh trôi tàu ít ngọt cho ngày Tết Hàn thực
Ẩm thực
13:12:27 30/03/2025
Sinh ra đã có số làm giàu: Top 4 cung hoàng đạo nữ kiếm tiền cực tốt
Trắc nghiệm
12:41:22 30/03/2025
Vừa quen được chưa bao lâu, mỹ nhân hơn 4 triệu follow phát hiện bị "lừa" khi biết bạn trai đã từng kết hôn
Netizen
11:12:46 30/03/2025
Clip: Cả gan săn báo con, đại bàng nhận 'quả báo' ngay sau đó
Lạ vui
11:07:25 30/03/2025