Chuyến thăm Trung Quốc mở màn chuỗi công du nước ngoài của ông Kim Jong-un?
Bắc Kinh được cho chỉ là khởi đầu cho các chuyến công du sắp tới của ông Kim Jong-un. AP đã điểm các quốc gia ông Kim Jong-un đã và có khả năng tới thăm cũng như những thành quả có thể đạt được qua các cuộc tiếp xúc.
Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un trong chuyến thăm Trung Quốc. Ảnh: Reuters/KCNA.
Trung Quốc
Có hai điều dễ thấy sau chuyến công du Trung Quốc từ 25-28.3 của lãnh đạo Triều Tiên: Việc tiếp xúc với ông Kim Jong-un trước tất cả lãnh đạo các nước khác, ông Tập Cận Bình đã khẳng định lại rất hiệu quả vai trò chính của Trung Quốc trong việc giảm căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên.
Việc gặp ông Tập Cận Bình trước giúp ông Kim Jong-un có thông tin tốt và ít bị cô lập hơn trong các cuộc gặp với ông Moon Jae-in và ông Donald Trump.
Chuyến thăm cũng có thể là bước đi hướng tới thuyết phục Trung Quốc nới lỏng trừng phạt.
Hàn Quốc
Video đang HOT
Cho đến khi ông Kim Jong-un xuất hiện ở Bắc Kinh, ông Moon Jae-in được coi là đối tác thượng đỉnh đầu tiên của lãnh đạo Triều Tiên. Lời đề nghị gặp trực tiếp Tổng thống Hàn Quốc được em gái ông Kim Jong-un chuyển khi đến Hàn Quốc dự Olympic PyeongChang.
Cuộc họp thượng đỉnh liên Triều dự kiến tổ chức vào cuối tháng 4 tại làng Bàn Môn Điếm. Đây là một bước tiến lớn mang tính biểu tượng, AP nhận định.
Cuộc gặp ông Donald Trump
Nhiều dấu hỏi về cuộc gặp thượng đỉnh giữa ông Kim Jong-un và ông Donald Trump khi thông tin cơ bản về thời gian, địa điểm, hình thức diễn ra vẫn chưa được tiết lộ.
Thay vì tự tuyên bố, Nhà Trắng để phái đoàn Hàn Quốc thông báo ông Donald Trump đồng ý gặp mặt ông Kim Jong-un “vào tháng 5″. Và hầu như không có thông tin gì chính thức kể từ đó.
Trong tin nhắn gửi Tổng thống Mỹ, ông Tập Cận Bình cho biết, lãnh đạo Triều Tiên “trông đợi cuộc họp giữa ông ấy với tôi”, ông Donald Trump tiết lộ hôm 28.3.
Nhiều địa điểm được xem là lý tưởng cho cuộc gặp này, từ khu nghỉ dưỡng Mar-a-Lago của ông Donald Trump ở Florida, (Mỹ), tới Mông Cổ hay một lâu đài ở Thụy Điển.
Nga
Cuộc gặp giữa ông Kim Jong-un và ông Vladimir Putin dường như không dễ xảy ra dù quan hệ Triều Tiên và Nga tương đối thân thiện. Truyền thông Nga cho hay, Ngoại trưởng Triều Tiên Ri Yong-ho có kế hoạch sang Mátxcơva vào tháng sau.
Quan hệ tốt đẹp hơn với Mátxcơva có thể sẽ đem lại lợi ích to lớn cho Bình Nhưỡng. Cùng với lợi ích kinh tế tiềm tàng, việc gần gũi Nga quan trọng với Triều Tiên trong bối cảnh muốn cân bằng ảnh hưởng với Trung Quốc và đối trọng với Mỹ cùng các đồng minh.
Nhật Bản
Thủ tướng Shinzo Abe gần đây bày tỏ mong muốn đối thoại với lãnh đạo Triều Tiên. Ngoài vấn đề hạt nhân, Tokyo và Bình Nhưỡng có vấn đề bắt có công dân cần phải giải quyết.
Đổi lại khi bình thường hóa quan hệ, Bình Nhưỡng có thể yêu cầu Tokyo cung cấp viện trợ do thiệt hại sau chiến tranh trên bán đảo. Một số chuyên gia ước tính con số có thể lên tới vài tỷ USD.
THANH HÀ
Theo Laodong
Hàn Quốc: Triều Tiên từng đề xuất lập cộng hòa liên bang
Bình Nhưỡng được cho là từng đề xuất thành lập một quốc gia trung lập với Hàn Quốc trên bán đảo Triều Tiên theo kiểu cộng hòa liên bang với hai chính phủ khác nhau.
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un nắm tay ông Chung Eui-yong - trưởng phái đoàn quan chức Hàn Quốc tới thăm Bình Nhưỡng ngày 5/3. (Ảnh: KCNA)
Theo các tài liệu ngoại giao mật được Bộ Ngoại giao Hàn Quốc công bố ngày 29/3, nhà lãnh đạo Liên Xô Mikhail Gorbachev từng chuyển đề nghị của Triều Tiên tới cố Tổng thống Mỹ Ronald Reagan trong cuộc gặp thượng đỉnh tại Washington vào ngày 9/12/1987. Theo đề xuất của Triều Tiên, nước này muốn thành lập một nhà nước theo kiểu cộng hòa liên bang với hai chính phủ khác nhau đại diện cho hai miền Triều Tiên. Đây là quốc gia trung lập và có thể đóng vai trò như một vùng đệm trong khu vực.
Ngoài ra, Bình Nhưỡng kêu gọi Hàn Quốc và Triều Tiên cùng ký một hiệp ước không xâm phạm lẫn nhau, đồng thời thay thế thỏa thuận đình chiến tạm thời bằng hiệp ước hòa bình và đề xuất thành lập một thực thể mới cùng tham gia Liên Hợp Quốc dưới một tên thống nhất. Triều Tiên cũng đề xuất với Hàn Quốc về việc hủy bỏ tất cả các thỏa thuận hoặc hiệp ước có liên quan tới bên thứ ba, vốn đi ngược lại với nỗ lực tái thống nhất bán đảo Triều Tiên. Đây có thể là cách Bình Nhưỡng gây áp lực để Seoul rút ra khỏi hiệp ước phòng thủ chung với Mỹ.
Theo đề xuất của Triều Tiên, hai miền sẽ giảm số lượng binh sĩ xuống mức thấp hơn 100.000 quân nhằm xây dựng bầu không khí hòa bình trên bán đảo, đồng thời kêu gọi rút các lực lượng quân sự cũng như các vũ khí hạt nhân của nước ngoài ra khỏi bán đảo Triều Tiên. Yêu cầu này được cho là nhắm mục tiêu tới lực lượng quân sự Mỹ đồn trú tại Hàn Quốc.
Thông tin từ bộ tài liệu mới được công bố cho biết nhà lãnh đạo Gorbachev đã hỏi ông Colin Powell, cố vấn an ninh của cố Tổng thống Reagan, về việc liệu Mỹ có xem xét các đề xuất của Triều Tiên hay không. Ông Powell khi đó cho biết ông sẽ xem xét và hy vọng vấn đề này sẽ được giấu kín. Washington nói rằng các đề xuất của Triều Tiên sẽ là "phi thực tế" nếu Bình Nhưỡng không cho thấy sự sẵn sằng của nước này trong việc xây dựng lòng tin.
Bộ Ngoại giao Hàn Quốc công bố các tài liệu mật trên trong bối cảnh tình hình căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên đang có dấu hiệu hạ nhiệt và lãnh đạo hai nước dự kiến sẽ có cuộc gặp vào cuối tháng này. Nếu diễn ra theo đúng kế hoach, đây sẽ là hội nghị thượng đỉnh liên Triều lần thứ 3 trong lịch sử.
Thành Đạt
Theo Dantri
Tính toán của ông Kim Jong-un sau tuyên bố phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên Chuyến thăm bất ngờ của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un tới Trung Quốc và tuyên bố sẵn sàng phi hạt nhân hóa dường như là những bước đi đầy tính toán nhằm chuẩn bị cho hội nghị thượng đỉnh song phương Mỹ - Triều vào tháng 5 tới. Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un và Chủ tịch Trung Quốc Tập...