Chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Mỹ không có đột phá
Tờ South China Morning Post (Hồng Kông) cho hay Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã kết thúc chuyến thăm Trung Quốc vào ngày 15.2 mà không có bước đột phá nào trong hai vấn đề hàng đầu của chương trình nghị sự, đó là căng thẳng tranh chấp lãnh thổ ở biển Hoa Đông và biển Đông.
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry tại thủ đô Bắc Kinh, Trung Quốc ngày 15.2 – Ảnh: Reuters
Truyền thông thế giới cho rằng hai vấn đề hàng đầu trong chương trình nghị sự của Ngoại trưởng Kerry là căng thẳng tranh chấp lãnh thổ ở biển Hoa Đông và biển Đông, theo South China Morning Post ngày 16.2.
Những kết quả đạt được rõ ràng nhất từ chuyến thăm Trung Quốc lần này của ông Kerry là một thông cáo chung ngày 15.2, tuyên bố hai bên hợp tác chặt chẽ trong vấn đề biến đổi khí hậu.
Giáo sư Shi Yinhong, chuyên ngành quan hệ quốc tế của Đại học Nhân dân Trung Quốc, nhận định: “Chuyến thăm của ông Kerry chỉ tạo ra một cơ hội để hai bên làm rõ sự khác biệt về vị thế của họ trong các vấn đề”.
Ông Jin Canrong, cũng là giáo sư thuộc Đại học Nhân dân Trung Quốc, cho biết chuyến thăm của ông Kerry thật ra đã được nhận định sẽ không mang lại kết quả gì liên quan đến các vấn đề tranh chấp lãnh thổ ở biển Hoa Đông và biển Đông.
Video đang HOT
Thay vào đó, chuyến thăm của ông Kerry được xem là một bước quan trọng giúp Bắc Kinh và Washington chuẩn bị cho cuộc gặp gỡ giữa Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Mỹ Barack Obama ở hội nghị thượng đỉnh an ninh hạt nhân tại Hà Lan vào tháng 3 tới.
“Trong chuyến thăm lần này, ông Kerry cũng nhắc lại việc Mỹ mời hải quân Trung Quốc tham gia cuộc tập trận Thái Bình Dương (RIMPAC) ở bang Hawaii vào cuối năm 2014. Mỹ kỳ vọng Trung Quốc sẽ điều động hai tàu chiến đến tham gia, nhưng Bắc Kinh vẫn chưa có câu trả lời”, ông Jin cho biết thêm.
RIMPAC là cuộc tập trận hải quân quốc tế lớn nhất thế giới do Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ dẫn đầu.
Mỹ cũng kỳ vọng Trung Quốc có thể dùng quan hệ giữa Bắc Kinh và Bình Nhưỡng để gây áp lực tái khởi động các vòng đàm phán nhằm chấm dứt chương trình vũ khí hạt nhân của Triều Tiên. Ông Kerry nói phía Trung Quốc đã đảm bảo với ông là Bắc Kinh đang chuẩn bị tăng cường gây áp lực.
Sau chuyến thăm Trung Quốc, Ngoại trưởng Kerry lên đường đến Indonesia vào hôm nay 16.2, dự kiến có bài phát biểu tại thủ đô Jakarta, nhấn mạnh về vấn đề biến đổi khí hậu không những ảnh hưởng đến môi trường mà cả nền kinh tế toàn cầu, theo AFP.
Theo TNO
Mỹ - Trung khắc sâu bất đồng về tranh chấp biển đảo châu Á
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry kết thúc chuyến thăm Trung Quốc mà không đạt được tiến triển trong vấn đề tranh chấp chủ quyền lãnh thổ trên Biển Đông và biển Hoa Đông.
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry trong chuyến thăm Bắc Kinh hôm qua. Ảnh: Reuters
Kết quả thành công nhất của chuyến đi là tuyên bố chung của hai nước hôm qua về thắt chặt hợp tác đối phó với biến đổi khí hậu, South China Morning Post bình luận.
Shi Yinhong, giáo sư về Quan hệ Quốc tế tại Đại học Nhân dân Trung Quốc, nói: "Chuyến thăm Trung Quốc của ông Kerry chỉ tạo cơ hội cho hai bên thấy rõ các bất đồng" trong vấn đề này tranh chấp chủ quyền ở hai vùng biển nói trên.
Jin Canrong, cũng thuộc Đại học Nhân dân, thì cho rằng chuyến đi vốn được dự đoán sẽ không đạt được đồng thuận về các vấn đề trong khu vực. Thay vào đó, chuyến thăm là sự chuẩn bị cho cuộc gặp giữa Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Mỹ Barack Obama tại hội nghị thượng đỉnh về hạt nhân tại La Haye, Hà Lan, tháng sau.
Ngoại trưởng Mỹ cũng nhắc lại lời mời Hải quân Trung Quốc tham gia cuộc tập trận RIMPAC ở Hawaii cuối năm nay, ông Jin nói. Tập trận Vành đai Thái Bình Dương RIMPAC là cuộc diễn tập hải quân lớn nhất thế giới, do Hạm đội Thái Bình Dương của Hải quân Mỹ tổ chức.
Ngoài ra, ông Kerry còn đề nghị Trung Quốc sử dụng mối quan hệ của mình với Triều Tiên để thúc giục Bình Nhưỡng quay trở lại đàm phán tháo dỡ chương trình vũ khí hạt nhân. Ngoại trưởng Mỹ cho biết Bắc Kinh đã khẳng định sẽ hợp tác trong vấn đề này.
Trong tuyên bố chung hôm qua, hai chính phủ Mỹ-Trung cho biết đã đồng ý các bước thực hiện cam kết hạn chế lượng lượng khí thải nhà kính bao gồm khí thải xe hơi và sẽ nâng cao hiệu quả năng lượng trong các tòa nhà.
Ngoại trưởng Kerry bắt đầu chuyến công du châu Á từ ngày 13/2. Ông dừng chân ở các nước Hàn Quốc, Trung Quốc và Indonesia. Trước đó, các cuộc thảo luận của ông Kerry tại Bắc Kinh và Seoul được dự kiến tập trung vào vùng Nhận dạng phòng không mà Trung Quốc thiết lập năm ngoái, bao phủ một vùng biển đảo mà cả Nhật Bản và Hàn Quốc cũng tuyên bố chủ quyền.
Cuối tuần trước, ông Kerry cũng tái khẳng định hiệp ước năm 1960 với Nhật và tuyên bố Mỹ sẽ bảo vệ đồng minh trước những cuộc tấn công, kể cả trên quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông mà Nhật và Trung Quốc tranh chấp.
Đây là chuyến đi thứ 5 của ông Kerry tới châu Á kể từ khi ông trở thành ngoại trưởng Mỹ cách đây một năm. Ông đang đối mặt với những lời chỉ trích vì dành nhiều thời gian cho việc hàn gắn hòa bình ở Trung Đông hơn việc tái cân bằng quân sự và tập trung vào kinh tế ở châu Á, nhằm đối phó với sự lớn mạnh của Trung Quốc.
Vũ Hà
Theo VNE
'Việt - Mỹ bước vào kỷ nguyên mới' Trong chuyến thăm chính thức VN, Ngoại trưởng John Kerry bày tỏ ý định của Mỹ tăng cường quan hệ về kinh tế và an ninh với VN, với điểm nhấn chính là Hiệp định TPP. Ngoại trưởng Kerry dạo quanh nhà thờ Đức Bà vào trưa 14.12 - Ảnh: Đào Ngọc Thạch Mở đầu bài phát biểu bằng câu "Xin chào, Việt...