Chuyến tham quan “miễn phí” nhiều ấm ức: Chủ tịch Hội Cựu chiến binh huyện nhận lỗi
Để doanh nghiệp lợi dụng chương trình tri ân khuyến mãi rồi bán sản phẩm kém chất lượng, giá cao gây bức xúc, làm ảnh hưởng đến chính trị của hội, đến hình ảnh của những người từng là lính bộ đội cụ Hồ như thế, rõ ràng, trách nhiệm chính thuộc về Chủ tịch Hội CCB huyện Hương Sơn.
Xin chịu trách nhiệm
Chiều ngày 21/8, PV Dân trí đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Đức Tới, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh (CCB) tỉnh Hà Tĩnh liên quan đến vụ việc hàng trăm cựu chiến binh của nhiều xã tại huyện Hương Sơn bức xúc cho rằng đã “sập bẫy” đơn vị tổ chức chuyến tham quan “miễn phí”, mua phải nhiều sản phẩm kém chất lượng, không rõ nguồn gốc xuất xứ với giá cao.
Ông Nguyễn Đức Tới, Chủ tịch Hội CCB tỉnh Hà Tĩnh, khẳng định để xảy ra sự việc đáng tiếc này trách nhiệm trước hết thuộc về Chủ tịch Hội CCB huyện Hương Sơn.
Ông Nguyễn Đức Tới nhận định, đây là một vụ việc không thể chấp nhận được ngay cả với người dân bình thường, huống gì đây là những cựu chiến binh từng vào sinh ra tử trên chiến trường, những người xứng đáng được tri ân.
“Thực sự khi được thông tin sự việc, bản thân tôi rất buồn, không thể chấp nhận được như thế”- ông Tới bức xúc nói.
Chủ tịch Hội CCB tỉnh Hà Tĩnh nhấn mạnh, một doanh nghiệp đứng ra tổ chức một chuyến đi mang tính chất tài trợ, khuyến mãi, tri ân một cách vô tư là điều rất tốt. Nhưng ở đây, doanh nghiệp lợi dụng việc tri ân để trục lợi thì phải xem xét rất kỹ trách nhiệm, phải làm cho rõ vụ việc.
Các CCB cho rằng đã bị “gạ” mua sản phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ với giá đắt đỏ.
Theo ông Tới, sau khi nắm được thông tin, ông đã trực tiếp gọi điện thoại cho Chủ tịch Hội CCB huyện Hương Sơn là ông Nguyễn Đình Ngân.
Video đang HOT
“Ngay trong cuộc điện thoại ấy, tôi đã phân tích, nói rõ với đồng chí Ngân, là anh nào làm mà để ảnh hưởng đến chính trị của hội, ảnh hưởng đến hình ảnh của những người từng là lính bộ đội cụ Hồ thì anh phải chịu trách nhiệm. Ở đây, không ai khác mà đồng chí Ngân, người đứng đầu kí giấy cho đơn vị tổ chức về các cấp hội, phải chịu trách nhiệm về việc này”- ông Tới nói.
Ông Nguyễn Đình Ngân – Chủ tịch Hội CCB huyện Hương Sơn
Theo ông Tới, trong cuộc điện thoại nêu trên, ông Nguyễn Đình Ngân đã nhận lỗi về mình. “Đồng chí Ngân thừa nhận với tôi nhiều CCB mua sản phẩm của đơn vị tổ chức chuyến đi (Công ty TNHH Dịch vụ Thương mại và Du lịch Á Châu, trụ sở tại số 29, lô 6, đường Huỳnh Văn Nghệ, phường Sài Đồng, quận Long Biên, Hà Nội- PV) có những sản phẩm sử dụng không hợp lí, không chất lượng, giá cả cao khiến con cái, người thân có ý kiến. Sau đó đồng chí Ngân thẳng thắn xin nhận trách nhiệm về mình, xin rút kinh nghiệm”.
Ông Tới cho biết đã yêu cầu Chủ tịch cùng với Hội CCB huyện Hương Sơn sớm làm việc với Công ty Á Châu để giải quyết những vấn đề mà các hội viên bức xúc phản ánh. Tất cả kết quả giải quyết này phải sớm có văn bản báo cáo với Tỉnh hội.
“Thiếu đạo đức, không tưởng tượng được!”
Sau khi Dân trí phản ánh nội dung vụ việc trên, hàng trăm độc giả đã gửi ý kiến đến báo, bày tỏ sự bức xúc trước mánh khóe “moi tiền” CCB của của đơn vị tổ chức chuyến đi. Rất nhiều độc giả gọi đây là một việc làm thiếu đạo đức, “không thể tưởng tượng nổi” của doanh nghiệp dành cho những CCB vốn rất đáng được trân trọng, rất đáng được tri ân.
Độc giả Lan Nguyệt bày tỏ: “ Sao có thể lừa gạt cả những cựu chiến binh. Những người đã đổ xương máu để bảo vệ đất nước, hãy đưa công ty này ra ánh sáng. Thật táng tận lương tâm”.
Các sản phẩm được bán đều không có nguồn gốc xuất xứ.
Độc giả Dương Văn Tuấn đồng quan điểm: “Nhằm vào đối tượng CCB mà lừa. Thật không thể tưởng tượng nổi”.
Bạn đọc Hà Mạnh đặt câu hỏi: “Phải chăng tour du lịch 0 đồng đã thâm nhập vào Việt Nam?”
Độc giả Pham Vinh phân tích mánh khóe của bên bán hàng: “Đối tượng lừa đưa đoàn mà hầu hết là các cụ đi tham quan du lịch không mất tiền, nhưng sau đó là chiêu lừa mua hàng giá… đặc biệt ưu đãi cho nhiều sản phẩm không rõ nguồn gốc. Kết quả là các cụ mua rất nhiều do lâu nay ở nhà ít tiếp xúc trực tiếp với thị trường nên các cụ dễ bị lừa”.
Độc giả Nguyễn Tài Tùng: “Đây là một việc làm vô cùng tàn nhẫn, lừa đảo mọi đối tượng, mọi địa phương mà các cán bộ địa phương hoàn toàn không nắm được. Các cơ quan chức năng cần sớm vào cuộc để dẹp bỏ ngay những loại doanh nghiệp kiểu này”.
Nhiều độc giả bày tỏ mong muốn cơ quan chức trách sớm làm rõ, trách nhiệm của đơn vị, cá nhân trục lợi các CCB; đồng thời khuyến nghị các phường, xã, các cấp chi hội nâng cao cảnh giác, không nên tiếp những công ty như thế này để rồi người dân, các hội viên mất tiền oan.
Văn Dũng – Minh Lý
Theo Dantri
Đà Lạt: Khấm khá lên nhờ vay vốn ưu đãi để trồng hoa
Cũng như nhiều thương binh, cựu chiến binh khác của TP. Đà Lạt (Lâm Đồng), gia đình thương binh 2/4 Hồ Văn Hợi ở khu phố Phước Thành đã có đời sống khấm khá nhờ vay vốn ưu đãi đầu tư trồng hoa.
Đều trở về đời thường từ các chiến trường cam go, ác liệt với một phần thân thể và sức khỏe bị mất đi... nhưng nhiều cựu chiến binh (CCB) hiện vẫn vững vàng với cơ ngơi do chính mình tạo ra. Có được điều này, nhiều người trong số họ đang được hỗ trợ bởi nguồn vốn ưu đãi từ Ngân hàng CSXH.
Trở về từ mặt trận cam go
Thương binh 2/4 Hồ Văn Hợi ở khu phố Phước Thành, phường 7, TP.Đà Lạt (Lâm Đồng) được vay vốn 50 triệu đồng từ Ngân hàng CSXH vào năm 2016 cho biết: Với tính chất hiện đại hóa, quy mô lớn của nông nghiệp Lâm Đồng thì nguồn vốn được vay hiện chưa đủ cho gia đình ông đầu tư cơ sở vật chất làm nhà lồng. Bởi 1 sào nhà lồng để trồng hoa, chỉ tính riêng khung sắt với nilon thôi đã tiêu tốn 150 triệu đồng.
Vậy nên tôi sử dụng nguồn vốn tích lũy của gia đình cùng với vốn vay chính sách Nhà nước làm được 2 sào nhà lồng trồng hoa và có cơ hội phát triển từ đó - ông Hợi nói. Theo ông Hợi, xét tương quan với yêu cầu sản xuất nông nghiệp đô thị, vốn vay ưu đãi còn hạn chế về mức vay, nhưng món vay đó rất có ý nghĩa động viên, khuyến khích đối với những gia đình khó khăn, hộ nghèo, cận nghèo và hộ mới thoát nghèo...
Vốn ưu đãi từ Ngân hàng CSXH đã giúp gia đình ông Phan Văn Được, phường 7, TP.Đà Lạt (Lâm Đồng) trồng hoa nay có đời sống khấm khá. Ảnh: L.H
Để không phải lo lắng nguồn trả nợ sau này, mỗi tháng gia đình ông Hợi gửi tiết kiệm 500.000 đồng. Hơn một năm nay, gia đình ông Hợi đã tích lũy được 13 triệu đồng tiền gửi tiết kiệm. Ông Hợi dự định, tới năm cuối cùng của chu kỳ trả nợ gốc, được bao nhiêu tiền tiết kiệm sẽ gom lại góp phần trả hết nợ, vừa nhẹ nhàng lại không ảnh hưởng tới các kế hoạch sản xuất khác của gia đình.
Ông Hợi xúc động chia sẻ: Gia đình tôi tới giờ cũng coi như có khấm khá lên. Nhưng để có được như ngày hôm nay chính là có sự hỗ trợ của vốn tín dụng. Cách đây 10 năm, khi còn là hộ nghèo, để có vốn trồng hoa, trồng rau, gia đình tôi đã được vay từ Ngân hàng CSXH. Không chỉ vay vốn để trồng hoa, vợ chồng tôi còn được vay vốn ưu đãi để nuôi 3 đứa con ăn học.... Vợ chồng ông Hợi hiện cùng 4 người con trai quây quần trong căn nhà xây đơn giản, ấm cúng.
Vượt khó làm giàu
Ở phường 7, TP.Đà Lạt không ai lại không biết thương binh 1/4 Phan Văn Được trở về từ chiến trường Campuchia, bị mất 1/3 lá gan ở độ tuổi đẹp nhất đời người - 20 tuổi. Hiện, ông Được làm 7 sào nhà lồng trồng hoa cùng vợ và các người con, đồng thời, thuê thêm vài lao động những khi nhiều việc.
Với 7 sào nhà lồng trồng hoa, nhà ông Được trồng luân phiên nên lúc nào cũng có hoa để bán. Mỗi sào hoa, gia đình ông Được thu về 100 triệu đồng, trong đó, mất một nửa là chi phí đầu ban đầu. Vì vậy, khoản 50 triệu đồng Ngân hàng CSXH cho vay đã giúp gia đình ông Được thư thả hơn trong việc đầu tư trồng hoa.
Như ông Hợi, ông Được cũng cất riêng mỗi tháng 200.000 đồng để gửi tiết kiệm qua tổ tiết kiệm và vay vốn. Dù vốn vay từ Ngân hàng CSXH chưa nhiều, nhưng với những hộ gia đình như ông Được là nguồn động lực lớn để phát triển sản xuất, vươn lên trong cuộc sống.
Hầu như gia đình khó khăn, chính sách nào làm vườn trồng hoa, trồng rau ở Đà Lạt đều được vay vốn chính sách làm vốn mồi dựng nhà lồng. Vì nếu không làm nhà lồng, ảnh hưởng của thời tiết, khí hậu, sâu bệnh tấn công sẽ khiến năng suất, chất lượng rau, hoa không cao, dẫn đến thu nhập chẳng đâu vào đâu. Hoặc, các hộ dân xung quanh làm nhà lồng hết, mình ở giữa, không làm nhà lồng cũng không thể trồng trọt được.
Theo Danviet
Hồi ức của nữ Anh hùng vượt mưa bom góp sức "khai tử" 1.205 quả bom Sau mỗi trận đánh, tôi rời đỉnh đồi, chạy xuống vùng Ngã ba để cắm tiêu bên cạnh mỗi quả bom. Nhiều lúc vừa xuống tới bãi thì địch quay trở lại. Có lúc chúng ném đủ các loại bom nổ ngay, nổ chậm, bom bi, bắn cả đạn 20 ly vào ngay nơi tôi vừa tới. Đất đá ở đây rắn lại...