Chuyến thăm lịch sử của giáo hoàng Francis tại bán đảo Ả Rập
Máy bay chở giáo hoàng Francis tối 3.2 (giờ địa phương) đã hạ cánh xuống sân bay quốc tế Abu Dhabi, UAE, đánh dấu lần đầu tiên người đứng đầu Tòa Thánh đặt chân tới bán đảo Ả Rập.
Thái tử Abu Dhabi, Mohammed bin Zayed Al-Nahyan chào đón Giáo hoàng Francis
REUTERS
Đón giáo hoàng tại sân bay là Thái tử Abu Dhabi, Mohammed bin Zayed Al Nahyan cùng với các bộ trưởng và đoàn quân danh dự, theo Reuters hôm 4.2.
Mục đích chính của giáo hoàng Francis đến Abu Dhabi lần này là nhằm tham gia hội nghị về đối thoại liên tôn giáo do Hội đồng các nguyên lão Hồi giáo tài trợ tổ chức. Hội nghị là một phần của sáng kiến với hy vọng tạo ra hình ảnh một Hồi giáo ôn hòa và cởi mở hơn, xuất phát từ ý tưởng của Viện trưởng Đại học Hồi giáo Al-Azhar, đại giáo sĩ Ahmed el-Tayeb tại Ai Cập.
Video đang HOT
Trong thông điệp trước chuyến đi, lãnh đạo Vatican gửi lời chào đến “người bạn và anh em” el-Tayeb, ca ngợi lòng dũng cảm của đại giáo sĩ khi tổ chức hội nghị này, đồng thời khẳng định “Thiên Chúa là hợp nhất và không phân chia”.
Đại giáo sĩ Al-Azhar mô tả cuộc gặp sắp tới với giáo hoàng Francis là “lịch sử” và khen ngợi “tình huynh đệ bền chặt” giữa ông và giáo hoàng.
Dự kiến giáo hoàng Francis và đại giáo sĩ el-Tayeb đều phát biểu tại hội nghị diễn ra vào ngày 4.2, với sự tham gia không chỉ của các đại diện Công giáo và Hồi giáo mà còn Do Thái giáo, Hindu, Phật giáo và các đại diện các tôn giáo khác.
Vào ngày 5.2, giáo hoàng sẽ chủ trì thánh lễ tại sân vận động chính của Abu Dhabi, với ước tính sẽ có khoảng 135.000 người có mặt.
Trong số hơn 9 triệu người ở UAE, khoảng 1 triệu người theo đạo Công giáo.
Theo Thanhnien
Giáo hoàng Francis: Những người xây tường gieo rắc sợ hãi và chia rẽ
Giáo hoàng Francis giáng đòn mạnh vào các chính trị gia muốn xây tường biên giới khi cho rằng "những người xây tường gieo rắc sợ hãi" và "chia rẽ".
Theo CNN, ngày 25/1, phát biểu trước hàng nghìn người Công giáo ở Panama trong một sự kiện nhân Ngày Thanh niên Thế giới, Giáo hoàng Francis nhấn mạnh: "Chúng ta biết rằng cha đẻ của sự dối trá và ma quỷ thích một cộng động chia rẽ, mâu thuẫn với nhau".
Giáo hoàng Francis (phải) và Tổng thống Mỹ Donald Trump trong một cuộc gặp. Ảnh: themiscellany.
"Có những người xây dựng các cây cầu và những người xây dựng các bức tường. Những người xây tường gieo rắc nỗi sợ hãi và tìm cách chia rẽ mọi người. Bạn muốn trở thành người xây tường hay xây cầu?", Giáo hoàng đặt câu hỏi.
Khi đám đông đưa ra lựa chọn "người xây dựng các cây cầu", Giáo hoàng nói: "Các bạn đã học rất tốt. Tôi thích điều đó".
Phát biểu của Giáo hoàng được cho là muốn ám chỉ đến đề xuất của Tổng thống Mỹ Donald Trump về việc xây dựng một bức tường dọc khu vực biên giới Mỹ-Mexico. Yêu cầu của ông Trump về khoản tiền 5,7 tỷ USD xây tường biên giới là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến việc Chính phủ Mỹ phải đóng cửa một phần trong suốt hơn 1 tháng qua.
Hôm 23/1, sau khi ông Trump đăng dòng tweet với khẩu hiệu mới: "Xây dựng một bức tường và tội ác sẽ sụp đổ", một nhà báo đi cùng chuyến bay đã hỏi Giáo hoàng về kế hoạch của ông Trump và Giáo hoàng trả lời rằng, các biện pháp như vậy được sự sợ hãi thôi thúc. "Đó là nỗi sợ hãi khiến chúng ta phát điên", Giáo hoàng Francis nói.
Đây không phải là lần đầu tiên Giáo hoàng và ông Trump bất đồng quan điểm về bức tường biên giới.
"Một người chỉ nghĩ về việc xây dựng các bức tường, ở bất cứ nơi nào có thể thay vì xây dựng những câu cầu, người đó không phải tín đồ Cơ đốc giáo", Giáo hoàng nói hồi năm 2016.
Ông Trump khi đó ngay lập tức phản pháo: "Không có nhà lãnh đạo nào, đặc biệt là một lãnh đạo tôn giáo lại có quyền đặt câu hỏi về tôn giáo hoặc đức tin của người khác"./.
Theo Hùng Cường/VOV.VN
Ngoại trưởng Mỹ lạc quan về khả năng giải quyết vấn đề người Kurd Theo AFP, ngày 12/1, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã bày tỏ lạc quan về khả năng tìm được một giải pháp bảo vệ người Kurd tại Syria, mà vẫn cho phép Thổ Nhĩ Kỳ "bảo vệ quốc gia của họ khỏi khủng bố," bất chấp việc rút quân đội Mỹ khỏi Syria. Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo phát biểu với báo giới...