Chuyến thăm Israel mạo hiểm nhất trong nhiệm kỳ của Tổng thống Biden
Nỗ lực ngoại giao của Tổng thống Joe Biden sẽ là một trong những “canh bạc lớn nhất” trong sự nghiệp của ông cả về mặt chính trị và an ninh, đồng thời là phép thử về ảnh hưởng của Mỹ trong khu vực đang nóng bỏng vì giao tranh.
Tổng thống Mỹ Joe Biden đã đặt chân tới Israel. Ảnh: Reuters
Theo hãng tin AFP, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã đặt chân tới Israel nhằm mục đích hỗ trợ Israel chống Hamas, ngăn chặn thảm họa ở Gaza và ngăn chặn một cuộc xung đột lan rộng trong khu vực.
Nỗ lực ngoại giao của ông Biden là một trong những “canh bạc lớn nhất” trong sự nghiệp lâu dài của nhà lãnh đạo Mỹ cả về mặt chính trị và an ninh, đồng thời là phép thử về ảnh hưởng của Washington trong khu vực đang nóng bỏng vì giao tranh.
“Ông ấy đến đây vào thời điểm quan trọng đối với Israel, đối với khu vực và thế giới”, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken nói khi thông báo về chuyến thăm của Tổng thống Biden.
Video đang HOT
Nhưng truyền thông Mỹ, ví dụ tờ New York Times, gọi đây là “chuyến đi đầy rủi ro”. Năm ngoái, ông Biden đã thực hiện chuyến đi tuyệt mật tới Ukraine đang có xung đột với Nga để thể hiện sự ủng hộ của Mỹ đối với Kiev.
Bất chấp cảnh báo về những cuộc không kích thường xuyên, các quan chức Mỹ cho biết mối đe dọa an ninh đối với ông Biden ở Israel đã thấp hơn. Tuy nhiên, lợi ích chính trị trong chuyến thăm này được cho là lớn hơn nhiều.
Ngoại trưởng Blinken cho biết Tổng thống Mỹ muốn thể hiện sự ủng hộ “sắt đá” đối với Israel sau khi nhóm Hamas vượt qua biên giới Gaza kiên cố của nước này vào ngày 7/10, tấn công khiến hơn 1.400 người thiệt mạng. Israel đã đáp trả cuộc tấn công của Hamas bằng các cuộc pháo kích khiến trên 2.700 người ở Gaza thiệt mạng.
Theo quan điểm của Mỹ, việc thể hiện tình đoàn kết đặc biệt quan trọng trong bối cảnh Mỹ lo ngại rằng Iran hoặc lực lượng Hezbollah ở Liban có thể can thiệp. Washington đã cử hai tàu sân bay đến khu vực để sẵn sàng ngăn chặn điều này.
Tổng thống Mỹ đã cân nhắc kỹ lưỡng trước khi nhận lời mời đến thăm của Thủ tướng Netanyahu. Tuy nhiên, rủi ro ở đây là ông Biden thể hiện liên quan quá chặt chẽ đến cuộc tấn công của Israel vào Dải Gaza. Khi được hỏi liệu Mỹ có nghĩ rằng Israel sẽ chờ cho đến sau chuyến thăm của ông Biden mới tiến hành cuộc tấn công trên bộ vào Gaza hay không, phát ngôn viên Hội đồng An ninh Quốc gia Nhà Trắng John Kirby cho biết: “Chúng tôi không đưa ra các điều kiện hoặc chỉ đạo hoạt động với Israel”.
Việc Tổng thống Biden thể hiện sự ủng hộ đối với Israel cũng đi ngược lại một mục tiêu có thể gây mâu thuẫn tiềm tàng: những nỗ lực đang diễn ra của Mỹ và quốc tế nhằm giảm bớt tác động tàn khốc của cuộc chiến đối với thường dân Palestine.
Trong những ngày gần đây, ông Biden đã gia tăng áp lực lên Israel để bảo vệ mạng sống dân thường khỏi các cuộc không kích và một cuộc bao vây khiến Gaza có nguy cơ xảy ra thảm họa nhân đạo. Ông Kirby nói với kênh CNN ngày 17/10: “Tổng thống Mỹ tin rằng đây chính xác là thời điểm thích hợp để tới Israel”.
Tổng thống Mỹ đã bác bỏ nghi vấn về việc liệu Washington có bị quá tải khi hỗ trợ các đồng minh đang có giao tranh ở cả Israel và Ukraine hay không. “Chúng tôi là Mỹ – quốc gia hùng mạnh nhất trong lịch sử thế giới”, ông Biden nói trong cuộc phỏng vấn phát sóng trên chương trình CBS News vào cuối tuần trước.
Mỹ điều 'máy bay ngày tận thế' tới Vilnius trước thềm Hội nghị thượng đỉnh NATO
Theo dữ liệu của dịch vụ Flightradar24, "máy bay ngày tận thế" Boeing E-4B của Mỹ đã hạ cánh xuống Vilnius (Lithuania) trước khi bắt đầu Hội nghị thượng đỉnh Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).
Máy bay Boeing E-4B của Mỹ. Ảnh: Không quân Mỹ
"Máy bay Boeing E-4B cất cánh từ thành phố Camp Springs ở Maryland một ngày trước đó (nơi đặt căn cứ quân sự Andrews) và hạ cánh ở Vilnius vào sáng sớm hôm nay (11/7)", hãng tin RIA Novosti dẫn thông tin từ Flightradar24 cho biết.
Máy bay Boeing E-4B, được thiết kế vào những năm 1970, dành riêng cho các nhà lãnh đạo Mỹ như một căn cứ trên không trong chiến tranh hạt nhân.
Theo Không quân Mỹ, "máy bay ngày tận thế" Boeing E-4B cung cấp "một trung tâm chỉ huy, kiểm soát và thông tin liên lạc có khả năng sống sót cao" trong trường hợp "khẩn cấp quốc gia" hoặc các trung tâm chỉ huy trên mặt đất bị phá hủy.
Boeing E-4B được điều tới châu Âu như một phần trong phi đội bảo vệ Tổng thống Biden trong chuyến công du của ông tới 3 nước châu Âu và trọng tâm là Hội nghị thượng đỉnh NATO ở Lithuania.
Mỹ hiện sở hữu 4 chiếc E-4B. Do nhiệm vụ của máy bay này là phản ứng nhanh trước thảm họa nên một chiếc E-4B sẽ luôn trong tình trạng cảnh báo 24/7 để đề phòng bất trắc xảy ra.
Tổng thống Mỹ kêu gọi cấm bán các loại vũ khí tấn công Nhân dịp kỷ niệm 247 năm Quốc khánh Mỹ (4/7/1776-4/7/2023), Tổng thống Joe Biden đã kêu gọi áp đặt lệnh cấm bán các loại vũ khí tấn công và băng đạn dung lượng lớn trên toàn nước Mỹ. Tổng thống Mỹ Joe Biden phát biểu tại Washington, DC, ngày 14/2/2023. Ảnh: AFP/TTXVN Phóng viên TTXVN tại Washington dẫn tuyên bố của Tổng thống...