Chuyển S-300 cho Syria, TT Putin toan tính chiến lược xoay chuyển “bàn cờ Trung Đông”?
Việc Nga quyết định chuyển giao hệ thống phòng thủ tối tân S-300 cho Syria là dấu hiệu cho thấy ông Putin đang xây dựng chiến lược dài hạn cho Nga.
Những câu hỏi về số lượng S300 đến Syria
Bằng quyết định ấn tượng, chỉ 2 tuần sau khi xảy ra sự cố phòng không Syria bắn hạ máy bay trinh thám của Nga và làm thiệt mạng 15 người, Moscow hiện đã hoàn tất việc chuyển giao hệ thống phòng thủ tối tân S-300 tới căn cứ Khmeimim của mình ở Syria.
Ít nhất 7 chuyến bay của chuyên cơ vận tải cỡ lớn Antonov An-124 đã thực hiện sứ mệnh chuyển S-300, cất cánh từ Murmansk và bay qua Iran, Iraq. Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu tuyên bố việc chuyển S-300 đã hoàn tất vào hôm 2/10 đồng thời khẳng định vũ khí này sẽ được hợp nhất với hệ thống phòng thủ của Nga ở đây vào ngày 20/10. Người đứng đầu bộ Quốc phòng Nga cũng khẳng định người Syria cũng sẽ được huấn luyện cách sử dụng hệ thống này trong vòng 3 tháng.
Hệ thống S-300 ở Nga năm 2017
Rất nhiều câu hỏi được các nhà phân tích quân sự Nga đặt ra nhưng chưa thể trả lời một cách đầy đủ. Liệu hệ thống S-300 được chuyển giao tới Syria đã là những phiên bản tân tiến nhất? Có bao nhiêu bệ phóng đã được chuyển tới Syria? Hay mục tiêu trang bị hệ thống phòng không này cho chính quyền ông Assad là gì?
Trước đây, Nga từng nhắc đến việc trang bị cho đồng minh Syria hệ thống S-300 nhưng động thái mới đây của Moscow diễn ra sau vụ máy bay IL-20 bị bắn hạ và điều này được cho là làm khó cho lực lượng không quân Israel khi hoạt động ở lãnh thổ Syria.
Nga từng đổ lỗi cho Israel vì hành vi “khiêu khích” tấn công vào cơ sở sản xuất tên lửa của Iran-Syria gần Latakia. Tuy nhiên, những ngày gần đây, thái độ “cơm chẳng lành canh chẳng ngọt” với Israel của Nga đã giảm bớt và ông Shoigu khi thông báo chuyển giao S-300 cũng không đề cập gì đến Israel.
Video đang HOT
Phải chăng đây chỉ là phản ứng đơn thuần với vụ máy bay IL-20 bị bắn rơi? Hay thực sự đây là cớ để Nga thay đổi chiến lược rộng lớn hơn ở Syria?
S-300 không thể ngăn Israel tấn công vào các mục tiêu của người Iran ở Syria. Nhưng hệ thống phòng thủ này sẽ làm thay đổi khả năng hoạt động quân sự và điều này đồng nghĩa với việc Israel sẽ phải chấp nhận hạ thấp khả năng hoạt động của mình ở Syria.
Israel có kinh nghiệm, kiến thức và cả trang thiết bị để né tránh S-300. Nhưng thực tế, khi có hệ thống phòng thủ tiên tiến này, lại do chính người Nga điều khiển thì Israel hiển nhiên sẽ phải cảnh giác cao độ.
Ngoài ra, các trang thiết bị tiên tiến khác cũng giúp Nga và các đồng minh của Syria tránh được các nguy cơ cũng như ngăn được những vụ tai nạn như thể vụ phòng không Syria nã đạn vào các máy bay Nga.
Tuy nhiên, hiện Tổng thống Nga Putin đã có nhiều lựa chọn khác. Hôm thứ 4, ông Putin cho biết ông muốn mọi lực lượng nước ngoài thực sự rời khỏi Syria.
Tổng thống Nga Putin (ở giữa)
Đằng sau một quyết định
Nhà lãnh đạo Nga cũng nhắc tới khoảnh khắc “hoàn thành sứ mệnh” của Nga tại Syria và khi đó ông Assad sẽ kiểm soát toàn bộ đất nước Trung Đông này. Vậy câu hỏi đặt ra là tại sao lực lượng Nga lại phải đối mặt với nhiều nguy cơ như cách Moscow lý giải khi đưa S-300 tới Syria?
Trước đây, ông Putin từng nói những điều tương tự nhưng thực tế Nga vẫn ở lại Syria. Và nếu như Nga rút lực lượng khỏi Syria là sự thực thì việc Moscow trang bị thêm hệ thống phòng không cho ông Assad quả là điều khó lý giải. Tuy nhiên, với Tổng thống Putin, ông luôn muốn có nhiều lựa chọn nhất có thể. Và chắc chắn Nga chưa muốn rời khỏi Trung Đông sớm.
Hơn bất cứ điều gì, việc chuyển giao S-300 là dấu hiệu cho thấy ông Putin đang xây dựng chiến lược dài hạn cho Nga.
Theo nguoiduatin
Bộ trưởng Israel: 'S-300 vô dụng trước máy bay tàng hình của chúng tôi'
Quan chức Israel tuyên bố các máy bay tàng hình nước này sở hữu có khả năng tránh hệ thống phòng không S-300 vừa được Nga vận chuyển đến Syria và có thể phá hủy chúng ngay trên mặt đất.
"Chúng tôi có máy bay tàng hình, những máy bay tốt nhất thế giới. Chúng có thể vô hiệu hoá những hệ thống phòng không này" - ông Tzachi Hanegbi, Bộ trưởng hợp tác khu vực Israel đồng thời là thành viên không bỏ phiếu của hội đồng an ninh Israel, ngày 3/10 phát biểu trên truyền thông khi nói về hệ thống S-300 của Nga vừa bàn giao cho Syria.
Ngày 2/10, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu nói Matxcơva đã vận chuyển hệ thống S-300 cho Syria nhằm tăng cường khả năng phòng thủ cho quân đội nước này và đảm bảo an toàn cho quân đội Nga ở đây.
Tổ hợp tên lửa phòng không S-300 tối tân của Nga có khả năng đánh chặn các cuộc không kích trong phạm vi 250 km và bắn trúng nhiều mục tiêu trên không, với tốc độ nhanh và phát ra tiếng ồn thấp. Thông số kỹ thuật của S-300 theo nhà sản xuất Almaz-Antey cung cấp thì tổ hợp này có thể phát hiện mục tiêu ở cự ly 400 km đối với máy bay ném bom chiến lược, 70-200 km với máy bay chiến thuật, 60 km với máy bay trực thăng, 40-80 km với UAV và tên lửa hành trình ở cự ly 60 km với góc bao quát 360 độ.
Hệ thống S-300 của Nga. (Ảnh: Sputnik)
Quan hệ giữa Nga và Israel vẫn chưa có dấu hiệu giảm nhiệt, đặc biệt sau khi Nga chuyển giao S-300 cho Syria. Bộ trưởng Quốc phòng Israel Avigdor Lieberman thể hiện sự không hài lòng của Tel Aviv với việc Nga vận chuyển hệ thống tên lửa S-300 đến Syria, nhấn mạnh rằng động thái này sẽ không ngăn Israel tiếp tục hoạt động quân sự tại quốc gia Ả Rập đã bị chiến tranh tàn phá, theo Sputnik.
"Tôi không thể nói rằng chúng tôi hài lòng với việc Nga triển khai S-300. Dù vậy, đây là chủ đề mà chúng tôi không có cách nào thoát khỏi. Không có cách nào đưa ra quyết định cả" - ông nói.
Nga thông báo mục đích cung cấp S-300 cho Syria một phần trong kế hoạch đáp trả vụ máy bay Nga Il-20 với 15 thành viên đoàn bị bắn rơi ở Latakia, Syria. Nga buộc tội không quân Israel cố ý sử dụng máy bay Nga làm lá chắn khi tấn công các mục tiêu ở Syria, dẫn đến tai nạn khi máy bay bị hệ thống phòng không của Syria bắn rơi.
Trả lời phỏng vấn RIA Novosti ngày 4/10, Thứ trưởng Ngoại Giao Nga Sergei Vershinin lên tiếng cảnh báo chính quyền Israel, yêu cầu chấm dứt các hoạt động quân sự ngoài mục tiêu chống khủng bố tại Syria.
"Chúng tôi hy vọng Israel sẽ đưa ra quyết định tỉnh táo, sáng suốt trong chiến dịch ở Syria. Chúng tôi tin rằng cuộc chiến chống khủng bố là cần thiết, quan trọng và tất yếu, tuy nhiên, tôi muốn nhấn mạnh rằng, Syria không phải và không nên bị biến thành đấu trường đề giải quyết các xung đột mà không liên quan gì tới mục tiêu chống khủng bố", Thứ trưởng Ngoại giao Nga nhấn mạnh.
(Nguồn: Sputnik)
PHƯƠNG ANH
Theo VTC
Mỹ: Nga triển khai S-300 ở Syria là phản ứng bốc đồng Ngày 4/10, một tướng lĩnh cấp cao của Mỹ lên tiếng chỉ trích mạnh mẽ việc Nga triển khai hệ thống tên lửa phòng không S-300 ở Syria, cho rằng, đây là một sự leo thang không cần thiết và là một phản ứng bốc đồng đối với vụ máy bay của Nga bị bắn rơi ở ngoài khơi Syria. Trả lời phóng...