Chuyện ‘play dân’ thích chơi hàng khủng
Vung tiền không tiếc tay, chạy theo những mốt mới nhất của xế xịn, đồ hiệu… là chân dung của một bộ phận không nhỏ các “quý tử” thời nay.
Những “ cậu ấm cô chiêu” này tự phong cho mình là play dân (dân chơi). Chỉ cần ngồi vài hôm ở những quán cà phê hộp hay một số vũ trường thuộc loại “top” của thành phố, không khó gì để tìm ra các “cậu ấm, cô chiêu” này. Dấu hiệu dễ nhận ra họ nhất là những chiếc xe đời mới tiền “khủng”…
Những “play dân” này thường nhắc đến loại ô tô vừa “độc” vừa khủng như Mẹc, Lếc, Bi, (M Acura, Audi…). Một tay chơi tên Tuấn “còng” ở Mỹ Đình phát biểu: “Chơi ô tô phải loại hàng độc dược bảng A mới đẳng cấp. Càng không ai giống mình càng nổi”.
Vũ trường, nơi những con thiêu thân đốt tiền
Có lần Trung “xoăn” mua được “con” thể thao hiệu Audi, mới đi được mấy tháng, thấy một anh chàng ở phố Ngô Thì Nhậm nhập về một con giống y chang. Trung gọi thợ bán liền, lỗ 1 tỷ đồng. Trong hội “xế khủng”, có đứa một tháng đổi hai con xe, còn ít ra một năm cũng phải vài lần đổi xe. Theo Lâm “bi” (BMW), bố công tác trong ngành Hải quan, thú chơi bốn bánh kiểu này khiến mỗi năm có cậu đi đứt đến vài tỷ bạc.
Tiếp tay cho những thú vui đốt tiền của các đại gia con này không ai khác là cha mẹ của họ.
Video đang HOT
Là con một trong gia đình giàu có, dường như H. (Cầu Giấy) chưa bao giờ phải lo đến chuyện tiền nong. Do hồi trẻ vất vả để có cơ ngơi nên bố mẹ quý tử này quan niệm đời mình đã khổ phải để cho con được sung sướng. Bởi vậy, H. chưa bao giờ muốn cái gì mà không có. H. cần bao nhiêu, “các cụ” cũng cho hết nhưng có lẽ bậc phụ huynh này chưa bao giờ biết con mình dùng tiền vào việc gì.
Có tiền, H. bắt đầu tụ tập đàn đúm với nhóm bạn thân gồm những anh chàng “cùng cảnh ngộ”. Trên bàn nhậu của họ bao giờ cũng có đến vài vỏ chai rượu ngoại. Nhậu nhẹt chán chê, cả lũ kéo nhau đi hát “tăng hai, tăng ba”. Hầu rượu cho các “cậu ông trời” không thể thiếu những “bóng hồng”. Đối với các quý tử, cuộc chơi mà không có vài em theo cùng thì đã như mất đi một phần của “hương”. Những cuộc vui này không bao giờ kết thúc khi chưa quá nửa đêm. Họ thường trực lịch trình: “Ngủ ngày bay đêm” thời gian đâu dành cho trường lớp hay bài vở?
Đi đêm lắm có ngày gặp ma
Gia đình khá giả nên chỉ 14 tuổi, Lê Đại Phú (TP HCM) đã nổi tiếng ga-lăng với đám bạn bè. Do gia đình kinh tế khá giả, lại nuông chiều Phú từ bé nên cậu trai này sớm tỏ ra hư hỏng. Dù nhỏ tuổi nhất nhưng Phú luôn được đám bạn “giang hồ” nể trọng bởi tính khí ngông nghênh và chi tiêu rất bạo. Lúc thiếu tiền ăn chơi, Phú đã rủ hai “chiến hữu” cùng đi làm liều. Đó là lần muốn có tiền để ăn chơi “ xả láng” và mua sắm điện thoại đời mới, Phú bàn với Phong và Thanh về nhà mình “kiếm chác”.
Quán cầm đồ là nhiều điểm đỗ của các teen kẹt tiền
Theo kế hoạch đã bàn sẵn, sáng ngày 26/10/2008, bộ ba này chở nhau về nhà Phú lúc mẹ cậu đi vắng. Thấy cửa đóng, Phú sang nhà người quen mượn 2 chiếc búa cùng nhau phá phá két, cuỗm đi cọc tiền hơn 70 triệu đồng và một máy ảnh.
Có tiền trong tay, Phú vung tay mua cho bạn 2 chiếc điện thoại “xịn” có giá gần 11 triệu đồng và tặng thêm 1 triệu đồng đút túi. Số tiền còn lại, Phú giữ xài dần. Lúc ra trước vành móng ngựa, ba anh chàng mặt búng ra sữa này chỉ còn biết cúi đầu.
Hết tiền ăn chơi, Bắc (Thị xã Cửa Lò, Nghệ An) cũng đã nghĩ ra một màn kịch làm cho gia đình được phen thót tim. Anh chàng rủ bạn bè nhập vai xã hội đen nhắn tin tống tiền bố đẻ là ông Lê Huy Lộc với những nội dung đe dọa ghê rợn.
Gia đình ông Lộc đã hoảng sợ khi nhận được hàng loạt tin nhắn với nội dung đe dọa tống tiền, trong tin nhắn cho biết con trai ông đang bị bắt giữ, nếu không đưa 25 triệu ngay trong đêm sẽ giết chết. Thậm chí còn “xử” luôn những người khác trong gia đình.
Trước những lời đe dọa rợn người, cùng với việc gọi điện thoại cho con trai không được, ông Lộc đã phải cầu cứu cơ quan chức năng. Ông đâu ngờ rằng kẻ chủ mưu lại chính là Lê Huy Bắc (18 tuổi) con trai mình sắp đặt. Việc bị bại lộ, Bắc khai nhận cùng với các bạn trang lứa thường xuyên tụ tập ăn chơi trác táng trong khách sạn. Khi hết tiền nên đã nghĩ ra cách tống tiền người thân.
Có lẽ đã đến lúc những bậc làm cha làm mẹ nên cân nhắc lại khi “vung tay quá trán” những đồng tiền đầy ma lực cho những cậu ấm cô chiêu nhà mình.
Theo Vietnamnet
Rợn người công nghệ sản xuất bún, miến
Điều kinh hoàng không chỉ là tình trạng ô nhiễm ở đây mà rợn người hơn khi chứng kiến khâu sản xuất mất vệ sinh của làng nghề nay. Vây ma, hàng ngày lang nghê nay cung cấp cho thị trường Hà Nội và các tỉnh lân cận hàng trăm tấn hàng.
Lam bun cạnh chuồng lợn
Càng gần đến ngày giáp Tết làng nghề sản xuất bún, miến ở xã Dương Liễu, xã Minh Khai càng trở nên sôi động. Dọc con đường chính dẫn vào làng đầy những đống củ rong riềng được chất cao như "núi". Cảnh người đẩy xe cải tiến chở củ rong riềng về xưởng tấp nập. Có lẽ ai cũng se cảm thấy rợn người khi đi vòng quanh làng nghề chuyên sản xuất, cung cấp bún, miến nơi đây. Mặc dù trời không mưa nhưng con đường làng vẫn trơn trượt bởi nước thải từ các hộ sản xuất rong riềng, sản xuất miến xối ra tràn cả lên mặt đường. Mùi hôi thối bốc lên nồng nặc từ những rãnh nước đen ngòm chạy quanh co khắp làng. Ở đây những ngôi nhà xem ra có phần khang trang, nhưng những xưởng làm bún, miến lại được đầu tư khá sơ sài, che chắn tạm bợ, mới chỉ trông qua đã ớn người.
Đường vào làng bún nghề nhếch nhác bẩn thủi.
Nước cống đen ngòm ô nhiễm khắp làng bún.
Bột làm bún vứt lăn lóc.
Cảnh làm bún luộm thuộm mất vệ sinh.
Cắt và phơi bún ngay cạnh rãnh nước.
Những chiếc máy ép bún không được che đậy mặc cho ruồi nhặng tung hoành.
Bột được ủ cả trong chiếc bạt xanh.
Những thùng ngâm gạo, ngâm bột cáu bẩn mất vệ sinh.
Với cách phơi này, bún, miến được "trộn" thêm với bụi đường.
Chính từ nơi nhếch nhác và ô nhiễm này mỗi ngày có hàng trăm tấn bún, miến được làm ra và đưa đi tiêu thụ khắp nơi. Ghé vào một gia đình ở Đội 4, xã Minh Khai gặp cảnh 2 vợ chồng ông bà T đang lúi húi với mẻ bún. Bà T vừa làm vừa đon đả tiếp thị: "Nhà tôi trung bình mỗi ngày làm 2 tạ, nếu có đặt hàng thì có thể làm nhiều hơn. Chú yên tâm giá bán ở đây là giá chung rồi nếu xem hàng thấy được thì đặt cọc tiền chúng tôi làm cho. Sở dĩ bún ở đây ngon và bán được nhiều là do sợi bún dẻo, trắng và thơm".
Thế nhưng, chúng tôi thấy rùng mình khi được chứng kiến khâu sản xuất mất vệ sinh của xưởng bún này. Chiếc máy ép bún cũ kỹ vốn đã được khai thác triệt để nên đã hoen rỉ, cáu bẩn từ chân cho đến miệng được đặt giữa khoảng sân trước nhà. Trong cái khoảng sân nhỏ và ẩm ướt đó, dưới đất những cục bột được để lăn lóc, những mẻ bún được cắt nhỏ đang phơi tạm. Xen vào đó là những thùng bột, thùng ngâm gạo cáu bẩn. Xem chiếc máy ép bún hoạt động, nhiều lúc người đón cắt không kịp để những sợi bún dài loã xoã xuông sân dính cả đất dưới sân.
Ngay trong khoảng sân đó cách chỗ kê chiếc máy làm bún chừng 3m là nhà vệ sinh và chuồng lợn với đàn lợn nằm lăn lóc, mùi phân bốc ra nồng nặc. Khi ra khỏi xưởng nhà ông bà T, chúng tôi giật mình khi bất ngờ gặp những con lợn của gia đình bên cạnh sục mõn ra những ô cửa kêu ầm ĩ. Hoá ra cách một bức tường nằm sát xưởng bún của nhà bà T còn thêm một chuồng lợn hàng xóm nữa!
Đến thăm xưởng bún của vợ chồng anh H -M ở Đội 2, thấy cũng không kém hơn về mức độ mất vệ sinh. Vẫn là những thùng bột cáu bẩn, rêu mốc không hề được che đậy. Chị M đặt sào phơi bún ngồi tước ngay cạnh rãnh nước, sợi bún dính cả xuống nền đất ẩm ướt nhưng chị vẫn mặc kệ. Thấy chúng tôi thắc mắc về cách làm mất vệ sinh, chị M cười bảo: "Các chú lấy về ăn hay đem về bán?". Nghe chúng tôi nói đem về bán, chị M nói ngay "Thế thì lo gì!"
Vào một xưởng miến của gia đình ở Đội 3, xã Dương Liễu. Chúng tôi lân la hỏi tìm mối hàng để được vào "thập mục sở thị" xưởng miến gia đình, cho dù nó đang tạm nghỉ. Nhìn những chiếc máy ép miên đang dừng hoạt động nhưng không hề được che đậy, mặc cho ruồi nhặng tung hoành. Những thùng nhựa, hoặc thùng bê tông để ngâm gạo, ngâm bột cáu bẩn bốc mùi chua loét, mặc cho ruồi nhặng bu đây. Đó cũng là tình trạng chung của một số xưởng mà chúng tôi đã ghé thăm.
Chi nhăc nhăc nhơ rôi măc kê
Làng sản xuất bún, miến của xã Dương Liễu, xã Minh Khai nằm cách trung tâm HN khoảng hơn 20km. Nơi đây từ lâu được biết đến là làng nghề truyền thống. Ông Nguyễn Danh Bảo, Chủ tịch UBND xã Dương Liễu cho biết: cả xã hiện có gần 50 hộ sản xuất củ rong riềng và gần 70 hộ làm miến, tập trung chủ yếu tại Đội 3. Trung bình mỗi gia đình làm hàng ở đây mỗi ngày sản xuất từ 2 - 5 tạ bún, hoặc miến, cung cấp cho thị trường HN, cùng các tỉnh hàng trăm tấn mỗi ngày.
Quy mô là như vậy, nhưng do thiếu sự quy hoạch nên hoạt động của làng nghề vẫn chủ yếu diễn ra theo kiểu tự phát. Khâu an toàn vệ sinh dường như bị thả nổi. Ngay cả đường đê cũng được tận dụng để làm chỗ phơi những mẻ miến, bún mỗi khi ra lò, mặc cho bụi bẩn. Đường làng, ngõ xóm cũng được tận dụng làm nơi phơi, ngay cạnh rãnh nước thải lộ thiên ô nhiễm đen ngòm bốc mùi nồng nặc.
Ông Nguyễn Danh Bảo cho biết thêm: Năm 2010, xã đã tiến hành hai đợt kiểm tra và đã phát hiện một số gia đình thiếu chứng chỉ sản xuất, thiếu giấy đăng kinh doanh, UBND xã đã nhắc nhở và đề nghị các cơ sở sản xuất phải làm đúng những quy định của pháp luật.
Nói về thực trạng ô nhiễm từ làng nghề, ông Bảo thừa nhận việc ô nhiễm như hiện nay là rất nghiêm trọng. Tuy nhiên lực bất tòng tâm vì thiếu kinh phí. Hiện tại, hàng trăm tấn bã của những hộ sản xuất rong riềng vẫn hàng ngày trực tiếp thải ra cống rãnh của làng gây ô nhiễm môi trường nghiêm trong. Không hiêu vi sao cac cơ quan quan ly vê an toan vê sinh thưc phâm cua Ha Nôi lai đê nhưng cơ sơ san xuât bun, miên mât vê sinh nay tôn tai ma không bi xư ly?
Theo Lao Đông
Theo 2sao
Nhức nhối chuyện giữ gìn hình ảnh của Hot teens thời nay! Ngày nay hot girl hot boy không phải là hiếm. Nổi tiếng là thế, nhưng một số hot teen lại đang chẳng buồn giữ gìn hình ảnh của mình, cứ thản nhiên ăn chơi trác táng và tự làm mình "chìm" dần trong mắt mọi người. "Lộ hàng", khoe ảnh nhạy cảm ở bar... không còn là chuyện lạ Giờ đây khi đọc...