Chuyện phản biện
Phản biện trong xã hội là rất cần thiết. Tuy nhiên, gần đây, vì nhiều lý do, trong đó có lý do về tổ chức và khi vai trò của Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) đang ngày càng suy giảm, việc phản biện các dự án lớn, dưới góc độ khoa học và kỹ thuật, đã và đang tỏ ra kém chất lượng, thậm chí trở thành phong trào “chém gió” của nhiều người núp danh khoa học.
Theo lẽ thông thường, khi một dự án được triển khai, chủ đầu tư và nhà thầu phải bỏ ra một khoản tiền không nhỏ để thuê tư vấn. Khoản tiền này có thể chiếm tới hơn 5% giá trị tổng mức đầu tư của dự án. Tư vấn của chủ đầu tư (thực hiện chức năng chủ yếu là phê duyệt thiết kế và giám sát thi công các giải pháp) và tư vấn của nhà thầu (thực hiện chức năng chủ yếu là thiết kế và giám sát tác giả của các giải pháp) được thuê thường phải có trình độ cao hơn trình độ của chủ đầu tư và của nhà thầu “một cái đầu”. Đến lượt mình, tư vấn của chủ đầu tư thường lại phải cao hơn tư vấn của nhà thầu “một cái đầu” nữa.
Ý kiến phản biện phải có trình độ chuyên môn sâu, chứ không thể “chém gió” lung tung và hời hợt.
Cái khó của công tác phản biện là phải chỉ ra được những sai sót hay phản bác lại những giải pháp mà chủ đầu tư đã làm theo hai cơ quan tư vấn này. Như vậy: những người phản biện phải có trình độ cao hơn “một cái đầu” nữa, (so với chủ đầu tư); và ý kiến phản biện phải nhằm vào các giải pháp kỹ thuật, chứ không thể “chém gió” lung tung và hời hợt.
Muốn vậy, cũng như công tác tư vấn, công tác phản biện đòi hỏi người phản biện có trình độ chuyên môn sâu. Nếu không, phản biện sẽ mất ý nghĩa quan trọng của nó, hay thậm chí gây tác dụng ngược không góp thêm được hàm lượng khoa học nào mà còn gây hoang mang dư luận.
Video đang HOT
Từ việc lớn, như thảm họa môi trường do Formosa gây ra ở bờ biển miền Trung, đến việc nhỏ, như sự cố bục cái nút cống của đường ống dẫn dòng ở thủy điện Sông Bung 2 là một ví dụ. Nhiều “nhà khoa học” không phải chuyên ngành thủy điện lại cứ “phán” rất “kêu” về thủy điện, nhưng chủ đầu tư (chưa nói đến tư vấn) cứ “cười mỉa” vì những ý kiến phản biện đó chỉ là cảm tính, không dựa trên những kiến thức chuyên môn sâu. Dư luận không biết đâu mà lần!
Theo Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn
DN nông nghiệp đề nghị được tham vấn Chính phủ thường xuyên
Các doanh nghiệp nông nghiệp Việt Nam đề nghị Chính phủ thiết lập cơ chế tham vấn và đối thoại thường xuyên về những nội dung mà Chính phủ, xã hội, doanh nghiệp quan tâm.
Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam vừa công bố sách trắng Diễn đàn kinh tế tư nhân Việt Nam - cơ hội, thách thức và giải pháp.
Nội dung chủ yếu của cuốn sách là tuyên bố chung của Diễn đàn cùng tuyên bố riêng của 10 phiên chuyên đề thể hiện sự đồng thuận cao của không chỉ hơn 700 doanh nhân mà còn thể hiện mong muốn, quan điểm của đông đảo các doanh nghiệp tư nhân đã đồng hành với quá trình chuẩn bị cho diễn đàn.
"Chúng tôi gửi theo cuốn sách nhỏ bé này sự kỳ vọng lớn, kỳ vọng vào một Chính phủ liêm chính vì nhân dân, coi doanh nghiệp, doanh nhân là đối tượng phục vụ, kỳ vọng vào sự đối thoại và hợp tác quốc tế trên cơ sở bình đẳng cùng có lợi, và hơn hết kỳ vọng vào sự phát triển kinh tế của đất nước trong đó kinh tế tư nhân vươn lên đóng vai trò then chốt", Ban tổ chức Diễn đàn bày tỏ.
Chính phủ hãy biến những ý kiến của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị Doanh nghiệp ngày 29.4 tại Tp.HCM thành hiện thực để các doanh nghiệp Việt Nam vươn lên hội nhập thành công, nhóm doanh nhân thực hiện chuyên đề nông nghiệp kết lại phần trình bày chuyên đề này tại sách trắng.
Phiên toàn thể của Diễn đàn kinh tế tư nhân có sự tham gia của 700 doanh nhân
Theo khái quát của chuyên đề thì nông nghiệp là lĩnh vực đi trước, tiên phong, mở đường thành công cho quá trình đổi mới kinh tế ba mươi năm qua, đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, góp phần xóa đói giảm nghèo thắng lợi, là ngành duy nhất liên tục xuất siêu, góp phần bảo vệ vững vàng chủ quyền biển đảo, phủ xanh đất trống đồi trọc và tái lập cân bằng môi trường.
Tuy nhiên, bản thân nông nghiệp Việt Nam cũng thể hiện nhiều điểm yếu và trình độ phát triển thấp của một nền sản xuất nhỏ manh mún, chia rẽ. Tâm thế kinh doanh phổ biến là đầu tư theo phong trào, chuỗi liên kết thường bị chia cắt bởi trung gian thương mại. Thêm vào đó, những yếu kém trong xây dựng, thông tin và triển khai quy hoạch, chiến lược, chính sách vĩ mô, quản lý và hỗ trợ phát triển thị trường của các cơ quan quản lý, đầu tư công ít ỏi, bảo hộ mậu dịch thấp, cải cách hành chính diễn ra chậm chạp...
Kết quả, trong thời gian gần đây, sản xuất nông nghiệp tăng trưởng chậm, vệ sinh an toàn thực phẩm kém, chất lượng vật tư nông nghiệp và nông sản thấp, ảnh hưởng xấu đến khả năng cạnh tranh của hàng hoá và thu nhập của doanh nghiệp và nông dân.
Trong định hướng phát triển mới của đất nước, doanh nghiệp được ưu tiên coi trọng, nông nghiệp được chú ý hỗ trợ.
Song, nhóm thực hiện chuyên đề cho rằng, không phải chỉ có doanh nghiệp Việt mới nhận thấy những cơ hội này. Trong những năm gần đây, nhiều tập đoàn xuyên quốc gia và doanh nghiệp nước ngoài đã đầu tư vào Việt Nam để khai thác thế mạnh nông sản, chiếm lĩnh hệ thống phân phối tại thị trường nội địa. Đây là xu thế tất yếu trong một "Thế giới phẳng".
Đã đến lúc, các thế hệ doanh nhân Việt Nam phải đứng lên dành thế chủ động, làm chủ thị trường trong nước và tiến ra thị trường quốc tế bằng sức mạnh của nền nông nghiệp Việt Nam, tuyên bố nêu rõ.
Để có thể khắc phục những yếu kém của cả nền nông nghiệp và của cả các doanh nghiệp, bên cạnh những thay đổi của doanh nghiệp và nông dân, các doanh nghiệp nông nghiệp Việt Nam đề nghị Chính phủ thiết lập cơ chế tham vấn và đối thoại thường xuyên với doanh nghiệp nông nghiệp về những nội dung mà Chính phủ, xã hội, doanh nghiệp quan tâm.
Như, sản xuất nông nghiệp theo quy mô lớn, công nghiệp hóa nông nghiệp, quyền của nhà đầu tư cung cấp dịch vụ nông nghiệp được tiếp cận đất, chính sách vốn, thuế áp dụng đối với kinh doanh nông sản. Hay những vấn đề về doanh nhân hóa nông dân, doanh nghiệp hóa nông nghiệp, an toàn vệ sinh thực phẩm, an toàn sinh học....
Các doanh nghiệp nông nghiệp cũng cam kết sản xuất an toàn, kiên quyết từ chối sản phẩm không bền vững làm ảnh hưởng đến đời sống xã hội và môi trường.
Theo Nguyên Vũ (Vneconomy)
Kỳ vọng Nhân tài Đất Việt là "bệ phóng" các sản phẩm tiềm năng Chia sẻ sau khi hoàn tất phần bảo vệ sản phẩm của mình, các nhóm tác giả đều khá tâm đắc trước những góp ý của hội đồng giám khảo. Mọi người kỳ vọng, Giải thưởng Nhân tài Đất Việt sẽ là "bệ phóng", giúp thúc đẩy sản phẩm đi tới hoàn thiện, phục vụ người dân. "Hội ngộ" nhóm tác giả 10...