Chuyến phà chiều về cù lao trên sông Tiền
Đi từ trung tâm TP Cao Lãnh vài km về phía tây, bạn sẽ chạm vào một vùng xanh mát đượm chất miệt thứ bình yên.
Từ bến Hòa An, con phà nhỏ đưa người địa phương và khách du lịch rời đất liền phía thành phố Cao Lãnh qua cù lao Tân Thuận Đông. Cùng bến đò An Nhơn, đây là hai đầu mối giao thông giúp hơn 12.000 nhân khẩu sống trên cù lao qua sông mưu sinh, học hành.
Xã Tân Thuận Đông nằm giữa sông Tiền, gồm cồn Lân và cồn Chày, tổng diện tích hơn 1.600 ha. Nơi đây tổ chức đón khách bài bản từ cuối năm 2016 khi làng du lịch chính thức được thành lập với đặc sản trời cho là không khí trong lành, sông nước hữu tình, trái cây ngon ngọt.
Nhà nào cũng có cây trái, chiếm đến 95% diện tích sản xuất, với những loại trái cây ngon như nhãn Thái, xoài, mãng cầu gai, cam xoàn…
Video đang HOT
Người làm bếp của vườn xoài Thiện Thành ở ấp Tân Phát, một trong những hộ đầu tiên tại cù lao tham gia làm du lịch homestay, đang làm món cho nhóm khách vừa đến.
Món ăn nơi đây được chế biến với nguyên liệu thiên nhiên tươi ngon từ dưới sông Tiền, ngoài ao, trong vườn. Tôm sông làm gỏi xoài, hàu nấu cháo hành, cá bông lau kho tộ, cá linh nấu canh chua… làm nức lòng thực khách.
Từ một vườn xoài trên cù lao nhìn về phía thành phố Cao Lãnh. Trên sông Tiền, ghe thuyền đi lại khá nhộn nhịp, phía xa là cầu Cao Lãnh nối tỉnh lỵ với huyện Lấp Vò.
Hai người phụ nữ mua thủy sản tươi sống mới được đánh bắt từ chiếc ghe vừa cập vô bờ. Chị Dương Mộng Linh cho biết, chị về thăm quê ở An Giang, trên đường trở lại Sài Gòn ghé qua Tân Thuận Đông tham quan, ăn uống, mua trái cây và cả cá, tôm tươi.
Người dân Tân Thuận Đông và khách du lịch rời con phà lên phía bờ Cao Lãnh trong nắng chiều đang xuống bên hạ lưu sông Tiền. Có một số đơn vị làm tour nhỏ từ Cao Lãnh đi Tân Thuận Đông giá chỉ vài trăm nghìn đồng, khách được đón đưa, ăn uống, ngồi tắc ráng ngắm cù lao xanh miên man.
Cao Lãnh định hình diện mạo đô thị du lịch
TP Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp từng bước có những định hướng và giải pháp phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng; từ đó cơ bản định hình diện mạo đô thị du lịch, trở thành điểm đến thu hút du khách của Đồng Tháp nói riêng và ĐBSCL nói chung.
Du lịch cộng đồng trải nghiệm là một trong những định hướng phát triển du lịch TP Cao Lãnh. Ảnh: CTV
Hiện nay, TP Cao Lãnh đã hình thành các điểm du lịch cộng đồng ở xã Tân Thuận ông, Tân Thuận Tây, Hòa An và các điểm tham quan, như: Công viên - Quảng trường Văn Miếu; ền thờ ông bà ỗ Công Tường; Vườn mận Hòa An... Cùng với đó, các di tích lịch sử - văn hóa từng bước được đầu tư, hướng dẫn, liên kết nhằm chuẩn bị triển khai các sản phẩm du lịch, giới thiệu đến du khách trong và ngoài tỉnh.
Du lịch cộng đồng tại Cao Lãnh thời gian qua được quan tâm đầu tư hạ tầng và từ đó tạo đà phát triển, là cơ sở để nhiều hộ dân mạnh dạn đầu tư các mô hình đáp ứng nhu cầu tham quan, trải nghiệm, đủ sức phục vụ các đoàn khách lớn và liên kết với các đơn vị lữ hành. Năm 2016, thành phố tiến hành đầu tư, cải tạo, nâng cấp, duy tu bảo dưỡng các hạng mục cơ sở hạ tầng tại điểm du lịch xã Tân Thuận ông. Năm 2017, xây dựng các hạng mục cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch cho các hộ đăng ký làm du lịch tại xã Hòa An, Tân Thuận ông. Giai đoạn 2018-2019 tiếp tục khảo sát, đầu tư, cải tạo, nâng cấp, duy tu bảo dưỡng các hạng mục cơ sở hạ tầng tại các xã trọng điểm du lịch của thành phố. Cụ thể, thành phố đưa vào sử dụng cầu tàu du lịch và nhà thông tin có kinh phí đầu tư 2,3 tỉ đồng. ây là nơi phục vụ các tàu du lịch cập bến để tham quan, trải nghiệm, tìm hiểu thông tin du lịch Tân Thuận ông nói riêng, TP Cao Lãnh nói chung, thu hút nhiều đoàn khách du lịch quốc tế.
Với định hướng phát triển du lịch TP Cao Lãnh theo hướng du lịch cộng đồng trải nghiệm, đến thời điểm hiện nay các hộ dân xã Tân Thuận ông, Tân Thuận Tây tham gia làm du lịch cộng đồng đã đầu tư kinh phí hàng tỉ đồng để tiếp tục bảo dưỡng, xây dựng cơ sở vật chất, cải tạo cảnh quan phục vụ tham quan vườn trái cây, đầu tư các hạng mục trò chơi giải trí: thiết kế tiểu cảnh chụp ảnh lưu niệm, trò chơi cất gió, đi cầu dây; gian hàng giới thiệu các món ăn đặc sản địa phương: sen, xoài, mận Hòa An, khô cá các loại...
Thành phố cũng đã hoàn chỉnh xây dựng công viên Hai Bà Trưng và chợ ẩm thực đèn dầu, vận động đầu tư trang trí chiếu sáng và trồng hoa giấy... ể phục vụ du khách chu đáo, chuyên nghiệp, thành phố đã thành lập Câu lạc bộ Thuyết minh viên du lịch trẻ, để thuyết minh về các di tích lịch sử văn hóa, làng nghề, điểm tham quan. Ngoài ra, còn tổ chức liên kết với Câu lạc bộ Du học sinh của tỉnh để hỗ trợ tiếp các đoàn khách nước ngoài khi đến tham quan tại thành phố.
Trong giai đoạn 2016-2020, thành phố đón và phục vụ trên 1.870.000 lượt khách. Thời gian lưu trú bình quân của mỗi du khách đến thành phố là 1 ngày trong các ngày thường và từ 1-2 ngày dịp Lễ, Tết, các sự kiện văn hóa, văn nghệ, thể thao...
* * *
Tuy nhiên, du lịch Cao Lãnh vẫn còn những hạn chế: hệ thống giao thông chưa đáp ứng nhu cầu phát triển; sản phẩm du lịch chưa phong phú; chất lượng dịch vụ chưa đồng đều; chưa có nhiều hoạt động vui chơi, giải trí hấp dẫn giữ chân du khách. Các điểm du lịch vẫn còn hạn chế trong tiếp đón, hướng dẫn; vấn đề vệ sinh môi trường, cảnh quan từng lúc từng nơi chưa đảm bảo; chưa kêu gọi được doanh nghiệp đầu tư quy mô lớn; mức độ tham gia của cộng đồng vào hoạt động du lịch còn thấp... Do vậy, để đưa du lịch thành phố tiếp tục phát triển trong giai đoạn 2020-2025, thành phố tiếp tục duy trì khai thác có hiệu quả và liên kết các nhà vườn mở điểm tham quan vườn cây ăn trái và hoạt động trải nghiệm sinh thái ở xã Tân Thuận ông, Tân Thuận Tây, Hòa An và Tịnh Thới. ẩy mạnh việc đầu tư, nâng cấp các điểm du lịch hiện đang hoạt động; khuyến khích và vận động nhà vườn góp vốn đầu tư cải tạo cảnh quan, mở thêm các dịch vụ, hoạt động trải nghiệm tại điểm.
Tổ chức nhiều hoạt động tại Lễ giỗ ông bà Đỗ Công Tường lần thứ 200
Tưởng nhớ công đức của ông bà Đỗ Công Tường đối với nhân dân và vùng đất Cao Lãnh, UBND TP Cao Lãnh vừa có kế hoạch tổ chức Lễ giỗ ông, bà Đỗ Công Tường lần thứ 200 với nhiều hoạt động phong phú.
Thời gian tổ chức lễ giỗ từ 27 đến 31-7-2020 (mùng 7 đến 11 tháng 6 âm lịch), tại Khu di tích quốc gia Đền thờ ông bà Đỗ Công Tường. Phần lễ diễn ra vào ngày 28-7 với Lễ Nghinh sắc, Lễ Cáo hoàng thiên, biểu diễn múa lân, ca cảnh cải lương, trống khai hội, dâng hương... Phần hội gồm hội thi làm bánh dân gian, chương trình hát bội, giải cờ tướng, hội diễn lân, hội thi chọi chim nghệ thuật, không gian văn hóa "Góc quê" (biểu diễn thư pháp, tái hiện chợ Vườn Quýt, trang trí công cụ nông nghiệp xưa...).
ồng thời, thành phố tổ chức khai thác du lịch văn hóa lịch sử, du lịch tín ngưỡng tâm linh thông qua việc đầu tư nâng cấp quy mô tổ chức lễ hội xuân, lễ giỗ ông bà ỗ Công Tường. Tổ chức các sự kiện, hoạt động xúc tiến du lịch, kết nối các công ty lữ hành xây dựng tour, tuyến điểm tham quan các đình chùa, di tích lịch sử văn hóa. Xây dựng điểm đến tham quan và trải nghiệm cho du khách, như: nghề truyền thống đan mê bồ xã Mỹ Trà, làng bánh xèo, phố đi bộ với nhiều hoạt động vui chơi giải trí về đêm. Kêu gọi và tạo điều kiện cho nhà đầu tư xây dựng các dự án du lịch, khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư các cơ sở lưu trú.
Du lịch Cao Lãnh tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền quảng bá trên các phương tiện thông tin đại chúng; vận hành ứng dụng du lịch địa phương trên điện thoại thông minh... Song song với đó là đẩy mạnh công tác phát triển và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch thông qua các hoạt động: hỗ trợ cho các cá nhân, tổ chức phát triển sản phẩm khởi nghiệp mang tính đặc thù của địa phương; hỗ trợ nhà vườn về kỹ thuật canh tác đảm bảo chất lượng sản phẩm an toàn; duy trì phối hợp TP Hội An, tỉnh Quảng Nam tổ chức, tham gia các hoạt động sự kiện, lễ hội về văn hóa, du lịch, thương mại tổ chức hàng năm tại hai địa phương nhằm giới thiệu, quảng bá rộng rãi hình ảnh và nét đẹp văn hóa của hai thành phố, liên kết hỗ trợ phát triển kinh tế du lịch - dịch vụ của hai địa phương.
Tên gọi Sa Đéc có nghĩa gì? Sa Đéc có thể là chợ sắt/chợ bán sắt theo tiếng Khmer, hoặc tên một vị nữ thủy thần của người Chân Lạp, thường được người dân trong vùng thờ trên sông, hoặc tên một vị thần được thờ ở nhiều nơi. Sa Đéc hiện là thành phố trực thuộc tỉnh Đồng Tháp. Ngoài Sa Đéc, tỉnh này còn có TP Cao Lãnh...