Chuyện ông chủ trang trại qua đêm tại… chuồng heo
Nuôi heo nhàn, có thể đúng với ai đó, còn với anh Nguyễn Duy Tuấn (Hoà Khương, huyện Hoà Vang, Đà Nẵng) nếu những con heo nái đến thời kỳ chuyển dạ vẫn đủng đỉnh chưa chịu đẻ thì ông chủ trang trại này phải qua đêm tại chuồng heo.
Tốt nghiệp đại học Kinh tế, thay vì ở lại thành phố với công việc phù hợp chuyên môn, anh Nguyễn Duy Tuấn lại quyết định về quê nhà làm việc. Trong 3 năm làm Phó bí thư đoàn thanh niên xã, anh Tuấn luôn nghĩ đến những mô hình kinh tế, sản xuất cho thu nhập cao và ổn định mà thanh niên có thể triển khai ngay trên chính quê hương mình.
Năm 2011, sau khi rời khỏi vị trí cán bộ đoàn, anh Tuấn đã mạnh dạn đầu tư hệ thống chuồng trại khép kín để nuôi heo. Anh nhập con giống từ nước ngoài về để nuôi. Hiện tại, sau 5 năm, anh Tuấn có thể tự hào bản thân là thanh niên triệu phú và tiêu biểu đạt giải thưởng Lương Đình Của năm 2015 dành cho nông dân trẻ duy nhất tại Đà Nẵng.
Do trong chuồng của anh Tuấn có hơn 20 con heo nái nhập ngoại đắt tiền nên mỗi năm, anh Tuấn ngủ trong chuồng heo không dưới 60 đêm. Vì vậy, việc anh ngủ trong chuồng heo đã trở thành điều hết sức bình thường với mọi người trong gia đình.
Chuồng heo được anh Tuấn thiết kế kín nhưng thông thoáng và không hề tối. Các cửa sổ bằng kính sẽ giúp ánh sáng tự nhiên trong chuồng luôn đảm bảo vào ban ngày mà không cần dùng tới hệ thống đèn điện. Bên cạnh đó, hệ thống quạt gió, kết hợp với hệ thống bóng đèn và dàn mát tạo môi trường thoáng mát cho chuồng heo.
Toàn bộ chuồng heo được anh Tuấn làm bằng thép chắc chắn và có hệ thống nước uống tự động. Mỗi khi khát nước, heo tự tìm đến uống nước. Nhờ đó, anh Tuấn có thể giảm rất nhiều công chăm sóc. Mỗi ngày, anh Tuấn chỉ mất vài giờ để cho heo ăn, vệ sinh chuồng trại và theo dõi tình trạng sức khỏe của đàn heo.
Nguyễn Duy Tuấn bên trại heo nhập ngoại. Ảnh: NNVN
Theo Danviet
Video đang HOT
Nuôi bạch mã lên đời đại gia: Bán ngựa mua ôtô tiền tỷ
Nghề chăn nuôi và chế biến các sản phẩm từ ngựa của xã Dương Thành (Phú Bình - Thái Nguyên) có từ những năm 80 của thế kỷ trước. Gần đây, người dân chủ yếu nuôi, buôn bán ngựa bạch và không ít người đã giàu lên nhờ nghề này.
Làng Phẩm, xã Dương Thành được công nhận là làng nghề tuyền thống của tỉnh Thái Nguyên từ năm 2014. Làng Phẩm từ xa xưa là làng thuần nông, cuộc sống nhiều khó khăn, người dân nuôi ngựa để cày, bừa cung cấp sức kéo, dùng làm thực phẩm và không phân biệt ngựa trắng hay xám, đen...
Nghề nuôi ngựa bạch manh nha phát triển từ khoảng những năm 1996-1997 khi được đánh giá có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe, có giá trị cao về mặt y học. Tuy nhiên, chỉ gần chục năm nay, nhiều hộ dân làng Phẩm mới giàu lên nhờ nghề nuôi ngựa bạch (hay còn gọi bạch mã) thuần chủng.
Hàng chục hộ đã xây được nhà cao tầng trị giá hàng tỷ đồng, có hộ còn sắm ô tô giá trị trên dưới 1 tỷ đồng.
Hợp tác xã Chăn nuôi ngựa bạch được thành lập năm 2011 gồm 48 hộ dân do anh Dương Văn Huyên làm chủ nhiệm. Anh Huyên (người trong ảnh) cho biết trước đây việc chăn nuôi ở làng Phẩm là tự phát, HTX sau khi thành lập đã phối hợp với các tổ chức chuyên nghành mở nhiều lớp bồi dưỡng, nâng cao kiến thức chăn nuôi để tăng hiệu quả kinh tế cao hơn.
Vợ chồng chị Nguyễn Thị Nguyên nuôi, chế biến các thực phẩm từ ngựa bạch từ hàng chục năm nay. Chị Nhiên cho biết giá thành ngựa bạch cao hơn các loại ngựa khác, ngựa đủ tiêu chuẩn nấu cao (tối thiểu đủ 36 tháng tuổi) có giá từ 50 đến 80 triệu đồng, trong khi ngựa thường chỉ có giá khoảng 20 triệu đồng/kg.
Gia đình chị Nguyên không chỉ nuôi mà còn kiêm luôn nghề nấu cao, chế biến các loại thực phẩm từ ngựa bạch. Giò ngựa bạch được coi là đặc sản có giá gần 300 ngàn đồng/kg được trữ trong tủ bảo quản thực phẩm đông lạnh. Chị Nguyên cung cấp thịt, giò ngựa bạch cho nhiều nhà hàng, khách sạn ở TP Thái Nguyên và cả Hà Nội.
Một số gia đình ở làng Phẩm còn có cả kho trữ đông lạnh có thể trữ đông hàng tấn, xương ngựa bạch dùng nấu cao.
Năm 2015, vợ chồng chị Nguyên đã xây được ngôi nhà cao tầng khang trang với hệ thống cây cảnh quý.
Chiếc ô tô có giá 700 triệu đồng của vợ chồng chị Nhiên cũng được mua từ nghề chăn nuôi ngựa bạch. Có 3 hộ thuộc HTX chăn nuôi ngựa bạch làng Phẩm đã sắm được ô tô. Ngựa bạch hiện nay thường được mua từ tỉnh Cao Bằng và một phần nhập khẩu từ Trung Quốc.
Chị Dương Thi Cúc hiện đang nuôi 5 con ngựa bạch, mỗi năm gia đình chị mua vào, bán ra hơn chục con, thu nhập từ 150 đến 200 triệu một năm. Điểm đặc biệt là hầu hết ngựa bạch ở làng Phẩm không chăn thả mà chỉ nuôi trong chuồng.
Toàn bộ ruộng lúa của gia đình chị Cúc đã chuyển đổi sang trồng cỏ để làm thức ăn cho ngựa bạch. Cũng nhờ chăn nuôi ngựa bạch mà vợ chồng chị đã có tiền đầu tư xây dựng được thêm khu chuống trại nuôi 5 con lợn nái.
Vừa cho ngựa ăn, ông Dương Quang Bách (72 tuổi), Phó chủ nhiệm HTX, hiện có đàn ngựa 5 con trong đó có 1 con ngựa kim, cho biết ngựa bạch rất dễ nhầm với ngựa kim (có giá trị thấp hơn) vì đều có màu trắng. Điểm chung là thức ăn của cả 2 loại ngựa này đều đơn giản là ngô, sắn, cỏ... có sẵn tại địa phương.
Ông Bách cho biết, việc quan trọng trong chăn nuôi ngựa bạch là khâu chọn giống, phải phân biệt được ngựa bạch với ngựa kim (ngựa trắng), ngoài lông da toàn thân màu trắng hồng, mũi, miệng, hậu môn và bộ phận sinh dục màu hồng đỏ, 4 chân có móng màu trắng ngà.
Một đặc điểm rất quan trọng để nhận biết ngựa bạch là đôi mắt đặc biệt. Mắt ngựa bạch phải có màu trắng, con ngươi phải đỏ rực lên khi gặp ảnh đèn khi trời tối, ông Bách trao đổi thêm kinh nghiệm.
Theo Lê Anh Dũng (VietNamNet)
Dùng mồ hôi "tưới ướt" đất hoang, biến đất cằn thành quả ngọt Dùng mồ hôi "tưới ướt" đất hoang, anh nông dân Nguyễn Văn Khéo (55 tuổi, trú tại xã Hồng Minh, huyện Phú Xuyên (Hà Nội) đã biến đất cằn thành quả ngọt, đem lại cuộc sống sung túc cho gia đình và nhiều bà con trong xã. Không cho đất nghỉ Anh Khéo cho biết: "Tôi vốn xuất thân trong một gia đình...